Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện và những tồn tại V ề hoạt động lựa chọn thuốc:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010​ (Trang 69 - 76)

- Tổ chức nhân lực, hoạt động của bệnh viện và khoa dược:

4.3. Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện và những tồn tại V ề hoạt động lựa chọn thuốc:

Quy trình xây dựng danh mục thuốc tương đối hợp lý. Danh mục thuốc bệnh viện được xây dựng căn cứ vào các thông tin về tình hình sử dụng thuốc của năm trước đó, mô hình bệnh tật và kinh phí bệnh viện năm 2010. Các thông tin trên là cần thiết để xây dựng một danh mục thuốc đáp ứng được nhu cầu điều trị và phù hợp với kinh phí bệnh viện, nhưng chưa tìm ra được các thuốc bị lạm dụng trong năm trước đó, các thuốc cần ưu tiên mua trong năm 2010. Việc

xây dựng danh mục thuốc vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa xây dựng mô hình bệnh tật làm căn cứ, việc lấy ý kiến của các khoa lâm sàng vẫn còn mang tính hình thức vì vậy danh mục thuốc bệnh viện năm 2010 vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý như số lượng trong danh mục chưa sử dụng vẫn còn cao. Bệnh viện vẫn chưa xây dựng cẩm nang sử dụng thuốc tại bệnh viện.

Danh mục thuốc bệnh viện năm 2010 gồm 212 hoạt chất, được sắp xếp thành 20 nhóm tác dụng dược lý. Trong đó 189 là thuốc đơn thành phần. Tỷ lệ thuốc thiết yếu trong danh mục chiếm 97,6%.

Do mô hình bệnh tật trong năm 2010 không có sự thay đổi đột biến so với năm 2009, nên mặc dù bệnh viện không lấy mô hình bệnh tật làm căn cứ chính trong việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện thì bệnh viện vẫn có đủ thuốc đáp ứng cho nhu cầu điều trị. Nhóm thuốc kháng sinh có số lượng hoạt chất lớn, đồng thời chiếm tỷ lệ cao trong kinh phí mua thuốc. Tỷ lệ này tại bệnh viện cũng tương đương với các bệnh viện trên toàn quốc. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn tại bệnh viện trong năm 2010 lại không cao. Điều này chứng tỏ tại bệnh viện các chương bệnh khác cũng cần sử dụng kháng sinh trong điều trị. Bên cạnh đó tại Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh số lượng bệnh nhân suy thận chạy thận chu kỳ tương đối đông, trong năm 2010 số lần chạy thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện là 15.120 ca. Do đặc thù về chạy thận nhân tạo nên tỷ lệ thuốc tạo hồng cầu và dịch truyền sử dụng trong năm 2010 tại bệnh viện tương đối cao so với kinh phí mua thuốc trong toàn viện.

Về hoạt động mua sắm thuốc:

Kinh phí mua thuốc tại bệnh được được lấy từ các nguồn ngân sách nhà nước, nguồn BHYT và nguồn thu viện phí. Kinh phí mua thuốc năm 2010 là 12.927.758.000 đ chiếm tỷ lệ 39,91 % tổng kinh phí bệnh viện.

Năm 2010, bệnh viện mua thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung do Sở Y tế Nghệ An tổ chức. Với hình thức mua thuốc này bệnh viện đã tiết kiệm được chi phí, nhân lực tổ chức đấu thầu. Đồng thời tránh được tình trạng một số thuốc

do số lượng sử dụng ít lại không có nhà thầu tham gia. Hình thức này bệnh viện luôn có đủ số lượng, chủng loại thuốc để lựa chọn trong điều trị cho bệnh nhân.

Bệnh viện đã hành lập hội đồng kiểm nhập, kiểm soát chất lượng thuốc vào bệnh viện, giám sát số lượng thuốc và theo dõi giá thuốc.

Về hoạt động cấp phát thuốc.

Hệ thống kho được xây dựng theo yêu cầu chuyên môn, được chia thành 04 kho theo yêu cầu trong cấp phát. Thủ kho là dược sỹ trung học, riêng kho có thuốc hướng tâm thần, gây nghiện có thủ kho là dược sỹ đại học. Hệ thống kho được trang bị các thiết bị bảo quản cần thiết như điều hòa, tủ lạnh..., có sổ sách, chứng từ đầy đủ theo quy định. Thuốc trong kho được sắp xếp để thuận tiện cho việc bảo quản, cấp phát. Mặc dù công tác tồn trữ, bảo quản thuốc được bệnh viện chú ý đầu tư về cơ sở và nguồn lực, song vẫn chưa đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu về thực hành bảo quản thuốc tốt GSP. Hệ thống kho không có kho chính do thiếu mặt bằng, điều này gây khó khăn trong quá trình giao nhận thuốc. Cách sắp xếp thuốc trong kho vẫn mang tính chủ quan, chưa có trật tự, khoa học.

Bệnh viện đã có chủ trương cấp phát thuốc theo quy trình theo quy định của Bộ y tế. Tuy nhiên do nguồn nhân lực còn thiếu nên việc cấp phát thuốc xuống các khoa lâm sàng vẫn chưa thực hiện được. Do đó chưa nâng caao được chất lượng phục vụ bệnh nhân, chưa giám sát được sai sót, nhầm lẫn trong quá trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân.

Về hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc:

Hoạt động giám sát thực hiện danh mục thuốc được thực hiện bởi các bộ phận: HĐT&ĐT, khoa Dược, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, cơ quan BHYT. Việc kiểm tra giám sát kê đơn được thực theo các hình thức: theo định lỳ và thông qua tổ soát kiểm. Tuy nhiên việc giám sát này vẫn đang còn mang tính hình thức.

