Tỷ lệnguy cơtrầm cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét nguy cơ trầm cảm sau sinh ở cácbà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 59 - 96)

4.1.1. Một số đặc điểm của bà mẹ

- Về độ tuổi của bà mẹ:

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1, nhóm bà mẹ 25- <35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 55,8%, tiếp theo là nhóm <25 tuổi chiếm 27,7%, nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm >=35 tuổi chiếm 16,5%. Kết quả này cho thấy phần lớn các bà mẹ đều ở trong độ tuổi sinh đẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả ghi nhận được trong nghiên cứu của Hoàng Thị Oanh tại Hải Phòng năm 2015 với độ tuổi từ 25-35 tuổi chiếm 82,4%[26]. Sự khác biệt này có thể là do cách tiến hành lựa chọn cỡ mẫu và tiêu chuẩn chọn mẫu của 2 nghiên cứu là không giống nhau.

- Về trình độ học vấn, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế:

Từ các biểu đồ 3.2, 3.3 và 3.4 là kết quả về học vấn, nghề nghiệp và điều kiện kinh tế của đối tượng nghiên cứu. Nhóm mẹ có trình độ học vấn trung học phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất là 44,6%, sau đó là trình độ học vấn cao đẳng/ đại học chiếm 29,6%, trung học cơ sở 21,0% ,nhóm mẹ có học vấn sau đại học 2,6% và đối tượng có trình độ học vấn tiểu học chiếm tỉ lệ thấp nhất là 2,2%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh và cộng sự nghiên cứu ở Bệnh viện Nhi đồng I năm 2010 là có 77,1% bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống [13]. Sự khác biệt này hoàn toàn phù hợp với thực tế, bởi vì, trong khoảng thời gian 9

năm, kể từ nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh đến nghiên cứu của chúng tôi, Việt Nam nói chung đã có những bước tiến đáng kể về kinh tế, chính trị xã hội, văn hóa và trong đó có phát triển giáo dục. Nỗ lực cải tiến chất lượng giáo dục và nâng cao dân trí cho tất cả người dân đã giúp làm tăng tỉ lệ phổ cập giáo dục ở các bậc học. Nhưng kết quả này lại thấp hơn so với kết quả được tìm thấy của Hoàng Thị Oanh về tỉ lệ có trình độ cao đẳng/ đại học và trên đại học là 66,7%[26] và cũng thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai cùng cộng sự là 54,5% bà mẹ có trình độ học vấn trên trung học phổ thông[11]. Giải thích về sự khác biệt này, chúng tôi nhận thấy là do sự khác nhau về thời điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành nghiên cứu. Một lý do nữa có thể là do xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các công ty, cơ quan, xí nghiệp chỉ yêu cầu trình độ trung học phổ thông nên thường đối tượng nghiên cứu chủ yếu xin đi làm ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Hơn nữa, một tỷ lệ không nhỏ tình trạng thực tế sau khi tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học vẫn không có cơ hội việc làm phù hợp chuyên ngành đã được đào tạo.

Tỷ lệ bà mẹ làm công nhân chiếm cao nhất 54,3%, tỉ lệ này cao hơn kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh là 27,1%[13], cao hơn của Hoàng Thị Oanh là 32,4%[26] , và cũng cao hơn của Nguyễn Thị Như Mai là 39,7%[11]. Các nghề như tự do chiếm 21,3%, nội trợ 10,9%, viên chức 9,4%, nông dân 3,4% và đối tượng là sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất là 0,7%. Chúng tôi cho rằng kết quả này hoàn toàn hợp lý, vì trong vài năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ, chủ động mở cửa để hội nhập quốc tế, Việt Nam đang trở thành lựa chọn lý tưởng của các đối tác nước ngoài đến đầu tư, đặt trụ sở công ty, nhà máy để kinh doanh sản xuất, chính điều này đã thu hút hàng nghìn nhân lực đến làm việc cho các khu công nghiệp.

Chủ yếu các bà mẹ có hoàn cảnh kinh tế gia đình không khó khăn chiếm 67,4%. Chúng tôi nhận thấy, kết quả mà chúng tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam là nước đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, rất nhiều các công ty, nhà máy, xí nghiệp thu hút hàng nghìn lao động mỗi năm, chỉ yêu cầu trình độ văn hóa trung học phổ thông và trả mức lương khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng hàng tháng. Với mức thu nhập này, các gia đình là công nhân hoàn toàn có khả năng kinh tế tốt hơn trước rất nhiều.

