6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Khái quát hệ thống truyền thanh cơ sở
Hệ thống truyền thanh cơ sở là phương tiện tuyên truyền hữu hiệu của địa phương, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền với nhân dân, là công cụ trực tiếp của Đảng, chính quyền địa phương trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành để phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo công tác an ninh chính trị và quốc phòng tại địa phương [3]. Đài truyền thanh cơ sở cấp huyện, thị xã ... là cơ quan có nhiệm vụ quản lý và thực thi.
Hình 3.1. Hệ thống truyền thanh hữu tuyến
Trong thời đại bùng nổ truyền thông đa phương tiện, các hệ thống đài truyền thanh cơ sở vẫn phát huy hiệu quả, đóng vai trò là kênh cung cấp thông tin chính thống, thiết thực cho người dân, nhất là người dân ở các xã miền núi, xã đảo. Hệ thống đài truyền thanh cơ sở có những ưu thế riêng như: loa được đặt gần khu dân cư, khu vực sản xuất nên người dân vừa làm vừa theo dõi thông tin liên quan trực tiếp đến địa phương. Những thời điểm như bão lũ, hạn hán, mùa gặt, mùa tựu trường, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, hay thông tin đột xuất về lịch tiêm chủng, tình hình dịch bệnh… thì hệ thống truyền thanh cơ sở càng phát huy được tác dụng, thông tin nhanh nhất đến với người dân. Hệ thống truyền thanh cơ sở từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân địa phương. Đó là công cụ tuyên truyền hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình
Ăng ten đầu thu vệ tinh
Đầu cassette (thu
FM, phát đĩa CD) Máy tăng âm truyền thanh ALPHACOMM Micro (phục vụ cho
đọc tin tức hàng ngày)
Đầu thu vệ tinh (thu tín hiệu chương trình Đài Tiếng nói Việt Nam)
chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Đặc biệt, hệ thống truyền thanh cơ sở có đóng góp rất lớn trong việc tuyên truyền của chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay
Hình 3.2. Hệ thống truyền thanh vô tuyến