Về lí luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 113)

1. Kết luận

1.1.Về lí luận

Giáo dục phòng, chống TNXH cho HS là công việc vô cùng khó khăn và phức tạp mà các trường THCS phải thực hiện để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện.

Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về GDPCTNXH cho HS và quản lý công tác GDPCTNXH cho HS ở các trường THCS như: khái niệm, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, các LLGD trong và ngoài nhà trường, các điều kiện hỗ trợ thực hiện công tác GDPCTNXH cho HS … Về hoạt động quản lý, đã khái quát được những vấn đề then chốt quan trọng như: nội dung, phương thức quản lý công tác GDPCTNXH cho HS để nâng cao chất lượng GDPCTNXH cho HS, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hoạc sinh toàn diện trong giai đoạn hiện nay.

1.2. Về thực tiễn

Luận văn đã khái quát được những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội và tình hình phát triển giáo dục bậc THCS của huyện nhà; đã dành nhiều thời gian khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng công tác GDPCTNXH cho HS và hoạt động quản lý công tác GDPCTNXH cho HS của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện để rút ra những kết luận, những mặt mạnh và mặt hạn chế, xác định được những nguyên nhân và khắc phục mặt hạn chế, ảnh hưởng đến kết quả QL công tác GDPCTNXH cho học sinh trường THCS.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Hầu hết CBQL đã nhận thức được tầm quan trọng, chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện phối hợp với các

hạn chế cần khắc phục, đó là: Công tác GDPCTNXH cho HS chưa được tổ chức một cách khoa học, chặt chẽ; một số nội dung chính của GDPCTNXH chưa được thực hiện thường xuyên; một số hiệu trưởng nhà trường chưa chặt chẽ trong quản lý lập và tổ chức, điều hành thực hiện kế hoạch công tác GDPCTNXH; việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ và không thường xuyên; CSVC, kinh phí hoạt động còn hạn chế; chế độ hỗ trợ cho GV làm công tác GDPCTNXH chưa được quan tâm thực hiện thỏa đáng; công tác sơ kết, tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDPCTNXH ở các trường THCS chưa được chú trọng;… Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới biện pháp quản lý công tác GDPCTNXH cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay.

1.3. Kết quả nghiên cứu

Luận văn đã đề xuất 7 biện pháp QLGDPCTNXH cho học sinh. Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối nhưng vẫn gắn với các biện pháp còn lại tạo nên một chỉnh thể phối hợp phụ thuộc lẫn nhau. 7 biện pháp được đề xuất trong luận văn, qua khảo sát đều có tính hợp lý và khả thi cao, bước đầu áp dụng một biện pháp trong hoạt động giáo dục của trường THCS, huyện Tuy Phước đạt kết quả. Kết quả cho thấy luận văn đã bám sát được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra và khẳng định được giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Khuyến nghị

Dựa trên thực tiễn công tác GDPCTNXH và QL công tác GDPCTNXH cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tuy Phước, để có điều kiện thực hiện tốt các biện pháp đã đề xuất ở trên một cách có hiệu quả cao nhất, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định

Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tăng cường hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học phục vụ công tác GDPCTNXH cho HS.

Quan tâm trang bị cho cán bộ QLGD những kiến thức cần thiết về quản lý, đặc biệt là QL công tác GDPCTNXH cho học sinh trường THCS; định kỳ tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ GV tham gia công tác GDPCTNXH cho học sinh; tổ chức hội thảo, các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm về công tác GDPCTNXH giữa các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ đối với đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDPCTNXH cho học sinh trên địa bàn tỉnh; đồng thời, quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt chế độ hỗ trợ đối với đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDPCTNXH cho học sinh.

Trong các văn bản chỉ đạo, kế hoạch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học đối với các trường THCS cần triển khai nhiệm vụ GDPCTNXH cho HS; đồng thời, đưa đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu công tác GDPCTNXH vào trong nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của ngành.

