Giải pháp để giải quyết khắc phục vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác dự phòng chảy máu sau đẻ tại trung tâm y tế huyện mỹ lộc tỉnh nam định năm 2020 (Trang 35 - 42)

- Bộ Y tế cần xây dựng, ban hành những tài liệu, hướng dẫn cụ thể về công tác dự phòng chảy máu sau đẻ. Các cơ sở Y tế cần căn cứ vào các văn bản, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế để xây dựng các quy trình, quy định về công tác dự phòng chảy máu sau đẻ đúng quy định và phù hợp với điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất của đơn vị.

- Các đơn vị y tế cần trú trọng và tạo điều kiện cho các CBVC chuyên môn tham dự nhiều hội thảo, tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong đó có nội dung liên quan đến chảy máu sau đẻ để nâng cao kiến

thức, kỹ năng trong công tác điều trị, chăm sóc và dự phòng chảy máu sau đẻ. Những người đỡ sinh cần phải được tập huấn, huấn luyện kỹ năng thực hiện xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu để dự phòng chảy máu sau đẻ. Hiệp hội chuyên gia sản phụ khoa quốc tế (FIGO) và hiệp hội nữ hộ sinh quốc tế (ICM) đã ra tuyên bố chung năm 2003 về việc nên thực hiện xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ. Hiện nay, WHO vẫn khuyến khích thực hiện can thiệp tích cực giai đoạn 3 một cách có điều kiện. Điều kiện quan trọng nhất mà WHO đưa ra để thực hiện can thiệp tích cực giai đoạn 3 là có nhân sự được huấn luyện để có thực hiện đúng kỹ thuật này.

- Các cơ sở y tế cần sắp xếp, bố trí số lượng nhân lực phù hợp với khối lượng công việc và thường xuyên kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, hướng dẫn để đảm bảo CBVC thực hiện đúng, đầy đủ theo quy định. Công việc bị quá tải, thường xuyên làm việc căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới không thực hiện được đầy đủ, hiệu quả quy trình của các kỹ thuật, ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị cho người bệnh nói chung và công tác dự phòng chảy máu sau đẻ nói riêng.

KẾT LUẬN

Thực trạng công tác dự phòng chảy máu sau đẻ tại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định năm 2020.

- Kết quả đánh giá công tác dự phòng chảy máu sau đẻ qua khảo sát chuyển dạ của50 sản phụtại Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc năm 2020 còn nhiều hạn chế:

- Công tác dự phòng chảy máu sau đẻ trước khi đẻ:

100% sản phụ được kiểm tra kết quả siêu âm thai, xét nghiệm; 96% sản phụ được khai thác đầy đủ tiền sử sản phụ khoa, quá trình thai nghén và các bệnh khác. 72% sản phụ được động viên tinh thần và 76% sản phụ được hướng dẫn tự theo dõi dấu hiệu chuyển dạ và các dấu hiệu bất thường.

- Công tác dự phòng chảy máu sau đẻ trong khi đẻ:

100% sản phụ được theo dõi chức năng sống liên tục 15 phút/lần; 100% sản phụ được xử trí tích cực rong giai đoạn 3; 92% sản phụ được đánh giá mức độ co hồi tử cung để phát hiện sớm dấu hiệu đờ tử cung. 82% sản phụ được theo dõi và can thiệp tránh chuyển dạ kéo dài.

- Công tác dự phòng chảy máu sau đẻ sau khi đẻ:

98% sản phụ được theo dõi liên tục trong 2h đầu sau đẻ; 76% sản phụ được theo dõi 30 phút/lần trong 6 giờ tiếp theo; 80% sản phụ được hướng dẫn cho trẻ bú ngay sau sinh; 78% sản phụ được tư vấn sinh đẻ có kế hoạch, các biện pháp đặt vòng sau sinh và các viện pháp tránh thai khi cho con bú; 80% sản phụ được tư vấn khi có thai cần khám thai định kỳ để phát hiện các bất thường trong thai kỳ và chế độ dinh dưỡng, uống viên sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu.

Công tác tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin cần thiết để dự phòng chảy máu sau đẻ cho các sản phụ còn chưa được nhân viên y tế trú trọng và thực hiện một cách đầy đủ.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Dựa trên các ưu nhược điểm trong công tác dự phòng CMSĐ tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Lộc học viên đã xây dựng một bản giải pháp ( bản 1) và bản đó được xin ý kiến của các bên liên quan như: lãnh đạo đơn vị, trưởng phòng kế hoạch nghiệp vụ. Sau đó tiếp tục chỉnh sửa để có bản giải pháp lần 2. Giải pháp lần 2 được áp dụng vào công tác dự phòng CMSĐ để phát hiện các thiếu sót và tìm cách sửa chữa.Qua quá trình thực hiện như trên, học viên đã xây dựng được một bản đề xuất hoàn thiện như sau:

1. Đối với Ban Lãnh đạo đơn vị:

- Tiếp tục tăng cường công tác dự phòng CMSĐ

- Chuần hóa các quy trình chuyên môn , quy trình chăm sóc , bảng kiểm công tác chăm sóc sản phụ trước trong và sau đẻ theo quy định của BYT.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cập nhật kiến thức cho CBYT

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất , trang thiết bị y tế cho một số khoa

phòng nhằm nâng cao công tác giáo dục sức khỏe cho nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện quy tắc ứng sử và chương trình thay đổi phong cách thái độ phục vụ hướng tưới sự hài lòng của người bệnh.

