Chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn, Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào thanh niên thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (1997 2017) (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng, Trung ương Đoàn, Tỉnh

đoàn Bình Định và Thành đoàn Quy Nhơn

1.2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Trung ương Đoàn

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng diễn ra từ ngày 28/6 đến ngày 1/07/1996 trong bối cảnh sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đại hội đã tổng kết những thành tựu đạt được trong 10 năm (1986 - 1996) và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đối với công tác thanh niên, Đại hội cũng chỉ rõ: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu nhi” [81].

Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nêu rõ nhiệm vụ lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn này là: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 26 đến ngày 29/11/1997, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Tại Đại hội đã đánh giá kết quả việc triển khai nghị quyết Đại hội Đoàn toàn Quốc lần thứ

VI, nhiệm kỳ 1992 - 1997 và thảo luận, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 1997 - 2002. Đại hội xác định mục tiêu chung của công tác đoàn và phong trào TTN nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là: “Bồi dưỡng thế hệ trẻ Việt Nam thành lớp người kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, xung kích thực hiện thắng lợi công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”; Đại hội quyết định tiếp tục phát triển hai phong trào lớn

“Thanh niên lập nghiệp”“Tuổi trẻ giữ nước” lên tầm cao mới [44].

Quán triệt tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 8 đến ngày 11/12/2002 tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đề ra chủ trương phát triển sâu rộng trong tất cả các đối tượng TTN trong cả nước phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [45].

Những nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên được triển khai đến các địa phương trên cả nước nhằm phát động phong trào thanh niên thực hiện những nhiệm vụ mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.2.1.2. Chủ trương của Tỉnh đoàn Bình Định và Thành đoàn Quy Nhơn

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tỉnh Bình Định và Ban Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tháng 10/1997 Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bình Định lần thứ IX (nhiệm kỳ 1997 – 2002) được diễn ra tại Hội trường Trường Chính trị tỉnh Bình Định (thành phố Quy Nhơn). Đại hội đã đánh giá tình tình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1992 - 1997 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản trong nhiệm kỳ 1997 - 2002 là: “Đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ Bình Định thành thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có tinh thần làm chủ khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo,

có kỹ năng thực hành, có sức khỏe,những người kế tục vững vàng sự nghiệp cách mạng vẻ vang, xung kích đi đầu thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của tỉnh nhà” [86]. Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 1997 - 2002 tiếp tục triển khai thực hiện hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp”“Tuổi trẻ giữ nước” đến các cơ sở Đoàn và ĐVTN trong toàn tỉnh Bình Định.

Ngày 25 đến ngày 27/9/2002, Đại hội Đoàn TNCS Hồ CHí Minh tỉnh Bình Định lần thứ X (nhiệm kỳ 2002 – 2007) diễn ra tại Hội trường Trường Chính trị tỉnh Bình Định đã đánh giá tình hình công tác Đoàn và phong trào TTN tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 1997 – 2002. Trong nhiệm kỳ 2002 – 2007, Đại hội chú trọng đến nhiệm vụ “nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục và phát huy tinh thần tình nguyện, xung kích của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh...” [40, tr.16 - 17].

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Quy Nhơn và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định, 7/1997 Thành đoàn Quy Nhơn đã tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố Quy Nhơn lần thứ IX, nhiệm kỳ 1997 - 2002 tại Hội trường Nhà khách 28 Nguyễn Huệ thành phố Quy Nhơn. Đại hội đã đánh giá tình hình công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố Quy Nhơn (nhiệm kỳ 1992 – 2007), với khẩu hiệu là “Thanh niên Quy Nhơn xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ”; Đại hội đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung của Đoàn và phong trào TTN Quy Nhơn nhiệm kỳ IX (1997 - 2002) là: “…đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng của TTN, động viên và tổ chức TTN tiến quân vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, góp phần phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ đi đầu thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội – an ninh quốc phòng do Đại hội IX Đảng bộ thành

phố Quy Nhơn đề ra” [12, tr.21].

Tháng 6/2002, Thành đoàn Quy Nhơn đã tiến hành tổ chức Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Quy Nhơn lần thứ X, nhiệm kỳ 2002 - 2007 tại Hội trường Nhà khách 28 Nguyễn Huệ thành phố Quy Nhơn. Trong nhiệm kỳ 2002 – 2007, Đại hội chú trọng đến nhiệm vụ “nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục của đoàn và phát huy tinh thần tự nguyện, xung kích của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng...” [15, tr.12 - 13].

Với những chủ trương trên, dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Quy Nhơn và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Định, từ năm 1997 đến 2007 Thành đoàn Quy Nhơn đã tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hai phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước” (1997 - 2002) và triển trai thực hiện phong trào “Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (2002 - 2007) do Trung ương Đoàn phát động đến các cơ sở Đoàn trực thuộc Thành đoàn và ĐVTN trong toàn thành phố Quy Nhơn đã đạt những kết quả đáng kể, góp phần vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.