- Phân bố theo địa dư và hoàn cảnh sống:

Ở biểu đồ 3.5 và 3.6 của chúng tôi, kết quả cho thấy: việc phân bố của các đối tượng sống ở thành thị và nông thôn là tương đương nhau, trong đó tỉ lệ bà mẹ sống ở các vùng nông thôn là 49,8%. Kết quả này cao hơn kết quả đã được báo cáo trong một nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thị Như Mai và cộng sự cho tỉ lệ 42,7%[11]. Và cao hơn kết quả được báo cáo trong nghiên cứu của Lương Bạch Lan và cộng sự năm 2009 với tỉ lệ đối tượng nghiên cứu sống ở ngoại thành là 20,7%[10]. Có lẽ thời điểm và địa bàn nghiên cứu là nguyên nhân của sự khác biệt này.

Trong tổng số 267 đối tượng nghiên cứu, có 62,9% đối tượng được hỏi có sống chung với gia đình chồng, chỉ có 37,1% là sống riêng. Kết quả này cho thấy, việc phải sống chung với gia đình chồng có nhiều thế hệ chính là một khó khăn đối với người phụ nữ, hơn nữa, hiện nay ở một số nơi vẫn còn quan niệm cố hữu về mối quan hệ giữa mẹ chồng- con dâu làm ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn mà người phụ nữ khó chia sẻ cùng chồng.

- Về sự thay đổi ngoại hình:

Kết quả ghi nhận được ở biểu đồ 3.7 cho thấy, có tới 71,5% đối tượng được hỏi cảm thấy ngoại hình của mình thay đổi sau sinh. Kết quả này cao hơn

nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai là 68,1% với cỡ mẫu tương đương là 253[11]. Như vậy, phần lớn phụ nữ sau sinh đều cảm thấy ngoại hình thay đổi so với trước khi sinh. Điều này phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay, khi mà người phụ nữ có điều kiện sống tốt hơn thì họ quan tâm đến ngoại hình nhiều hơn.

4.1.2. Một số đặc điểm của trẻ

Kết quả chúng tôi ghi nhận được ở các biểu đồ từ 3.8 đến 3.11 cho thấy, trẻ được sinh đủ tháng chiếm đa số 75,7 %, chỉ có 24,3% trẻ sinh ra thiếu tháng. Hầu hết trẻ được sinh ra mang giới tính nam, chiếm 60,7%. Trẻ mang giới tính nữ chỉ chiếm 39,3%. Hình thức sinh thường chiếm tỉ lệ cao hơn, đạt 53,9%. Còn lại là hình thức sinh mổ chiếm 46,1%. Kết quả này tương đồng với kết quả đã được báo cáo tại bệnh viện Hùng Vương năm 2009 với tỉ lệ sinh thường là 53,3%[10].

Phần lớn trẻ sinh ra đều có chỉ số cân nặng tốt từ 2500g trở lên, chiếm tỉ lệ 83,5%. Trẻ nặng dưới 2500g chỉ chiếm tỉ lệ 16,5%. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Oanh chúng tôi cũng nhận thấy có kết quả tương đồng khi cân nặng trung bình của trẻ khi sinh ra là 3194,4g[26]. Điều này cho thấy trong quá trình mang thai, phần lớn bà mẹ đã có sức khỏe tốt và dinh dưỡng thai kỳ hợp lý.

Chúng tôi đã ghi nhận được kết quả qua bảng 3.1 như sau: Có 259 bà mẹ sinh một con trong lần sinh này chiếm tỷ lệ cao nhất 97%, thấp hơn là các bà mẹ sinh đôi chiếm 2,2% và thấp nhất là nhóm sinh 3 con trở lên chiếm 0,7%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế với phần lớn là sinh một con.

