Phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã Quảng Ngãi từ 1954 đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 1975) (Trang 30 - 116)

7. Bố cục của luận văn

2.1.3 Phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã Quảng Ngãi từ 1954 đến

Sau hiệp định Giơnevơ, chấp hành chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Tỉnh ủy Quảng Ngãi xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Quảng Ngãi là phải đấu tranh chính trị giữ gìn lực lƣợng, bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng, giáo dục quần chúng giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ. Tỉnh ủy tập trung giải quyết tốt việc lãnh đạo, tổ chức chuyển quân tập kết, chuẩn bị tƣ tƣởng và tổ chức để chuyển sang đấu tranh chính trị với kẻ thù mới.

Tại Quảng Ngãi, từ ngày 1/8/1954 bắt đầu thực hiện lệnh ngừng bắn. Theo sự chỉ dạo của cấp trên, các chi bộ trên địa bàn thị xã Quảng Ngãi tập trung sức lo ổn định tình hình chính trị tƣ tƣởng trong nội bộ và nhân dân, sắp xếp cán bộ và con em tập kết ra Bắc. Ngoài việc tổ chức học tập sinh hoạt chính trị từ trong chi bộ ra các đoàn thể, cán bộ, Đảng viên đã bám sát quần chúng để động viên, tuyên truyền và vận động nhân dân trong thị xã

Tiếp đó,Ngày 24/12/1955, nhân dân thị xã Quảng Ngãi đứng lên phản đối

chính quyền phá hoại hiệp thƣơng tổng tuyển cử thống nhất đất nƣớc, truyền đơn rải khắp thị xã. Ngày 20/7/1956, truyền đơn tố cáo Mĩ - Diệm đƣợc rải tập trung một số nơi ở khu I, II, III, IV, V là những vùng có các cơ quan và đòn bốt của địch. Quần chúng cách mạng thị xã Quảng Ngãi đã treo cờ đỏ sao vàng trên các tuyến đƣờng, tập trung chủ yếu ở đƣờng Quang Trung. Các phong trào đấu tranh trên đã biểu thị một cách mạnh mẽ ý chí, nguyện vọng của nhân dân thị xã Quảng Ngãi đối với hòa bình và thống nhất đất nƣớc, mà còn nhằm chống trả lại chiến dịch “tố cộng” của Mĩ - Diệm đang triển khai tại địa phƣơng.

Tháng 4/1956, Tỉnh ủy Quảng Ngãi họp ở Di Ngâu (Trà Bồng) thông qua Nghị quyết phát động đấu tranh chính trị công khai, đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử để thống nhất nƣớc nhà. Hàng vạn đồng bào đã tham gia biểu tình chống Mĩ - Diệm kéo đến trụ sở chính quyền Sài Gòn ở Quảng Ngãi để chất vấn, phản đối Mĩ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ 1954.

Khi đế quốc Mĩ đẩy mạnh chiến dịch “ tố cộng, diệt cộng” thì mâu thuẩn giữa nhân dân ta và Mĩ ngày càng trở nên gây gắt. Vì thế phong trào chống chính sách “ tố cộng” diễn ra sôi nổi. Nhiều cụ già đặt rất nhiều câu hỏi trƣớc ban chỉ đạo “tố cộng” của chính quyền Sài Gòn ở địa phƣơng: “ Quốc gia nói Cộng Sản cƣớp không kháng chiến, nhƣng lúc đánh Tây, quốc gia ở đâu, sao thấy toàn cộng sản”, “ Cộng sản kêu gọi đánh Tây giành độc lập, nay mới có hòa bình, vậy sao quốc gia nói họ xấu, họ xấu ở chỗ nào ?” [10, tr.169 - 170]. Những câu hỏi dồn dập làm cho đối phƣơng không thể trả lời đƣợc.

Đối với phụ nữ, địch bắt đi học “ tố cộng”, chị em viện nhiều lý do để không đi nhƣ giả vờ ốm, con nhỏ,… Nếu nhƣ bị bắt đi thì đi nhƣng không học, không làm, chỉ ăn trầu, gây ồn ào buộc địch phải giải tán. Chúng bắt viết bài thu hoạch, thì chị em viết những câu chuyện không liên quan, có chị em thẳng thắn vạch trần hành động vi phạm Hiệp Định Giơnevơ 1954 của chính quyền Sài Gòn. Khi địch tiến hành ép ly khai, xé cờ Đảng, “ ly dị” chồng đi tập kết, lấy lính Sài Gòn, các mẹ động viên nhau giữ vững khí thế: “ Là tôi trung, không thờ hai chúa, gái chính chuyên, không lấy hai chồng” hoặc làm thơ đả kích: “ Thà rằng xuống tóc đi tu

