Tình hình văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội

Trong giai đoạn 2018-2020, lĩnh vực văn hóa, xã hội của huyện An Lão có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội,

chăm lo các gia đình CS, ngƣời có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa thƣờng xuyên đƣợc củng cố và nâng cao chất lƣợng; công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững.

2.1.3.1. Dân số, lao động, việc làm

Dân cƣ phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2020 là 47 ngƣời/km2. Trong đó dân cƣ nông thôn năm 2020 chiếm 83,58%, dân cƣ thành thị 16,42%.

Bảng 2.2: Cơ cấu và mật độ dân số huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Năm Dân số trung bình

(ngƣời)

Theo giới tính Theo khu vực Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2018 27.695 13.781 13.914 4.153 23.313 40 2019 27.837 13.770 14.067 4.120 23.717 40 2020 32.446 14.234 18.212 5.327 27.119 47

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện An Lão

Phần lớn dân cƣ tập trung ở khu vực nông thôn với 27.119 ngƣời, chiếm 83,58% tổng dân số huyện. Dân số đô thị tập trung ở khu vực thị trấn An Lão. Mức độ đô thị hoá của huyện thấp, quá trình đô thị hóa mới chỉ bắt đầu trong vài năm gần đây.

Cơ cấu lao động tham gia vào các ngành kinh tế quốc dân đã có sự chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông lâm nghiệp, tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp và dịch vụ, tăng tỷ lệ lao động thành thị, giảm tỷ lệ lao động nông thôn. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và theo địa bàn đều còn chậm, số lao động chƣa có việc làm còn cao.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành sử dụng lao động huyện An Lão giai đoạn 2018-2020

Nội dung 2018 2019 2020

Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %

Tổng số lao động 19.663 100 20.373 100 21.102 100

1. Công nghiệp, xây dựng,

giao thông vận tải 2.260 11,5 3.482 17,1 4.767 22,6 2. Nông, lâm nghiệp, thủy sản 12.856 65,4 10.778 52,9 10.006 47,4 3. Thƣơng mại, dịch vụ, du

lịch 3.243 16,5 4.788 23,5 5.000 23,7

4. Hành chính sự nghiệp,

Đảng, Đoàn thể 1.304 6,6 1.325 6,5 1.329 6,3

Nguồn: Phòng LĐTBXH huyện An Lão

Nhìn chung nguồn lao động của huyện tƣơng đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển KTXH. Tuy nhiên, lực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, số lao động đƣợc giải quyết việc làm chủ yếu là lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp nên thu nhập thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, trong tƣơng lai cần có hƣớng đào tạo nghề cho ngƣời lao động nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu lao động trong các ngành kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động.

2.1.3.2. Giáo dục và đ o tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện luôn nhận đƣợc sự tập trung lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự ủng hộ, phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong huyện. Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học đề ra.

Mạng lƣới trƣờng, lớp tiếp tục đƣợc củng cố, phát triển. Theo số liệu thống kê cuối năm 2020, toàn huyện hiện có 25 trƣờng (mầm non - mẫu giáo:10 trƣờng, tiểu học: 11 trƣờng, trung học cơ sở: 4 trƣờng). Theo số liệu

thống kê của huyện năm 2020, các cấp học huy động đƣợc tổng số học sinh là 6.487 em/ 185 nhóm, lớp; Cơ sở vật chất trƣờng lớp học đƣợc tăng cƣờng đầu tƣ, phòng học kiên cố chiếm 93%, bán kiên cố chiếm 7%; Toàn huyện hiện có 02/04 trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia.

Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ đƣợc UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 3. Chất lƣợng giáo dục luôn ổn định và từng bƣớc đƣợc nâng lên so với cùng kỳ; kết quả xét hoàn thành Chƣơng trình giáo dục mầm non trẻ 05 tuổi, hoàn thành chƣơng trình Tiểu học, xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 100%.

Công tác bồi dƣỡng đội ngũ nhà giáo đƣợc chú trọng đ ng mức, xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo.

2.1.3.3. Y tế

Ngành y tế huyện ngày đƣợc nâng cao về chất lƣợng, hiện nay huyện có 10/10 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Tình hình khám, chữa bệnh cho nhân dân cũng ngày một cải thiện hơn do huyện tập trung đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho các cơ sở y tế của địa phƣơng. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác quản lý của huyện đối với các cơ sở y tế còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng thu, chi tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)