Qua bảng 3.2, trong tổng số 267 bà mẹ được hỏi thì đối tượng trẻ sau sinh là con thứ 2 trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất 45,3%%, thấp hơn là đối tượng sinh con đầu lòng chiếm 35,2% và thấp nhất là đối tượng trẻ sinh ra là

con thứ 3 trở lên chiếm 19,5%. Tỷ lệ này thấp hơn so với các kết quả đã được báo cáo về tỉ lệ sinh con đầu lòng của các tác giả Phạm Ngọc Thanh 75%[13], Lương Bạch Lan 58,6%[10] và của Hoàng Thị Oanh là 48,1%[26]. Điều này có thể lý giải là do tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu khác nhau nên các kết quả thu được là khác nhau.

Ở biểu đồ 3.12 cho chúng tôi thấy: Phần lớn thời gian trẻ nằm viện dưới 7 ngày chiếm 56,6%, có 34,5% thời gian trẻ nằm viện từ 7 đến 15 ngày, và thời gian trên 15 ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất 9,0%. Điều này có thể giải thích một phần là do trình độ chuyên môn và dịch vụ chăm sóc của các nhân viên y tế tại khoa Sơ Sinh bênh viện Trẻ em Hải Phòng ngày một nâng cao, chuyên nghiệp hơn, kết hợp với hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại đã góp phần rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhi. Bên cạnh đó, những trường hợp rất nặng thường được chuyển ngay lên tuyến trung ương để điều trị tiếp hoặc người nhà xin về.

4.1.3. Tỷ lệ nguy cơ trầm cảm ở bà mẹ sau sinh

Ở bảng 3.3, qua khảo sát bằng thang điểm EPDS, lấy điểm cắt từ 13 điểm trở lên là có nguy cơ trầm cảm sau sinh, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ nguy cơ trầm cảm chung ở bà mẹ sau sinh được phỏng vấn chiếm 23,2%, còn lại 76,8% các bà mẹ không có nguy cơ trầm cảm. Kết quả này tương đương với tỷ lệ xuất hiện trong nghiên cứu của Hoàng Thị Oanh là 21,3% khảo sát trên đối tượng là 108 bà mẹ sau đẻ từ 4 đến 12 tuần, từ 18 tuổi trở lên, sinh đủ tháng và không có biến chứng trong thời kỳ hậu sản tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng năm 2015[26]. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả nhận được ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Mai và cộng sự là 27,3% khảo sát trên 253 bà mẹ sau sinh có con điều trị nội trú tại bệnh viện Saint Paul, Hà Nội năm 2018 [11]. Có lẽ sự khác biệt này là do tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu. Bên cạnh đó, con số này lại cao gấp đôi so với kết quả nhận được

từ nghiên cứu của tác giả Lương Bạch Lan và cộng sự đã điều tra trên 285 sản phụ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương có con gửi dưỡng nhi tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009, ghi nhận được các kết quả là 11,6% [10]. Kết quả này nói lên rằng: theo thời gian, áp lực trong công việc và cuộc sống ngày càng cao khiến tỷ lệ nguy cơ trầm cảm ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của Phạm Ngọc Thanh và cộng sự (2010) tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh là 70,8%[13]. Sự khác biệt này là hoàn toàn phù hợp do đối tượng được chọn trong nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh chỉ đơn thuần là các bà mẹ có con sinh non đang nằm viện nên tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm là cao hơn rất nhiều.

Sự khác biệt về tỷ lệ nguy cơ trần cảm sau sinh có thể do nhiều nguyên nhân. Về khách quan: Trầm cảm sau sinh là một bệnh liên quan nhiều đến yếu tố văn hóa xã hội, phong tục tập quán, các quan điểm giá trị về cuộc sống, do đó, nghiên cứu ở các vùng miền có văn hóa xã hội khác nhau thì sẽ có sự khác biệt về tỉ lệ nguy cơ của bệnh. Về chủ quan: Việc khảo sát dựa vào thang đo trầm cảm EPDS để thu thập số liệu. Chính vì vậy, kết quả phụ thuộc nhiều vào kỹ năng, trình độ đánh giá và kinh nghiệm của từng điều tra viên và suy nghĩ chủ quan của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm được khảo sát. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu chỉ được 1 lần tự đánh giá cảm xúc của mình trong 7 ngày vừa qua, nên, không loại trừ được khả năng có những trường hợp mắc trầm cảm trong thời kỳ mang thai kéo dài đến thời điểm được phỏng vấn sẽ ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Nhìn chung, tỷ lệ nguy cơ TCSS 23,2% là con số khá cao và đáng lo ngại. Điều này có thể giải thích một phần là do tư tưởng của người Việt Nam vẫn coi trầm cảm sau sinh như một bệnh xã hội, do đó, họ ít thừa nhận mình bị trầm cảm và tự đương đầu với những triệu chứng của bệnh. Việc điều trị và