Còn hơn lấy bọn lính ngu Cộng hòa” [ 31, tr.74]

Trong thời gian này, bên cạnh phong trào đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử, chống chiến dịch “ tố cộng” còn có phong trào chống lại trò hề “ trƣng cầu ý dân”, bầu cử quốc hội và ban hành hiến pháp riêng rẽ của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Các năm 1956 – 1957, tuy có nhiều khó khăn, nhƣng nhân dân thị xã Quảng Ngãi đã khéo léo dựa vào pháp lý của Hiệp định Genevơ, liên tiếp tổ chức các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ Nghĩa trang liệt sĩ của ta xây dựng tại sân vận động thị xã trƣớc khi rút quân, đồng bào thị xã Quảng Ngãi đã lập những tổ bảo vệ để ngày đêm canh giữ nghĩa trang, kết hợp với việc đƣa kiến nghị lên Tòa hành chính ngụy quyền tỉnh đòi không đƣợc di chuyển nghĩa trang đi nơi khác.

Tháng 5/1959, Chính quyền Sài Gòn ra luật 10/1959 nhằm đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Cộng ở miền Nam. Trƣớc tỉnh hình đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi triệu tập hội nghị mở rộng để học tập, bàn kế hoạch, biện pháp thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng. Tháng 8/1959, khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây giành thắng lợi, góp phần đƣa trào cách mạng ở thị xã Quảng Ngãi phát triển cao hơn

Bƣớc sang năm 1960, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân thị xã Quảng Ngãi tiếp tục phát triển mạnh. Phát triển một số lực lƣợng vùng ven nội thị, phối hợp vận động tổ chức các cuộc đấu tranh chính trị, tấn công vũ trang vào hàng ngũ của địch. Đặc biệt, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân thị xã Quảng Ngãi đã có sự hỗ trợ của đội vũ trang các huyện lân cận thị xã. Sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đã góp phần đánh bại chiến lƣợc “chiến tranh đơn phƣơng” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

Nhƣ vậy, những năm 1954 – 1958 thời kì khó khăn phức tạp, đen tối nhất đối với Quảng Ngãi, phong trào đấu tranh chính trị tƣởng chừng thoái trào, nhƣng với lòng yêu nƣớc, nhân dân Quảng Ngãi vẫn luôn tin tƣởng vào vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo. Đến năm 1959, thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ƣơng Đảng, dƣới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nhân dân thị xã Quảng Ngãi đã vùng lên đấu tranh mạnh mẽ cùng toàn tỉnh Quảng Ngãi và nhân dân miền Nam tiến hành Đồng khởi, góp phần đánh bại chiến lƣợc “Chiến tranh đơn phƣơng” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn.

. P on r o đấu tranh chính trị ở thị xã Quảng Ngãi (1961 – 1965)

2.2.1 Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn với thị xã Quảng Ngãi

Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) nhân dân miền Nam đã đánh thắng chiến lƣợc “Chiến tranh đơn phƣơng” của Mĩ, đẩy chế độ tay sai Sài Gòn chìm trong cơn “khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng”

Tháng 1/1961, Kennơdi thay Aixenhao làm Tổng thống, để cứu nguy cho chính quyền Sài Gòn, đế quốc Mĩ, cụ thể là Tổng thống Kennơđi chuyển sang

chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” lấy miền Nam Việt Nam làm thí điểm đầu tiên. Tuy nhiên, Mĩ chuyển sang chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” trong thế thua, thế bị động khi mà Mĩ - chính quyền Sài Gòn không thể ngăn cản đƣợc phong trào cách mạng miền Nam đã chuyển sang thế tấn công, từ khởi nghĩa từng phần và du kích, cục bộ chuyển thành chiến tranh các mạng.

Cuộc “Chiến tranh đặc biệt” là một hình thức chiến tranh xâm lƣợc thực dân kiểu mới, dùng ngƣời Việt đánh ngƣời Việt, sử dụng lực lƣợng tay sai ngụy quân, ngụy quyền, với vũ khí, trang bị phƣơng tiện chiến tranh, tài chính Mĩ, do Mĩ chỉ huy. “Chiến lƣợc chiến tranh đặc biệt” đƣợc thực hiện bằng kế hoạch Staley – Taylor nhằm “bình định” miền Nam trong 18 tháng. Trong chiến lƣợc mới này, Mĩ lấy tăng cƣờng quân đội Sài Gòn, đẩy mạnh càn quét kết hợp gom dân vào “ấp chiến lƣợc”,… làm những biện pháp chiến lƣợc chủ yếu, hòng tách lực lƣợng cách mạng ra khỏi dân để tiêu diệt.