1.2.2. Thanh niên thành phố Quy Nhơn đẩy mạnh thực hiện phong trào “Thanh niên lập nghiệp” và “Tuổi trẻ giữ nước” (1997 – 2002)

1.2.2.1. Phong trào “Thanh niên lập nghiệp”

Từ năm 1997 đến năm 2002, phong trào “Thanh niên lập nghiệp” được Thành đoàn tiếp tục phát động. Phong trào được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, được tổ chức với nhiều hình thức, hoạt động, phù hợp với từng đối tượng thanh niên, mang lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo thanh niên hưởng ứng tham gia.

học công nghệ” được cụ thể hóa bằng phong trào “Học tập vì ngày mai lập nghiệp, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đã được Đoàn các trường học triển khai thông qua các loại hình hoạt động như đăng ký tiết, tuần, tháng dạy tốt và học tốt; thi báo tường, báo học tập, CLB trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ học tập. Các hoạt động định hướng nghề nghiệp được tổ chức thường xuyên, đa dạng, phong phú thu hút đông đảo ĐVTN HSSV tham gia sôi nổi, tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển tài năng, khơi dậy ý chí nghị lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Kết quả, trong cả nhiệm kỳ “có 29 CLB, 89 đội nhóm với trên 6.152 ngàn lượt ĐVTN, HSSV tham gia. Các Đoàn trường học đã xây dựng quỹ “khuyến học khuyến tài” với số tiền trên 143,9 triệu đồng và đã trao 939 xuất học bổng với số tiền trên 111,4 triệu đồng cho những HSSV nghèo vượt khó học giỏi, tích cực tham gia công tác Đoàn - Hội” [17, tr.3].

Bên cạnh phong trào thi đua học tập, rèn luyện của ĐVTN trường học, các Đoàn khối cơ quan, doanh nghiệp cũng vận động ĐVTN nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, tích cực tham gia cải cách hành chính; vận dụng tiến bộ KHKT vào công việc hàng ngày; tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học cấp tỉnh, ngành, bộ tiêu biểu như: ĐVTN Chi đoàn Viện Sốt rét - Ký sinh trùng với các đề tài sáng kiến: “Sự kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét trong khu vực miền Trung - Tây nguyên”; “Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét và các hóa chát diệt muỗi; sự phân bố các bệnh giun sán và biện pháp phòng chống trong khu vực miền Trung - Tây nguyên” [14, tr. 3]. Các cơ sở Đoàn phường, xã vận động đoàn viên thanh niên khu dân cư tích cực tham gia học bổ túc văn hóa, học ôn thi vào các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề và tại các Trung tâm ngoại ngữ, tin học trên địa bàn thành phố; Các cơ sở Đoàn tích cực tham gia tổ chức các hoạt động chống tái mù chữ, phổ cập THCS, phối hợp duy trì các lớp học tình thương, kết quả

trong năm 2001, Đoàn phường trực tiếp vận dộng 142 thanh niên học bổ túc cấp 3, 497 thanh niên học ngoại ngữ và nâng cao tay nghề, 572 thanh niên học Đại học tại chức trong đó có 61 cán bộ Đoàn; duy trì 22 lớp học tình thương với 540 em học sinh và phân công cán bộ Đoàn, Hội, Đội trực tiếp dạy học, dạy nghề, và hướng dẫn các em sinh hoạt Đội [14, tr.2].

Tiếp theo là “Chương trình Thanh niên giúp nhau lập nghiệp và phát triển kinh tế” được phát động sâu rộng trong ĐVTN, mỗi ĐVTN tự học nghề, tự tìm việc làm, giúp nhau học nghề, lập nghiệp. Đồng thời Thành đoàn đã hướng dẫn thanh niên lập 13 dự án giải quyết việc làm cho 263 ĐVTN với tổng số tiền 1,36 tỷ đồng trong đó vốn vay 536,5 triệu đồng. Đoàn - Hội các cấp đã giới thiệu 1.848 ĐVTN học nghề và giới thiệu việc làm cho 4.170 ĐVTN tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Duy trì 10 tổ góp vốn có 136 ĐVTN tham gia với số tiền 21,2 triệu đồng/tháng. Thực hiện 134 công trình thanh niên, cụ thể như: tham gia bê tông hoá các con hẻm, làm công viên, làm đường giao thông nông thôn, tu sửa nhà bị thiệt hại trong cơn bão số 8, tham gia sửa chữa các lớp học tình thương tiêu biểu như Đoàn phường Lê Lợi, Đống Đa, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang trung, Ghềnh Ráng.... với tổng số tiền 425,2 triệu đồng [17, tr. 3 - 4].

