Giải pháp giải quyết vấn đề:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác tư vấn cho người bệnh tiền sản giật tại khoa sản bệnh lý bệnh viện phụ sản trương ương năm 2020 (Trang 50 - 53)

Do trình độ học vấn không đồng đều của người bệnh. Người hộ sinh, điều dưỡng trước khi tư vấn cho người bệnh phải tìm hiều rõ trình độ học vấn, phong tục tập quán của người bệnh để có được một buổi tư vấn đạt hiệu quả. Trong quá trình tìm hiểu không phải người bệnh nào cũng cung cấp hết thông tin cho người điều dưỡng.

Có thể tạo một fanpage hoặc tờ rơi về những kiến thức riêng của từng mặt bệnh để người bệnh có thể tiếp cận dễ dàng và nắm bắt được những kiến thức cần thiết.

Mở nhiều buổi truyền thông GDSK hơn cho nhiềungười bệnh và người nhà để họ có thể trao đổi kiến thức họ nắm được và những vấn đề họ đang băn khoăn. Buổi truyền thông GDSK sẽ đưa ra được nhiều kiến thức cho số lượng lớn người bệnh.

Giám sát các buổi truyền thông GDSK để có thể cải thiện ngày một tốt hơn công tác tư vấn, GDSK.

Đối với đội ngũ hộ sinh, điều dưỡng trẻ mới vào bệnh viện làm việc phải được

đào tạo thường xuyên về công tác truyền thông,tư vấn, giáo dục sức khỏe cho thai

phụ và gia đình.

Để giải quyết vấn đề mặt bằng khoa chật chội: Bệnh viện cũng đang có dự án xây dựng tòa nhà D (8 tầng) và xây dựng thêm Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cơ sở 2 tại huyện Quốc Oai, Hà Nội để giảm tải cho bệnh viện Phụ Sản Trung Ương cơ sở 1.

KẾT LUẬN

Từ đầu năm đến nay không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID 19 là vô vàn những khó khăn về mọi mặt. Trong đó ngành y tế là bị ảnh hưởng và đương đầu với nhiều khó khăn nhất. Do việc giãn cách xã hội nên người dân cũng phải đến viện khám chữa bệnh một cách hạn chế hơn. Vì vậy màviệc chẩn đoán và điều trị sớm tiền sản giật cũng gặp nhiều khó khăn.

Do điều kiện phương tiện kỹ thuật một số nơi ở nước ta còn hạn chế. Một phần cũng do thai phụ thiếu kiến thức về bệnh lý tiền sản giậtvà do sự chủ quan của thai phụ thường chỉ đi siêu âm ở các phòng khám tư mà không khám thai đầy đủ, quản lý thai nghén không thường xuyên nên nhiều người bệnh khi đến viện đã trong tình trạng tiền sản giật nặng và có biến chứng cho thai nghén.

Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương là bệnh viện đầu ngành về Sản – Phụ khoa và khoa Sản Bệnh Lý là nơi có chuyên môn cao về điều trịcác phác đồ tiền sản giật. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu và áp dụng những phác đồ mới điều trị hiệu quả. Song song với việc điều trị bằng thuốc thì công tác chăm sóc, tư vấn giáo dục sức khỏe của hộ sinh về các chế độ nghỉ ngơi, vận động, dinh dưỡng, vệ sinh… cũng rất quan trọng và cần thiết trong việc điều trị tiền sản giật thành công.

Từ năm 1969 đến nay khoa Sản Bệnh Lý luôn chú trọng giám sát, nâng cao công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh tiền sản giật và các bệnh lý khác khi mang thai để giúp họ và gia đình biết cách tự chăm sóc, và lựa chọn những thực phẩm phù hợp, vận động, nghỉ ngơi và một số kiến thức cơ bản trong thời kỳ mang thai của mình, góp phần giảm tỷ lệ các biến chứng trong sản khoa, nâng cao chất lượng cuộc sống.

ĐỀ XUẤT

Dựa trên những ưu nhược điểm tại cơ sở, tôi đưa ra những giải pháp sau nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như chăm sóc người bệnh và cải thiện được ngày một tốt hơn công tác tư vấn, truyền thông GDSK, cụ thể như sau: Mở rộng cơ sở hạ tầng, đảm bảo có đầy đủ cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Tăng cường thêm nhân lực cho khoa phòng, tránh tình trạng quá tải. Liên tục đào tạo cho nhân viên mới vào, đào tạo lại cho các nhân viên lâu năm về công tác tư vấn giáo dục sức khỏe, tăng cường kỹ năng mềm trong tiếp xúc với người bệnh.

1. Bộ Y tế thông tư 07/2001/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

2. Bộ y tế (2007). Tăng huyết áp trong thai nghén, hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

3. Bộ Y tế (2009).Điều dưỡng sản phụ khoa. NXB y học

4. Đại học Y Hà Nội (2015). Giáo trình Bệnh học Sản phụ khoa. NXB y học

5. Dương Thị Bế (2004).Nghiên cứu sự tác động của một số yếu tố cận lâm sàng trong nhiễm độc thai nghén tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương trong 2 năm 2002- 2003. Luận văn chuyên khoa II. Đại học Y Hà Nội.

6. Lê Thị Mai (2004).Nghiên cứu tình hình sản phụ bị nhiễm độc thai nghén đẻ tại BVPSTW trong năm 2003. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II. Đại học

Y Hà Nội.

7. Nguyễn Thanh Hà (2016).Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xử trí tiền sản giật tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp

II, Đại học Y Hà Nội.

8. Ngô Văn Tài (2001).Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng trong nhiễm độc thai nghén, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội

9. Ngô Văn Tài (2006), Tiền sản giật – Sản giật, Nhà xuất bản Y học.

10.Quyết định số 776/QĐ – BYT ngày 08 tháng 03 năm 2017 của Bộ y tế, Hướng dẫn chuẩn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

11.WHO (2003), Global burden of hypertensive disorder of pregnancy in the year of 2000. WHO, Geneva.

12.Vũ Bá Quyết (2016), Cẩm nang mang thai và sinh con, Tập 1. Chăm sóc trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác tư vấn cho người bệnh tiền sản giật tại khoa sản bệnh lý bệnh viện phụ sản trương ương năm 2020 (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)