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh địch thực hiện chính sách gom dân, lập ấp rất mạnh. Trong các “ấp chiến lƣợc” ở thị xã Quảng Ngãi, địch không ngừng tăng cƣờng củng cố các “liên gia”, tổ chức mạng lƣới cộng tác viên và mật báo viên, kết hợp phát triển nhanh các hội đoàn phản động để theo dõi và khống chế chặt các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, bọn biệt kích và cảnh sát vũ trang phối hợp với tổng đoàn đân vệ ngày đêm bất thần lùng sục các vùng hẻo lánh ở khu I, II, IV, V, VI. Chúng đánh phá phong trào quần chúng một cách khốc liệt, hòng biến “ấp chiến lƣợc” thành “pháo đài” ngăn chặn sự xâm nhập của ta vào thị xã. Sự kiểm soát gắt gao của địch đã gây nhiều ảnh hƣởng tới đời sống nhân dân và phong trào đấu tranh.

Đầu năm 1965, trƣớc nguy cơ “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản hoàn toàn, Mỹ đã loại Nguyễn Khánh, đƣa ê kíp tay sai hung hãn nhất là Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ lên, hòng đẩy cuộc chiến tranh xâm lƣợc đến bƣớc cao hơn.

Đối với Quảng Ngãi, địch thành lập “Biệt khu Quảng Ngãi trực thuộc Bộ tổng tham mƣu ngụy Sài Gòn, đƣa xuống 30 cố vấn Mĩ, thành lập sƣ đoàn bộ

binh 25 ngụy để cùng bảo an đánh phá phong trào, thực hiện chế độ quân quản vùng thị xã Quảng Ngãi. Ngô Đình Nhu ( em trai Ngô Đình Diệm ) đích thân ra Quảng Ngãi chỉ thị cho tay sai địa phƣơng: “ Muốn tồn tại ta phải đạp lên oán

hờn của dân chúng để thực hiện cho được quốc sách ấp chiến lược” [10, tr.179 ]

Với những âm mƣu, thủ đoạn nói trên, Mĩ - chính quyền Sài Gòn muốn nhanh chóng bình định miền Nam, tách dân với cách mạng, càn quét cán bộ của ta. Tình thế trên buộc Đảng ta và cấp ủy phải có những chủ trƣơng hành động ngăn chặn “chiến tranh đặc biệt” của địch, giữ gìn lực lƣợng, phát triển cách mạng.

2.2.2 Chủ trương của Đảng, Liên khu ủy V, tỉnh ủy Quảng Ngãi.

Tháng 1/1961, Bộ Chính trị họp ra Nghị quyết về phƣơng hƣớng và nhiệm vụ công tác trƣớc mắt, Nghị quyết nhấn mạnh: “Thời kỳ tạm ổn định của chế độ

Mĩ - Diệm đã chấm dứt và thời kỳ khủng hoảng triền mien đã bắt đầu… Đến nay, do lực lượng so sánh đã thay đổi, cần phải chuyển phương châm đấu tranh: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự” [102, tr.74] . Bộ Chính trị đề ra phƣơng châm công tác ba

vùng: Ở rừng núi, lấy đấu tranh quân sự làm chủ yếu. Ở đồng bằng, đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị có thể ngang nhau. Ở các vùng đô thị, lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu.

Cuối năm 1962, trong bối cảnh Mĩ thực hiện “chiến tranh đặc biệt”, triển khai quốc sách “ấp chiến lƣợc” ở miền Nam, Bộ Chính trị khẳng định tầm quan trọng và yêu cầu của đấu tranh chính trị: “Đấu tranh chính trị là một ưu thế tuyệt

đối và vũ khí lớn của ta, nó cũng có tác dụng như đấu tranh vũ trang. Đấu tranh chính trị là làm cho tất cả nhân dân và một phần binh lính Việt Nam Cộng hòa đứng lên chống lại chính quyền địch, trước mắt làm cho toàn dân tham gia và phục vị du kích chiến tranh, phá “ấp chiến lược” [105,tr.824].

Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ (1/11/1963), trên cơ sở nhận định tình hình miền Nam, Trung ƣơng đảng chỉ rõ nhiệm vụ trƣớc mắt của cách mạng

là: “Phát triển mạnh mẽ hơn nữa ý thức giác ngộ chính trị của nhân dân, phá

phần lớn các “ấp chiến lược”, làm chủ vùng rừng núi và phần lớn xã thôn vùng đồng bằng, tạo điều kiện cho phong trào quần chúng đô thị nổi dậy, đẩy chế độ Mĩ và tay sai đến chỗ khủng hoảng sâu sắc và mau suy sụp hơn” [106,tr.839].

