đẩy triều đình Huế vào một tình thế hết sức khó khăn. Hiệp ước Nhâm Tuất (05.06.1862) và sự kiện ba tỉnh miền Tây thất thủ 06.1867 đã khiến tình hình triều đình Huế vô cùng bất ổn. Những chính sách của triều đình thực hiện ở Nam Kỳ lục tỉnh tỏ ra không có hiệu quả và ngay cả Trung kỳ và Bắc Kỳ cũng đang bị đe dọa bởi thực dân Pháp.
Năm 1883- 1884 cùng với sự kiện triều đình Huế ký kết với Pháp hai bản Hiệp ước Harmand (25.08.1883) và Hiệp ước Patonot (06.06.1884) đã trực tiếp đưa nhân dân Việt Nam vào ách nô lệ của thực dân Pháp. Triều đình Huế trở thành một chính quyền bù nhìn, quyền lực và sự thống trị đã nằm hoàn toàn trong tay Pháp.
Sau khi thiết lập và ổn định bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác, thực hiện những chính sách bóc lột đối với nhân dân trên toàn Việt Nam. Pháp hiểu rõ rằng, nếu muốn đặt vĩnh viễn hệ thống cai trị của người Pháp lên Việt Nam thì phải cho người Việt Nam tiêm nhiễm tư tưởng văn hóa của chúng làm mai một văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam, suy giảm tinh thần đấu tranh thì mới có thể cai trị lâu dài. Hơn ai hết, thực dân Pháp hiểu rõ nếu tấn công trực diện vào Việt Nam, một nước có truyền thống văn hóa lâu đời, thì thất bại là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, Pháp bắt tay từ giáo dục, lấy giáo dục làm công cụ để truyền bá văn hóa, tư tưởng Pháp vào đời sống xã hội của nhân dân Việt Nam nhằm phục vụ cho sự cai trị của chúng.
Về giáo dục:Năm 1886, Pôn Be giữ chứ Tổng sứ Trung- Bắc Kỳ, thực dân
Pháp đã chính thức can thiệp vào nền văn hóa, giáo dục ở Trung Kỳ với mục đích đào tạo ra những người bản xứ phục vụ cho bộ máy cai trị của Pháp, đồng hóa nhân dân, biến họ thành lực lượng phục tùng, truyền bá tư tưởng văn hóa của Pháp. Giai đoạn này, Pôn Be chủ trương làm từ từ sao cho ảnh hưởng của Pháp ngấm dần nhưng liên tục vào xã hội Trung Kỳ. Pôn Be chủ trương không
xóa bỏ nền giáo dục Nho học mà thay vào đó là nền giáo dục của Pháp song song với nền giáo dục Nho học. Trước sự lỗi thời và lạc hậu của chế độ phong kiến triều Nguyễn cùng với chế độ khoa cử, Pháp lợi dụng triệt để, duy trì làm chổ dựa để phát triển giáo dục thực dân trước khi xóa bỏ nó. Mục đích của người Pháp là duy trì nền giáo dục cũ để mua chuộc và tranh thủ sự hợp tác của các trí thức phong kiến.
Với nhận định trên, thực dân Pháp ở Trung Kỳ vẫn cho phép mở các trường Hán học, Nho học chứ không bãi bỏ hoàn toàn, bên cạnh đó cho mở trường mới ở Trung Kỳ. Trường học dạy chữ Hán ở Trung Kỳ vẫn còn tồn tại khắp nơi, trong khi đó ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ hệ thống trường học dạy chữ Hán đã bị bãi bỏ thay vào đó là hệ thống trường học Pháp- Việt và chữ Quốc ngữ.
Bình Định trong giai đoạn này hầu như không có sự thay đổi gì lớn trong hệ thống giáo dục. Đội ngũ Nho sĩ vẫn đảm nhận nhiệm vụ giáo dục, dạy theo theo phương pháp cũ là hệ thống giáo dục Nho học, lấy “Tứ thư Ngũ kinh” làm công cụ cung cấp kiến thức, truyền bá tư tưởng yêu nước cho học sinh. Hệ thống “trường làng”, trường học nhỏ vẫn được duy trì và mở rộng. Thầy đồ, những người có kiến thức, học cao hiểu rộng đều mở lớp dạy học để giáo dục tinh thần đấu tranh cho dân chúng, cho những thanh niên yếu nước.
