Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho thuỷ sản (cá da trơn) Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế (Trang 25 - 26)

III. Những thách thức với Việt Nam khi thị trờng Mỹ không còn

4Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm

Trớc năm 1997, nhập khẩu cá da trơn vào Mỹ là từ Brasil, với mức kỉ lục đạt 8.2 triệu pound năm 1996, tơng đơng với mức nhập khẩu năm 2000.

Từ năm 1997 đến nay, sản phẩm cá basa của Việt Nam chiếm phần lớn khối lợng nhập khẩu vào thị trờng Mỹ. Sản phẩm chính là cá phi lê đông lạnh, khoảng 14-16 triệu pound năm 2001. Tuy nhiên, thị phần cá da trơn Việt Nam 2001 vẫn thấp hơn nhiều so với lợng cá nhập khẩu từ Brasil năm 1996 (chiếm 6.7% thị phần).Mặc dù đang gia tăng những đây chỉ là một con số rất khiếm tốn, không thể làm ảnh hởng tới giá của cá da trơn trên thị trờng Mỹ.

Vậy đâu là nguyên nhân chính tới dẫn tới hiện tợng làm giảm giá cá nheo nuôi trên thị trờng Mỹ?

Thứ nhất, thức ăn chiếm phần lớn chi phí nuôi cá nheo, trong đó bột ngô và bột đậu nành là hai thành phần chính để sản xuất thức ăn. Trong những năm gần đây, giá của hai loại bột này bị giảm mạnh làm cho giá nguyên liệu giảm, giá thành cá thành phẩm vì thế cũng giảm.

Thứ hai, lợng cung cấp giống cá tăng do diện tích nuôi đã tăng từ 147.100 mẫu (năm 1995) lên 185.700 mẫu nh hiện nay, tập trung chủ yếu ở bốn bang miền nam, chiếm 90 % sản lợng cá nheo nuôi ở Mỹ, đó là những bang Mississipi, Alabama, Arkanssass và Louisiana. Do đó, giá cá giống giảm và chi phí giảm theo. Thứ ba, số lợng cá thơng phẩm cha thu hoạch đầu tháng 7/2001 là 370.000.000 con, tăng 30% so với cùng kì. Số lợng cá bột, cá giống khoảng 2.6 tỷ con, tăng lên 1%. Điều đó cũng làm cho xu hớng giảm giá thành phẩm cũng rõ rệt.

Thứ t, giá của sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá nheo nuôi là thịt gà giảm mạnh do giá thức ăn giảm và sản lợng tăng. Giá thịt gà trung bình năm 2001 là 33 cent/1 pound, giảm 6cent/pound so với giá trung bình các năm 1993 đến 1998 và giảm 1 cent so với giá trung bình các tháng đầu năm nay. Do đó, để cạnh tranh đợc với mặt hàng này, giá cá nheo buộc phải giảm, nếu không, sản lợng cá tiêu thụ trên thị trờng Mỹ chắc chắn sẽ giảm sút.

Nh vậy có thể kết luận rằng, việc tăng nhập khẩu cá da trơn Việt Nam không phải là nguyên nhân giảm giá bán và lợng tiêu thụ sản phẩm cá nheo nuôi nội địa của Mỹ. Trên thực tế, sản lợng cá da trơn Việt Nam nhập khẩu vào thị trờng Mỹ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Giá giảm chỉ là một hiện tợng kinh tế, là diễn biễn bình thờng theo chu kì phát triển, do các nguyên nhân của sản xuất và tiêu thụ của chính thị trờng Mỹ gây ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số kiến nghị về thương hiệu và giải pháp cho thuỷ sản (cá da trơn) Việt Nam trên thị trường Mỹ và thị trường quốc tế (Trang 25 - 26)