Hà Nội Dấu yêu .
“Đi nơi đâu ta vẫn nhớ tới chốn nơi đây. Sông hồng nặng phù sa cuộn sóng. Cây xum xuê bên làn nước biếc xanh. Sáng ánh sao bên Hồ Gươm soi bóng.”
Đó là những câu hát của bài:” Hát dưới trời Hà Nội”. Mỗi lần nghe bài hát đấy, trong em luôn tự hào về Hà Nội yêu dấu. Nơi em sinh ra và lớn lên.
Hà Nội thật đẹp. Đẹp bởi có Hồ Gươm, Hồ Tây, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc,… Có những con người hiền hoà, thanh lịch. Có những Phố Cổ rêu phong. Mùa thu tới , Hà Nội hiện ra với một vẻ quyến rũ, hương thơm nồng nàn của những bông Hoa Sữa đâu đó bay ra, làm cho con người cảm thấy thoải mái dễ chịu. Các bạn biết không:” Hoa Sữa chính là một loài hoa thể hiện nét đặc trưng của Hà Nội”. Điều đặc biệtkhi Hà Nội chuyển về đêm thì dường như mùi Hoa Sữa được toả hương nồng nàng hơn giữa trời thu se se lạnh. Đường phố lúc này, mọi người rủ nhau đi chơi tấp nập. Các bà, các cô bán hàng rong ngồi chờ khách. Mấy cô cậu thanh niên dắt nhau đi ăn khoai nướng. Có những em nhỏ cười nói tíu tít và ngắm nhìn những ánh đèn điện lánh lánh được kết thành hình bông hoa, ngôi sao trông thật đẹp mắt.
Hà Nội chúng ta là như thế đó. Đối với em Hà Nội vừa là quê hương thân thiết và cũng là niềm tự hào Thủ đô ngàn năm văn hiến của dân tộc ta. Tựa như đoạn kết của lời bài hát:” Cả Việt Nam đang vươn lên trong nắng mới rực hồng. Trái tim, đây Hà Nội ”.
Hà Nội với ba mươi sáu phố cổ.
“Ôi Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây. Đây nắng hồn núi sông ngàn năm. Đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội mến yêu…”.Mỗi khi lời ca ấy vang lên lại làm em nhớ về Hà Nội – thủ đô yêu dấu của chúng em.
Hà Nội có rất nhiều di tích lịch sử như: Lăng Bác, chùa Một Cột,… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ba mươi sáu phố cổ.
Theo lời kể của ông em, mỗi phố đều có một nét đặc trưng riêng. Ví dụ: phố Hàng đậu chuyên bán đậu, phố Hàng Lược chuyên bán lược nên ta quen gọi là phố Hàng Đậu, phố Hàng Lược,…
chắc dạ. Ôi! cái mùi vị ấy sao mà thơm, mà ngon đến thế? Từng chiếc bánh phở vuông vức được trần lên, bỏ vào bát rồi chan nước mỡ…Tất cả, tất cả đã làm du khách nước ngoài không thể quên khi đến với Hà Nội.
Thôi! Bây giờ chúng ta trở lại với ba mươi sáu phố cổ của các bạn nhé!. Sau khi ăn no, các vị khách tiếp tục đi thăm phố Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Chiếu,…Những ngôi nhà thấp, bé mọc lên san sát. Những con đường bọc nhựa đen nhánh, nhỏ hẹp…Tất cả đều đượm một vẻ cổ kính lạ lùng…
Cứ chiều chiều, ta lại nghe thấy tiếng rao đều đều:” cốm… đây! Ai.., mua… cốm…nàooo!” của các cô bán cốm vòng.
Em rất yêu Hà Nội . Dù có đi đâu xa, em sẽ không bao giờ quên Hà Nội – thủ đ yêu dấu của em.
Thuật lại buổi đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác
Đề bài: Em đã có dịp đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác. Em hãy thuật lại buổi đi thăm đó.
Bài làm
Nhân dịp Tết Ất Dậu này, bố đã quyết định đưa em đi chơi hồ Gươm, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Hà Nội.
