Một số nghiên cứu về dọa sảy thai trên Thế Giới và Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác tư vấn cho người bệnh dọa sảy thai 3 tháng đầu tại khoa phụ nội tiết bệnh viện phụ sản trương ương năm 2020 (Trang 27 - 29)

Trên thế giới:

Theo nghiên cứu phân tích siêu âm của Anderson SG (1980), đánh giá trên 150 bệnh nhân dọa sảy thai. Hoạt động tim thai được phát hiện ở tuần thứ 7 của thai kỳ và sau đó tần số tim thai tăng dần. Sự xuất hiện hoạt động tim thai sau 7 tuần có thể đưa đến những tiên lượng về thai.97,3% thai phụ có hoạt động tim thai ở tuần thứ 7 tiếp tục phát triển cho tới cuối thai kỳ. Ngược lại, 98,4% thai phụ không có hoạt động tim thai ở tuần thứ 7 bị sẩy.

Theo Jouppila P và cộng sự (1980), nếu sau 9 tuần trên siêu âm không thấy hoạt động của thai thì 100% trường hợp thai hỏng. Còn trên siêu âm thấy được hoạt động của tim thai thì tỷ lệ sống là 90% mặc dù có dấu hiệu dạo sảy thai. Theo nghiên cứu của Macso G và cộng sự (2005), hồi cứu trên 184 bệnh nhân có hình ảnh bong ngoại sản mạc tử cung – rau. Tỷ lệ sảy thai là 14,3%, thai phát triển chậm là 7,7%, đẻ non là 6,6%. Nói chung bong ngoại sản mạc tử cung – rau được phát hiện dưới 9 tuần lamftawng nguy cơ bất lợi cho sự phát triển của thai gấp 2,4 lần với tỷ xuất chênh OR = 2,37; độ tin cậy 95% khoảng tin cậy (CI): 1,20 – 4,70. Xét riêng về sảy thai, bong ngoại sản mạc tử cung – rau trước 9 tuần làm tăng nguy cơ sảy thai có ý nghĩa thống kê (OR = 14,79; CI 1,95 – 112,09).

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Minh (2009) nghiên cứu trên 90 bệnh nhân dọa sảy điều trị tại khoa phụ Nội Tiết bệnh viện Phụ Sản Trung Ương được ngẫu nhiên chia vào hai nhóm điều trị bằng Utrogestan và Progefik, kết quả điều trị thành công ở hai nhóm lần lượt là 77,8% và 73,3%. Tuy số lượng thành công và thất bại ở hai nhóm có đôi chút khác nhau song không có ý nghĩa thống kê.

Theo Lê Thị Đào, Nguyễn Viết Tiến, Tạ Thành Văn (2014), tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng kháng phospholipid thực sự trong nhóm bệnh nhân sảy thai liên tiếp là 10,82%. Những bệnh nhân này đã được điều trị bằng phác đồ aspirin liều thấp kết hợp heparin trọng lượng phân tử thấp đến 34 tuần thai cho tỷ lệ thai sinh ra sống là 89,66% ở quần thể bệnh nhân sảy thai liên tiếp mắc hội chứng kháng phospholipid. Liều điều trị thấp tỏ ra an toàn với bệnh nhân vì không dẫn tới xuất huyết trong quá trình mang thai, khi sinh và sau khi sinh.

Nghiên cứu của Trần Xuân Cảnh (2014), tỷ lệ bệnh nhân mang thai tự nhiên chiếm cao nhất ( 89% ), tỷ lệ có thai bằng các phương phát IVF, IUI, kích thích phóng loãng giảm dần với tỷ lệ 6%, 4% và 1%. Tỷ lệ bệnh nhân đã xuất hiện tim thai lúc vào viện là 64% chưa xuất hiện tim thai lúc vào viện là 36%. Tỷ lệ bệnh nhân không xuất hiện hình ảnh giảm hoặc trống âm cạnh túi thai trên siêu âm là 71%, có xuất hiện hình ảnh này là 29%. Triệu chứng cơ năng hay gặp nhất là ra máu âm đạo chiếm 91%, trong đó chỉ ra máu là 47%, còn ra máu và đau bụng là 44%. Kết quả điều trị chung: Tốt: 84%, Khá: 2%, Thất bại: 14%.

Nghiên cứu của Võ Thị Vy Lộc và Trần Thị Ngọc Hà (2014), nghiên cứu đặc điểm cận lân sàng và kết quả điều trị dọa sảy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu là 117 thai phụ đến khám, điều trị dọa sảy thai nội trú tại khoa Phụ Sản Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng. Đối tượng nghiên cứu là 117 thai phụ đến khám, điều trị dọa sảy thai nội trú tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Sản Nhi Đà Nẵng từ tháng 5/2013 đến tháng 5/2014. Kết quả nghiên cứu dọa sảy thai gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi mẹ từ 25-29 chiếm tỷ lệ 42,7%. Trung bình số lần tăng βhCG trong 48 giờ cao nhất ở tuổi thai ≤ 6 tuần, giảm dần theo các nhóm tuổi thai. Nồng độ trung bình progesterone theo các nhóm tuổi thai từ 27,60-40,04ng/ml. Kết quả điều trị: Thành công: 83,8%, thất bại: 16,2%. Thai phụ ≥ 35 tuổi có nguy cơ điều trị thất bại gấp 2,25 lần so với thai phụ < 35 tuổi. Mức tăng trung bình nồng độ βhCG huyết thanh ở nhóm điều trị thành công là 1,30 lần/48 giờ, nhóm điều trị thất bại là 1,09 lần/ 48 giờ.

Progesterone kết hợp với mức tăng trung bình βhCG, Có giá trị chẩn đoán và điều trị tiên đoán tốt kết quả thai kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác tư vấn cho người bệnh dọa sảy thai 3 tháng đầu tại khoa phụ nội tiết bệnh viện phụ sản trương ương năm 2020 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)