Hướng dẫn, chỉ đạo các trường THCS trong tỉnh Bình Định thống nhất về chương trình nội dung, phương pháp QL công tác GDPCTNXH cho HS.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Phước

Quan tâm chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý công tác GDPCTNXH cho học sinh, phải xem đây là một trong những tiêu chí để thực hiện phong trào thi đua xây dựng chiến lược giáo dục của nhà trường; triển khai các giải pháp hạn chế học sinh bỏ học; đồng thời, thực hiện tốt chế độ, chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ CBQL, GV làm công tác GDPCTNXH cho học sinh.

phục những tồn tại của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GDPCTNXH. Cuối học kỳ, cuối năm học cần tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm rút kinh nghiệm những tồn tại; đồng thời, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác GDPCTNXH cho HS; qua đó, nhân rộng những mô hình, những hoạt động hiệu quả.

Tham mưu, đề xuất UBND huyện quan tâm hỗ trợ ngân sách đầu tư xây dựng CSVC, các trang thiết bị để đảm bảo phục vụ tốt hoạt động dạy và học của các trường THCS trên địa bàn.

2.3. Đối với UBND huyện Tuy Phước, UBND các xã, thị trấn

Cần tham mưu cấp ủy Đảng cùng cấp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT, trong đó có GDPCTNXH cho học sinh; lãnh đạo Mặt trận, hội, đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong địa bàn về chấp hành pháp luật, thực hiện lối sống văn hóa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, về tầm quan trọng của công tác GDPCTNXH cho HS trong giai đoạn hiện nay; đồng thời, quan tâm thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phối hợp chặt chẽ với nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục học sinh.

Tăng cường quản lý tốt tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn, nhất là an ninh nông thôn nhằm hạn chế tối đa các TNXH, đặc biệt, cần tăng cường công tác QL nhà nước đối với các sản phẩm văn hóa, hoạt động của các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa có điều kiện; kiểm tra, giải tỏa, hạn chế các hàng quán tạp hóa, bán đồ ăn vặt chung quanh trường học hoặc trên địa bàn nếu thấy có biểu hiện phức tạp về an ninh, trật tự.

Tăng cường chỉ đạo ngành GD&ĐT triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu học sinh bỏ học; quản lý, giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn, đặc biệt

là các đối tượng bỏ học, chưa có việc làm ổn định để hạn chế khả năng học sinh bị lôi kéo vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật, sa vào các TNXH.

Có chủ trương hợp lý tạo điều kiện cho các nhà trường phát huy công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động các nguồn lực hỗ trợ cho công tác GDPCTNXH.

2.4. Đối với các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Tuy Phước

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho HS, CBQL, GV và các lực lượng xã hội về tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác GDPCTNXH cho học sinh ở trường mình.

Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo phòng, chống TNXH cho HS xây dựng kế hoạch công tác GDPCTNXH cho HS với mục tiêu, nội dung GDPCTNXH sát với đặc điểm tình hình của nhà trường; đảm bảo các nội dung, chương trình của công tác GDPCTNXH cho HS được tổ chức thực hiện đầy đủ và chất lượng; chỉ đạo TPT Đội, GVCN và các bộ phận cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch công tác GDPCTNXH cho HS theo trách nhiệm và các đầu việc được phân công.

Đa dạng hóa các loại hình hoạt động GDPCTNXH; phải phối kết hợp, lồng ghép giữa dạy học trên lớp với các HĐGDNGLL nhằm hình thành nhân cách và phát huy tính chủ động, tích cực tham gia của học sinh.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và kỹ năng tổ chức công tác GDPCTNXH cho GV trong trường; kết hợp với giao lưu học hỏi kinh nghiệm.

Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất giữa giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong QL công tác GDPCTNXH cho HS, không tuyệt đối hóa vai trò của chủ thể nào. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình HS, với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn

để tăng cường CSVC và có nguồn kinh phí phục vụ cho sự nghiệp GD&ĐT và công tác GDPCTNXH. Bố trí ngân sách hợp lý đẩm bảo cho việc thực hiện các vội dung công tác GDPCTNXH và chi bồi dưỡng cho đội ngũ GV trực tiếp làm công tác GDPCTNXH cho học sinh.

Chú trọng thực hiện thường xuyên, liệc tục việc KTGS, ĐG gắn với đổi mới công tác thi đua; chú trọng tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện công tác GDPCTNXH.

Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các hoạt động GDPCTNXH cho HS của nhà trường, nhất là quan tâm thực hiện chế độ bồi dưỡng cho đội ngũ GV làm công tác GDPCTNXH

2.5. Đối với gia đình học sinh

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con, cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn, nắm bắt được tâm lý, tâm tư, tình cảm của con; thường xuyên động viên, chia sẻ những vui, buồn với con; cho con trẻ cảm nhận được gia đình thực sự là chỗ dựa vững chắc, là tổ ấm tình thương. Cha mẹ luôn tấm gương sáng để con cái noi theo với hành xử đúng chuẩn mực đạo đức xã hội, hòa thuận, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau;… Từ đó, giúp con em tránh xa TNXH, rèn luyện trong học tập và phát triển toàn diện nhân cách.

Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, nhất là GVCN để thống nhất nội dung, biện pháp giáo dục con em trong đó có GDPCTNXH.

2.6. Đối với học sinh

Nhận thức rõ ràng mức độ nguy hại của các TNXH đối với bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phòng, tránh; đồng thời, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân; tích cực tham gia công tác GDPCTNXH của lớp, trường và do địa phương tổ chức, phát động./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ban Bí thư (2016), Kết luận số 05-KL/TW ngày 15/7/2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị khóa

X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

[2] Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày

04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế

thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

[3] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Mai Lan (2013), Bạo lực học đường Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa. [4] Bộ Chính trị khóa X (2010), Chỉ thị số 48- CT / TW ngày 22/10/2010 về

tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới;

[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Chỉ thị số 1357 /CT - BGDĐT về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho HS, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

[6] Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư 12/2011/TT - BGDĐT về Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông

[7] Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa

[8] Bộ GD&ĐT (2017), Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

[9] Bộ GD&ĐT (2018), Quyết định số 1236/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2020”

[10] Bộ GD&ĐT (2018), Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 phê duyệt Đề án "Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong HSSV đến năm 2020"

[11] Đặng Quốc Bảo (2000), Quản lý Giáo dục – Quản lý nhà trường: Một số hướng tiếp cận, Trường Cán bộ quản lý giáo dục đào tạo, Hà Nội [12] Chính phủ (2012), Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định

về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường

[13] Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[14] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Thàng (2001), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội

[15] Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

[16] Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và quản lý trường học, Viện khoa học Giáo dục, Hà Nội.

[17] Trần Nhâm (1994), Công ước của Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[18] Trần Thị Tuyết Oanh, Phạm khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Trang Định, (2007), Giáo trình Giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm

[19] "Những nguyên lý quản lý theo khoa học” (Principles of scientific management), năm 1911) - Trường Quản lý cán bộ giáo dục TW2 (2002), Giáo trình quản lý GD&ĐT, Hà Nội.

[20] Nguyễn Tuyết Phương (2015), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa tệ nạn xã hội cho học sinh các trường THPT thành phố PleiKu, tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sỹ Giáo dục học, Đại học Đà Nẵng

[21] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009,2014), Nxb Chính trị quốc gia.

[22] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2014), Nxb Tư pháp.

[23] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật năm 2015 và sửa đổi năm 2017), Nxb Chính trị quốc gia sự thật.

[24] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính, Nxb Chính trị quốc gia.

[25] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật phòng chống ma túy (đã được sửa đổi bổ sung năm 2008), Nxb Lao động.

[26] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Pháp lệnh phòng, chống mại dâmvà các văn bản mới nhất hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia.

[27] Trần Quốc Thành (2003), Khoa học quản lý đại cương, Hà Nội.

[28] Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27/6/2011về Phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

[29] Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 14/4/2016 về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030

[30] Thủ tướng Chính phủ (2013), Chỉ thị số 22/2013/CT-TTg ngày 15/10/2013 về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phòng chống mại dâm trong tình hình hiện nay.

[31] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 về phê duyệt đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020.

[32] Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

[33] Lê Thế Tiệm (1992-1995), Đề tàiLuận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và khắc phục các tệ nạn xã hội” mã số KX 04.14, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Nội vụ.

[34] Lê Thế Tiệm và Phạm Thị Phả (1994), TNXH ở Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

[35] Từ điển Bách khoa Công an nhân dân (2000), Nxb công an nhân dân, Hà Nội

[36] Từ điển Tiếng Việt, ( 2009) Nxb Thanh Niên

[37] Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học,Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 113)