Sáng mồng ba tết, em náo nức chuẩn bị lên đường. Đúng tám giờ, chiếc xe của bố con em bon bon chạy trên con đường quen thuộc dẫn đến hồ Gươm. Cảnh vật hai bên đường thật đẹp, nhà cửa san sát. Nhứng hàng cây rì rào đón gió. Ông mặt trời mỉm cười rải những tia nắng xuống mặt đường, xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông. Chỉ khoảng mười lăm phút sau đã đến nơi. Bố dắt xe đi gửi rồi cùng em đi dạo quanh hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, hình bầu dục, phẳng lặng như một chiếc gương phản chiếu cảnh trời xanh biêng biếc. Em vui sướng nói với bố: “Ôi! Bố ơi! Cảnh hồ Gươm ngày tết đẹp quá bố ạ!” Bố nhìn em trả lời: “Ừ!” Từng đoàn người diện những bộ quần áo thật đẹp để đi chơi hồ Gươm như một vườn hoa đủ màu sắc. Giữa hồ là bãi cỏ xanh mơn mởn, nơi tháp Rùa nổi lên uy nghi, cổ kính. Xa xa, ngọn Tháp Bút thẳng đứng, sừng sững như đang viết thơ lên bầu trời cao, đúng như lời tác giả Trần Đăng Khoa đã viết. Em thầm nghĩ: “ Tết này, trên cây cầu Thê Húc chắc chắn sẽ có rất nhiều người đây”. Quả đúng là như vậy, những người nước ngoài cũng đến để tham quan hồ Gươm. Một số người còn mang theo máy ảnh để chụp. Năm mới, cầu Thê Húc như được làm mới lại. Đẹp hơn bao giờ hết. Em bảo bố đi nhanh nhanh để đến đền Ngọc Sơn. Lấp ló sau tán đa già, mái đền trang nghiêm
hiện ra trước mắt. Bước chân vào trong đền, em cảm thấy một mùi hương thoang thoảng, lâng lâng đến khó tả. Em cảm thấy thật thoải mái dễ chịu. Em dẫn bố vào thăm xác rùa thần Kim Quy rồi đến thăm nơi thờ các vị anh hùng dân tộc, người đã hy sinh bảo vệ đất nước. Ra khỏi đền rồi, bố con em đi dạo một vòng quanh hồ. Chị liễu uốn mình ngồi chải đầu. Anh phương vĩ buồn rầu vì mình chưa nở hoa. Em và bố ngồi chơi ghế đá một tí rồi đi về.
Tiếc thật, chưa chơi được nhiều mà em đã phải đi về, nhưng hồ Gươm sẽ mãi còn đọng trong trí nhớ em. Sẽ có lần, bố lại đưa em đi hồ Gươm như lần này.
Thuật lại buổi đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác (1)
Đề bài: Em đã có dịp đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác. Em hãy thuật lại buổi đi thăm đó.
Bài làm
Nhân dịp mừng xuân Ất Dậu, em được gia đình đưa ra hồ Gươm chơi - một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nằm giữa trung tâm thủ đô.
Mới sáng mẹ đã nhắc em mau mau chuẩn bị để đi cho kịp giờ. Đúng tám giờ, chiếc xe máy của bố em chạy bon bon trên đường dẫn đến hồ Gươm. Hôm nay, phố xá thật là tấp nập bởi những đoàn người đi chơi xuân. Hai bên đường, cảnh vật cũng vui vẻ chẳng kém gì con người. Những hàng cây xanh rì rào trong gió, những chú bướm bay rập rờn bên những bồn hoa như muốn chào đón mùa xuân. Khoảng độ hai mươi phút sau, mặt nước xanh biếc đã hiện ra trước mắt em. Em thầm nghĩ “Quả nhiên, hồ Gươm đẹp hơn mỗi khi Tết đến, xuân về!”. Ôi! Mọi người đến đây rất đông, nhất là những người khách nước ngoài có dịp ăn Tết ở Việt Nam. Gia đình em liền đi về phía hồ. Mặt hồ rộng mênh mông, trông như một chiếc gương khổng lồ sáng loáng. Trên bầu trời, những đám mây xanh quyện với mặt nước hồ tạo nên một màu xanh thật dịu dàng. Xung quanh hồ, những anh phượng vĩ xòe tán, che mát cho vỉa hè. Chính giữa hồ, tháp Rùa nổi lên trên một bãi cỏ xanh mượt, đó là nơi các cụ Rùa lên nằm nghỉ. Xa xa, tháp Bút cao chót vót đứng trên gò đá như đang viết những vần thơ hay tuyệt lên bầu trời xanh. Em bảo bố:
- Bố ơi, bây giờ chúng ta sẽ đi qua cầu Thê Húc phải không bố? Bố trả lời:
- Ừ, chúng ta sẽ đi qua cầu Thê Húc rồi vào đền Ngọc Sơn.
Chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm đỏ chót dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính, lấp ló sau những cành lá sum sê. Khi bước vào sân đền, em nhìn thấy một bát hương to, cắm những cây hương đang tỏa khói nghi ngút. Bước vào bên trong, em thấy có một cụ Rùa vàng nằm bên trong chiếc tủ kính to. “Trong này thật là yên tĩnh”. Khi bước ra khỏi đên, em đã thấy chiếc đồng hồ - biểu tượng của bưu điện Thành phố điểm đúng chín giờ. Thấy vậy, bố nói:
- Chuẩn bị về thôi, hai mẹ con!
- Vâng ạ! Nhưng bố cho con ra đằng kia chơi một chút nhé! - Ừm nhưng đừng đi xa đấy!