chăm sóc các vấn đề tinh thần và trầm cảm sau sinh ít được quan tâm. Vì vậy, những bà mẹ trên cần được khám sàng lọc thêm bởi chuyên gia tâm thần để được chẩn đoán chính xác và có lời khuyên trong việc điều trị. Ngoài ra, họ cần được hỗ trợ và quan tâm hơn nữa trong việc chăm sóc con, do TCSS làm giảm khả năng tập trung cũng như làm giảm khả năng chăm sóc con tốt. Kết quả trên cũng cho thấy, khi trẻ nằm viện, ngoài việc chăm sóc trẻ, chúng ta còn cần quan tâm hơn nữa đến sức khỏe tâm thần của các bà mẹ.

Kết quả biểu đồ 3.13chỉ ra rằng: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao nhất ở nhóm dưới 25 tuổi chiếm 27,0%, thấp hơn là nhóm từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm 22,8% và thấp nhất ở nhóm từ 35 tuổi trở lên là 18,2%. Như vậy, những bà mẹ càng trẻ tuổi càng có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh. Lý giải kết quả này có thể giải thích một phần là do sự thiếu kinh nghiệm sống và kinh nghiệm chăm con của các bà mẹ trẻ, áp lực phải chăm con sau sinh nên dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng.

Theo biểu đồ 3.14, tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao nhất là nhóm đối tượng sinh viên chiếm 50,0%, thấp hơn là các nhóm ngành nghề nông dân, nội trợ, tự do lần lượt chiếm các tỉ lệ 44,4%, 31%, 24,6% và tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm thấp nhất là ở 2 nhóm công nhân và viên chức đều chiếm 20,0%. Sinh viên là đối tượng vẫn còn đang học tập trong nhà trường, họ dễ bị phân tâm bởi lịch học và thi cử nên việc nuôi con sau sinh là không hề dễ dàng. Hơn nữa, sinh viên là nhóm đối tượng chưa tự làm ra kinh tế hoặc đã có nhưng không đủ trang trải cuộc sống gia đình mới nên hầu như còn bị phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp của bố mẹ họ. Bên cạnh đó, kinh nghiệm lần đầu làm mẹ cũng là vô cùng bỡ ngỡ và khó khăn đối với các bà mẹ là sinh viên. Trong khi đó, nhóm đối tượng ngành nghề là công nhân và viên chức là nhóm có công việc và mức thu nhập ổn định hơn, có chế độ nghỉ sinh theo quy định

Nhà nước mà vẫn hưởng lương nên sẽ tập trung hơn vào việc chăm sóc con. Vì thế, nhóm này chiếm tỉ lệ mắc nguy cơ trầm cảm là thấp nhất.

Bảng 3.4, chúng tôi thấy rằng: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở nông thôn là 24,1% cao hơn một chút so với tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở thành thị là 22,4%. Chúng tôi thiết nghĩ, có thể do ở nông thôn ít hoặc không có các lớp giáo dục tiền sản như ở thành thị nên các bà mẹ nông thôn ít có cơ hội tiếp cận, biết đến những kiến thức, dấu hiệu của bệnh trầm cảm để chủ động đương đầu với các triệu chứng của bệnh. Một lý do nữa có thể được hiểu là do việc phát hiện sớm nguy cơ của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn, khả năng nhận thức, ý thức được hậu quả của bệnh ở các bà mẹ được đưa vào nghiên cứu.

Bảng 3.5cho thấy, tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở người sống với gia đình chồng chiếm 24,4% cao hơn ở người sống riêng là 21,2%. Kết quả này phù hợp với thức tế khi người phụ nữ phải sống chung với gia đình chồng, họ cảm thấy mất tự do và không thực sự thoải mái, dễ có những mâu thuẫn, xung đột với các thành viên khác trong gia đình chồng mà khó chia sẻ được. Đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét nguy cơ trầm cảm sau sinh ở cácbà mẹ có con đang điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện trẻ em hải phòng năm 2019 (Trang 59 - 96)