Hoạt động dược lâm sàng chủ yếu kiểm tra, phê duyệt phiếu lĩnh thuốc, kiểm tra tủ trực. Bình bệnh án là một hoạt động rất có ý nghĩa trong công tác khám, chữa bệnh, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu thì thực hiện bình bệnh án 1 lần/khoa/tháng và chủ yếu là kiểm tra các thủ tục hành chính.

Mối quan hệ 3P giữa bác sỹ- dược sỹ- bệnh nhân còn khá mờ nhạt. Nhiều hình thức thông tin thuốc đã được triển khai, nội dung các thông tin thuốc chủ yếu là về chỉ định và chống chỉ định của các thuốc mới. Trong đó thông tin về tương tác thuốc, phối hợp thuốc chưa được chú trọng. Công tác theo dõi ADR đã được quan tâm. Năm 2010, bệnh viện có 6 báo cáo ADR. Các báo cáo ADR được thực hiện theo mẫu do dược sỹ đại học thực hiện nên các báo cáo đều chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên số lượng báo cáo ADR trong năm 2010 còn thấp so với thực tế. Đó là do các bác sỹ, y tá tại các khoa lâm sàng chưa tích cực tham gia vào hoạt dộng báo cáo ADR cũng như chưa có dược sỹ lâm sàng tại các khoa. Nguyên nhân của tình trạng dược sỹ lâm sàng chưa phát triển là do kiến thức của dược sỹ lâm sàng còn thiếu, đồng thời vai trò của dược sỹ tại bệnh viện vẫn còn thấp nên dược sỹ chưa thể thành người tư vấn cho bác sỹ trong quá trình lựa chọn và sử dụng thuốc. Số lượng dược sỹ đại học tại bệnh viện là 02 người, tỷ lệ dược sỹ đại học / bác sỹ là 1/20. Theo chuẩn biên chế được quy đinh tại thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV là 1/8-1/1,5, Như vậy, chỉ đơn thuần về cán bộ dược số lượng dược sỹ còn thiếu nhiều. Hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động dược lâm sàng và thông tin thuốc chưa được chú trọng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hoạt động này chưa được hiệu quả. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các tài liệu về dược lâm sàng chưa đầy đủ.

Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh là bệnh viện đa khoa hạng II. Mặc dù là bệnh viện ngành đóng trên địa bàn, ngoài công tác chăm sóc sức khẻo cho cán bộ nhân viên ngành giao thông trên khu vực Miền Trung, bệnh viện còn tham gia chăm sóc sức khỏe cho cấn bộ nhân dân trong khu vực và các vùng lân cận.

Trong những năm qua bệnh viện phát triển mạnh về công tcs khám chữa bệnh nên bệnh viện đã thu hút được số lượng bệnh nhân tới khám và điều trị trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh là một đơn vị thực hiện chạy thận thân tạo chu kỳ lớn nhất tỉnh Nghệ An. Vì vậy, mô hình bệnh tật của bệnh viện phong phú, số lượng thuốc sử dụng lớn. Để đáp ướng nhu cầu sử dụng thuốc, hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện cũng được đẩy mạnh phát triển.

KẾT LUẬN

Về hoạt động lựa chọn và mua sắm thuốc

Bệnh viện đã thiết lập được quy trình lựa chọn và mua sắm thuốc. Danh mục thuốc bệnh viện sử dụng năm 2010 có 212 hoạt chất được phân thành 20 nhóm tác dụng dược lý. Trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện thì thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ lớn tới 89,2 %, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện nằm trong danh mục thuốc chủ yếu cũng chiếm tỷ trọng lớn, chiếm 97,6%. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc sản xuất nước ngoài trong danh mục thuốc chiếm tỷ trọng 74,6%, điều này rất đáng khích lệ.

Kinh phí mua thuốc năm 2010 tại bệnh viện chiếm 39,91 % trong tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện. Bệnh viện mua thuốc bảo hiểm y tế theo kết quả thầu của Sở Y tế Nghệ An tổ chức.

Về hoạt động tồn trữ, cấp pháp thuốc

Hệ thống kho tại bệnh viện được phân chia thành kho cấp phát nội trú, kho cấp phát ngoại trú, kho thuốc y học cổ truyền và kho thận nhân tạo. Các quy trình nghiệp vụ kho, chứng từ, sổ sách thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên việc sắp xếp, bố trí vẫn còn một số điểm chưa hợp lý, bệnh viện vẫn chưa có kho chính nên quá trình kiểm nhập thuốc vẫn còn khó khăn, hệ thống kho còn chật hẹp gây khó khăn cho bệnh viện trong quá trình dự trù thuốc vào cuối kỳ của đợt thầu thuốc.

Về cấp phát thuốc, do nhân lực dược còn hạn chế nên bệnh viện chưa triển khai cấp thuốc xuống tại các khoa lâm sàng, các y tá hành chính khoa lâm sàng trực tiếp nhận thuốc tại kho dược. Quá trình cấp thuốc cho bệnh nhân nội, ngoại trú được giám sát chặt chẽ, tuy vậy bệnh viện vẫn chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình cấp đơn.

Về sử dụng thuốc

Việc sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2010 vẫn còn một số bất cập: Tỷ lệ sử dụng thuốc theo tên biệt dược vẫn còn cao. Công tác giám sát kê đơn, sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng đã được thực hiện hàng tháng, tuy nhiên công tác giám sát mới chỉ ở mức độ kiểm tra, nhắc nhở. Công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện giao thông vận tải vinh năm 2010​ (Trang 69 - 76)