Điều cần lƣu ý là mặc dù chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, nhƣng quốc sách “ấp chiến lƣợc” tiếp tục đƣợc chính quyền Sài Gòn kế thừa và triển khai với tên gọi là Ấp Tân Sinh. Do đó, đối với cách mạng, phá “ấp chiến lƣợc” vẫn là nhiệm vụ chủ yếu. Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 12/1963 chỉ đạo: “Phá vỡ về cơ bản hệ thống ấp chiến lược ở vùng nông thôn đông dân sát

đô thị. Muốn vậy, phải xây dựng cơ sở và phát động cho được quần chúng bên trong với khí thế nổi dậy liên tục để tự giải phóng, kết hợp sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị từ bên ngoài. Sau khi phá vỡ ấp chiến lược, phải nhanh chóng xây dựng làng xã chiến đấu, phát triển tự vệ, du kích, đẩy mạnh đấu tranh chính trị để giữ vững thế làm chủ” [106,tr.729].

Từ năm 1961, Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt”, trong đó “ấp chiến lƣợc” đƣợc coi là “xƣơng sống”. Đầu năm 1962, Liên Khu ủy V nhận định: Con đƣờng phát triển có lợi nhất của cách mạng hiện nay vẫn là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang song song kết hợp. Trƣớc mắt, phát động quần chúng vùng nông thôn đồng bằng nổi dậy phá kìm kẹp, tập trung mọi lực lƣợng và khả năng vào chống phá “ấp chiến lƣợc”. Chủ trƣơng chống phá quốc sách “ấp chiến lƣợc” tiếp tục đƣợc Liên khu ủy V nhấn mạnh sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ: “Tận dụng thời cơ thuận lợi và tình hình khủng hoảng, suy yếu

của địch, đẩy mạnh tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận trên khắp chiến trường, chủ yếu là nhằm phá sách ấp chiến lược, đập nát bộ máy kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ nông thôn” [103,tr.25].

Nhằm tiến kịp phong trào ở các đô thị miền Nam, nhất là Huế và Sài Gòn, tháng 1/1965, Liên Khu ủy V đề ra yêu cầu: “Phát triển phong trào thành thị,

thành phố, thị trấn, thị xã, đồn điền, mở rộng mặt trận, hết sức khoét sâu mâu thuẫn của địch, làm cho địch khủng hoảng càng trầm trọng” [103, tr.157].

Âm mƣu và thủ đoạn đánh phá của địch gây cho phong trào thị xã Quảng Ngãi và toàn tỉnh rất nhiều khó khăn. Trong những năm 1961 – 1963, vùng giải phóng của ta ở miền núi luôn bị địch đánh phá ác liệt. Ở đồng bằng sau đợt phát động đầu tiên (quý IV/1960), ta mới làm chủ ban đêm một số thôn vùng giáp ranh, thì vấp phải kế hoạch gom dân lập “ấp chiến lƣợc” của địch. Tại thị xã Quảng Ngãi và các thị trấn quận lỵ, phong trào còn yếu và các cơ sở cách mạng bị địch phá vỡ. Hơn nữa, trong khi địch ra sức chiếm giữ vùng giáp ranh, thực hiện cuộc chiến tranh phân tuyến, phân vùng, thì ta còn lúng túng trong phƣơng pháp mở phong trào, phá “ấp chiến lƣợc”, cũng nhƣ vận dụng phƣơng châm “2 chân 3 mũi” ở ba vùng.

Năm 1963, trƣớc tình hình mới với những âm mƣu và thủ đoạn của địch. Ban chấp hành trung ƣơng Đảng ra chỉ thị và nghị quyết mới, chỉ rõ phƣơng hƣớng, phƣơng châm đấu tranh của cách mạng miền Nam. Từ chỉ thị của Trung ƣơng Đảng tỉnh ủy Quảng Ngãi chỉ thị: Phát động quần chúng đấu tranh chính

trị, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động vũ trang hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị, động viên con em tham gia cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang làm cơ sở cho đấu tranh chính trị và phong trào lâu dài sau này” [10, tr.181].

Sau khi nghị quyết 9 của Trung ƣơng, các tổ chức Đảng ở thị xã Quảng Ngãi tiếp thu đƣợc phƣơng hƣớng nhiệm vụ do tỉnh ủy đề ra nhƣ động viên quân dân toàn tỉnh kiên quyết đánh bại chiến tranh đặc biệt, xây dựng cơ sở ở thị trấn, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ.

Tháng 1/1965, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ II chủ trƣơng “ Giải

phóng toàn bộ nông thôn, bao vây thị xã và thị trấn, tiến lên giải phóng toàn tỉnh”

[10, tr.198 ]. Đối với thị xã, Tỉnh còn chỉ rõ là tăng cƣờng lãnh đạo thị xã, thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào đấu tranh chính trị ở thị xã quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi trong kháng chiến chống mĩ, cứu nước (1954 1975) (Trang 30 - 116)