ĐVTN của 12 Phường nội thành tích cực mở các dịch vụ, cơ sở may mặc, sửa chữa điện tử, làm cửa sắt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp góp phần cải thiện đời sống kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho thanh niên và làm giàu chính đáng, tiêu biểu như “Mô hình mộc mỹ nghệ” của Đoàn Phường Nguyễn Văn Cừ, với số vốn là 905 triệu đồng trong đó vốn vay là 340 triệu đồng; ĐVTN Phường Đống Đa tự lo vốn mở hiệu mua bán đồng hồ, quán giải khát, làm cửa sắt với số tiền hơn 65 triệu đồng; mô hình sửa chữa điện tử của Đoàn Phường Ngô Mây; mô hình cửa hàng dày dép và túi sách của Đoàn Phường Lý Thường Kiệt với số vốn hơn 70 triệu đồng” [14, tr.4].

ĐVTN vùng nông nghiệp tham gia tốt chương trình khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đưa giống mới, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất như: Đoàn các xã và Đoàn Phường ngoại thành tổ chức 14 đợt phổ biến và trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi tôm, cá mú, sìa, đánh bắt tôm hùm, trồng sau an toàn; đã có 30 ĐVTN tham gia tập huấn KHKT, 180 ĐVTN tham gia 6 điểm trình diễn kỹ thuật trong sản xuất; duy trì và phát triển CLB KHKT trẻ, CLB khuyến nông [14, tr.4].

Riêng năm 2000, là năm thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ thành phố Quy Nhơn đã có nhiều nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả như sau: Đoàn – Hội các cấp đã giới thiệu 334 ĐVTN học nghề, giới thiệu việc làm cho 1.128 ĐVTN. Các mô hình kinh tế tiêu biểu: Đoàn xã Nhơn Hải xây dựng một dự án bổ sung nghề lưới đánh bắt tôm hùm giống của cho 42 cán bộ, đoàn viên với số tiền 280 triệu đồng trong đó vốn vay là 70 triệu; Đoàn xã Nhơn Hội xây dựng dự án trồng rừng phòng hộ gồm 5 ha với số tiền 6,5 triệu đồng và có 40 ĐVTN tham gia. Dự án nuôi tôm của Đoàn Phường Ghềnh Ráng, với số vốn 130 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 13 ĐVTN. Mô hình kinh tế của đồng chí Ung Thanh Hòa Chi đoàn 9 Phường Đống Đa đã ứng dụng kỹ thuật nuôi tôm giống thành công và cung cấp một số lượng tôm giống khá lớn cho các huyện lân cận, thu nhập kinh tế mỗi năm trên 20 triệu đồng. Đoàn Phường Nhơn Phú xây dựng dự án nuôi gà cho 8 ĐVTN với số tiền là 40 triệu đồng. Chi đoàn Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn đã xây dựng dự án mở rộng thu gom rác thải trong các con hẻm và dự án di dời mộ giải tỏa đường Quy Nhơn - Sông Cầu, giá trị làm lợi cho Chi đoàn hơn 200 triệu đồng” [13, tr.3 - 4].

Như vậy, thông qua các chương trình hành động của Đoàn trong nhiệm kỳ 1997 - 2002, trên địa bàn thành phố Quy Nhơn phong trào “Thanh niên lập nghiệp” được tiếp tục duy trì và triển khai. Qua đó cổ vũ, giúp thanh niên

định hướng đúng con đường lập thân, lập nghiệp với những nội dung và cách làm phù hợp với từng đối tượng thanh niên, vì thế đã đem lại hiệu quả đáng khích lệ. Trên mặt trận học tập, lao động, sáng tạo đã và đang hình thành lớp thanh niên lao động trẻ, khỏe, có kiến thức tiếp thu nhanh khoa học – công nghệ tiên tiến và phát huy vai trò xung kích trong các ngành kinh tế chủ lực của thành phố.

1.2.2.2. Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước”

Phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” thể hiện trách nhiệm của Đoàn Thanh niên trong việc giáo dục tuổi trẻ Việt Nam kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước; phát huy lực lượng thanh, thiếu niên trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc hưởng ứng mạnh mẽ phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” của Thanh niên trên cả nước, trong nhiệm kỳ 1997 - 2002 tại thành phố Quy Nhơn phong trào “Tuổi trẻ giữ nước” thông qua “Chương trình Thanh niên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc”. Trong đó, hướng vào ba nội dung chính: động viên và tổ chức thanh niên tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh; tổ chức cho thanh thiếu niên tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đẩy mạnh các hoạt động “Đền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào thanh niên thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (1997 2017) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)