Khác với một số tỉnh ở Trung Kỳ, khi hệ thống trường học Pháp- Việt đã được đưa vào hoạt động, cùng với đó là nền giáo dục Nho học đi đôi với giáo dục Pháp- Việt, chữ Quốc ngữ được đưa vào giảng dạy, trường học Pháp- Việt được mở rộng quy mô thì ở Bình Định, hệ thống giáo dục Nho học, trường học nhỏ lẻ do những bộ phận có học thức hiểu biết lại xuất hiện nhiều hơn.
Trong giai đoạn từ những năm 1885 đến năm 1896, ở Bình Định diễn ra các cuộc khởi nghĩa của các tầng lớp nhân dân chống lại ách thống trị của thực dân Pháp và triều đình tay sai nên hoạt động của Trường thi Bình Định có sự ngắt quảng. Trong gần 10 năm từ năm 1885 đến 1896, Trường thi Bình Định chỉ tổ
chức ba khoa thi Hương: khoa thi 1885, khoa thi 1891 và khoa thi 1894 lấy đậu 44 người trong đó Bình Định có 26 người đậu có cả Giải Nguyên và Á Nguyên, Hồ Sĩ Tạo (đỗ Cử nhân 2/17, khoa Tân Mão năm 1891), Nguyễn Hân (đỗ Á Nguyên thứ 2/8, Khoa Ất Dậu năm 1885)…
Về Văn hóa: Để thực hiện mục đích khai thác thuộc địa của mình một cách
dễ dàng, thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nô dịch về văn hóa, thực hiện chính sách ngu dân trong giáo dục, lấy giáo dục làm công cụ thực hiện kế hoạch của mình.
Tại Bình Định, một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất võ trời văn”, là vùng đất có truyền thống yêu nước lâu đời thì chính sách đồng hóa về văn hóa của Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.
Lợi dụng hệ thống giáo dục phong kiến và các khoa thi cử để mua chuộc, tuyên truyền văn hóa, tư tưởng của Pháp. Pháp đã thực hiện mua chuộc đội ngũ trí thức để phục vụ cho mục đích cai trị của mình.
Với tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh lâu đời, đội ngũ Nho sĩ trí thức Bình Định đã hoàn thành nhiệm vụ của mình chống lại các chính sách đồng hóa của Pháp. Đội ngũ Nho sĩ Bình Định lấy giáo dục làm tiền đề để tuyên truyền, trang bị tinh thần đấu tranh cho nhân dân, tiến hành đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Họ kêu gọi dân chúng đấu tranh chống lại bọn tay sai, bọn quan tham, địa chủ tá điền có lợi ích gắng liền với thực dân. Hô hào, cổ động quần chúng nhân dân đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, sản xuất nhỏ một phần phục vụ cho hộ gia đình, một phần đóng góp cho nghĩa quân đấu tranh chống thực dân và tay sai phong kiến.
Bên cạnh việc lấy giáo dục để phục vụ cho mục đích đồng hóa, Pháp còn đưa Đạo giáo vào Bình Định để phát triển, tuyên truyền văn hóa Pháp vào tầng lớp nhân dân, đưa ra những chính sách, xuyên tạc Nho giáo, nhằm tạo thế độc tôn của Đạo giáo. Trước tình hình Đạo giáo có bước phát triển ngày càng mạnh,
đội ngũ Nho sĩ Bình Định cũng đã tiến hành củng cố Nho giáo, lấy Nho giáo làm tư tưởng đấu tranh, tư tưởng “trung quân ái quốc”, phò vua đánh giặc được truyền bá sâu rộng trong nhân dân. Ngoài việc thúc đẩy các phong trào chống Đạo giáo, Nho sĩ Bình Định còn chủ trương tận dụng, lôi kéo những người theo Đạo đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bên cạnh đó, đội ngũ Nho sĩ Bình Định cũng vận động nhân dân chống lại chính sách Âu hóa của Pháp, tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Nhìn chung, hoạt động của Nho sĩ Bình Định trên lĩnh vực văn hóa trong giai đoạn này vẫn còn hạn chế, chủ yếu xoay quanh việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các phong trào yêu nước do đội ngũ Nho sĩ lãnh đạo đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược cùng bọn tay sai phong kiến. Qua đó cũng thể hiện rõ vai trò của mình trong công cuộc kết nối nhân dân lại với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh đuổi kẻ thù.