2. Đối với nhân viên y tế :

- Thực hiện đúng quy trình chuyên môn , quy trình chăm sóc trong khám chữa bệnh do đơn vị ban hành.

- Xây dựng quy trình chăm sóc chuẩn phù hợp với đặc điểm của khoa phòng.

- Cần nhận định đúng. đủ tình trạng sản phụ trước trong và sau đẻ

đổi mới phong cách thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh - Tăng cường công tác tư vấn, GDSK, cập nhật kiến thức, kỹ năng truyền thông, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chuyên môn cho các bộ y tế. - Tham gia các lớp tập huấn kiến thức mới về quản lý và chăm sóc sức khỏe sinh sản đặc biệt là công tác dự phòng CMSĐ.

3. Đối với người bệnh:

- Tuân thủ đúng nhận thức và kiến thức về dự phòng chảy máu sau đẻ - Thực hiện các lời khuyên, hướng dẫn, GDSK của CBYT.

- Khi có thai, cần khám thai định kỳ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y Tế - Vụ Khoa học và đào tạo (2006),Chăm sóc bà mẹ trong khi đẻ, Nhà

xuất bản Y học.

2. Bộ Y Tế (2010), Tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, xử trí cấp cứu các

tai biến sản khoa, ban hành kèm theo Quyết định 5231/QĐ-BYT ngày 28

tháng 12 năm 2010của Bộ trưởng Bộ Y tế.

3. Bộ Y Tế (2014),Điều dưỡng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học.

4. Bộ Y tế (2016), Tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản. ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm

2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5. Bộ Y Tế (2016),Tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ trẻ

sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai, ban hành kèm theo Quyết định

6734/QĐ-BYT ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

6. Phạm Văn Chung (2010). Nghiên cứu tình hình chảy máu sớm sau đẻ tại trung

tâm phụ sản trung ương trong 2 giai đoạn 1998-1999 và 2008-2009, Luận văn

tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại Học Y Hà Nội.

7.Phạm Thanh Hải (2008). Yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh. Đề tài nghiên cứu

cấp Viện, Trung tâm Từ Dũ,

8. Nguyễn Hồng Hạnh (2011). Tình Hình băng huyết sau sinh tại trung tâm đa

khoa thị xã Sông Cầu giai đoạn 2000-2010. Đề tài nghiên cứu cấp Viện, Trung

tâm đa khoa sông cầu.

9. Trần Sơn Thạch, Tạ Thị Thanh Thủy và Nguyễn Vạn Thông (2005). Mũi may

B-Lynch cải tiến điều trị băng huyết sau sanh nặng do đờ tử cung vỡ. Hội Nghị

Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần V.

10.Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc (2016). Bảng kiểm: Chăm sóc sản phụ sau đẻ

11. Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc (2016). Quy trình chăm sóc theo dõi sản phụ

trong 6 giờ đầu sau đẻ.

12. Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc (2017). Chăm sóc thiết yếu trong và sau đẻ.

13.Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc (2017). Quy trình sử dụng túi đo máu sau đẻ.

14. Trung tâm Y tế huyện Mỹ Lộc (2018). Báo cáo số liệu chăm sóc thai sản năm

2018, Phòng Kế hoạch tổng hợp.

15. Nguyễn Đức Vy (2002). Tình hình chảy máu sau đẻ tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và

Trẻ sơ sinh trong 6 năm (1996-2001). Tạp chí Thông tin Y dược, 3, 36-39.

TIẾNG ANH

16. A B Lanlonde. Et al (2006). Postpartum hemorrhage today: living in the

shadow of the TajMahal. A textbook of Postpartum hemorrhage, Sapiens

Publishing, 2-10.

17. ACOG Practice Bulletin No. 76: Postpartum Hemorrhage. Obstet Gynecol.

2006; 108:1039–1047

18. Carroli G, Cuesta C, Abalos E. Epidemiology of postpartum haemorrhage: a

systematic review. Best Pract Res Clin Obstet Gynaecol. 2008;22:999–1012

19. Duthie. S (2006). Postpartum hemorrhage in Asian countries, Sapiens

Publishing.

20. Khan K, Wojdyla D, Say L, et al. WHO analysis of causes of maternal death:

a systematic review. Lancet. 2006;367: 1066–1074.

21. Luis Gomes Sambo. (2006). Maternal mortality in developing woeld and the

special challenge in Africa. In A textbook of Postparturm hemorrhage, Sapiens

Publishing.

22. Nicole J. Woodley. Et al (2018). Prevalence of Post-Traumatic Stress Disorder after Vaginal Delivery and in Particular after Postpartum Hemorrhage.

23.Prendiville W, Harding J, Elbourne D, et al. The Bristol third stage trial: active

versus physiological management of third stage of labour. BMJ. 1988:297;

1295–1300.

24. Prendiville W, Elbourne D, McDonald S. Active versus expectant

management in the third stage of labour. Cochrane Database of Systematic

Reviews. 2000; 3.

25. Rogers J, Wood J, McCandlish R, et al. Active versus expectant management

of third stage of labour: the Hinchingbrooke randomised controlled trial. Lancet. 1998;351:693–699.

26. Zaat TR and et al (2018). Posttraumatic stress disorder related to postpartum

haemorrhage: A systematic review. Eur J Obstet Gynecol reprod Biol, 225,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác dự phòng chảy máu sau đẻ tại trung tâm y tế huyện mỹ lộc tỉnh nam định năm 2020 (Trang 35 - 42)