- Vâng ạ! Em trả lời.
Em tranh thủ ra ngắm mấy bông hoa ở đằng kia. Dòng chữ màu vàng “Chúc mừng năm mới” được kết từ hoa cúc, nổi bật trên những chiếc lá xanh thẫm. Nghe tiếng bố gọi, em vội nói:
- Chào các bạn nhé!
Vậy là nhứng thời gian vui vẻ đã hết, em phải tạm biệt hồ Gươm và trở về ngôi nhà thân yêu của mình.
Thuật lại buổi đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác (2)
Đề bài: Em đã có dịp đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác. Em hãy thuật lại buổi đi thăm đó.
Bài làm
Em đã nhiều lần đi tham quan cảnh đẹp ở Hà Nội nhưng lầnđi thăm hồ Gươm đường Đinh Tiên Hoàng đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Sáng hôm đó là một ngày đẹp trời. Những tia nắng xuân bắt đầu chiếu xuống mặt đất cũng là lúc em bước xuống xe đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền. Ồ! Đẹp quá! Đứng bên lề đường phóng tầm mắt ra xa đường Đinh Tiên Hoàng và cảnh hồ Hoàn Kiếm như một bức tranh hùng vĩ đủ màu sắc đẹp lạ kì. Thoạt đầu, em sà vào ngắm cảnh các bồn hoa. Thôi thì đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng đang rung rinh khoe sắc trước gió. Em và người nhà đứng đó chụp mấy kiểu ảnh làm kỉ niệm. Nhà bưu điện đứng sừng sững nguy nga tráng lệ trong ánh ban mai. Và đây nữa tượng đài Lí Thái Tổ trang nghiêm. Cây cối ở đây có đủ màu sắc đẹp vô ngần. Từ trong ra ngoài tượng Lí Thái Tổ được xây bằng những khối đá bóng loáng đẹp tuyệt vời. Tượng được đặt trên bệ cao mặt nhìn thẳng ra hồ đối diện với tháp Rùa.`Tháp Rùa được xây dựng rất chắc chắn. Ở đây người ta vừa
đón một cái tết nguyên đán hai nghìn không trăm linh sáu nên cờ hoa, khẩu hiệu biểu ngữ màu sắc lung linh trông không chán mắt. Lại có cả bồn hoa bằng cúc vàng xếp thanh dòng chữ “Mừng Đảng mừng xuân” đẹp vô cùng. Những cây cổ thụ vượn raôm lấy một khoảng rộng trên mặt hồ, rễ mọc tua tủa, lạ mắt lắm. Hàng sấu lá xanh thẫm đứng uy nghi như những chú lính canh đường. Một công viên nhỏ đã hiện ra với đủ các loại cây cao thấp. Có những cây cổ thụ thân mình uốn lượn như hình rồng cuốn lạ mắt lắm. Tất cả đang đung đưa trước gió như vẫy chào đoàn người qua lại tấp nập. Hàng liễu yếu ớt đang soi gương chải tóc quanh hồ. Những bồn hoa như đang ghanh tị với những cây cổ thụ, cố nhoi lên để hưởng ánh nắng mặt trời. Em tiếp tục đi. Ô kìa! Cầu Thê Húc, đên Ngọc Sơn đang hiện ra trước mắt. Thoạt đầu là Tháp Bút đứng trên một cồn đá cao trước cổng. Hình tháp Bút viết lên nền trời cao tượng trưng cho thủ đô nghìn năm văn hiến. Cổng ra vào được sơn màu trắng đỏ sặc sỡ. Cầu Thê Húc cong cong có màu đỏ sẫm bắc qau đền Ngọc Sơn. Đứng trên cầu nhìn ra giữa hồ, mặt nước long lanh gợn sóng lăn tăn. Đây chính là một kì quan của thủ đô Hà Nội. Đền Ngọc Sơn uy nghi đứng giữa hồ lấp sau lùm cây um tùm xanh tươi quanh năm. Vào trong đền khói hương nghi ngút. Các bà, các cô ăn mặc áo dài đang khấn vái cầu chúc cho gia đình an khang thịnh vượng. Cảnh ở đây vừa đẹp vừa uy nghi và có cái gì đó thiêng liêng huyền bí. Em vừa ngắm hồ vừa nhớ lại sự tích hồ Hoàn Kiếm càng thấy hồ đẹp và huyền thoại. Theo bước chân những người đi vãn cảnh em định ra về thì đối diện bên kia cổng có một tượng đài đạp vào mắt em. Tượng ba cảm tử quân ôm bom ba càng, súng, lưỡi lê với dòng chữ: “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Ôi có một Hà Nội đẹp và tráng lệ. Có một bờ hồ lộng lẫy như hôm nay thì nhân dân ta đã đổ bao nhiêu xương máu rồi đó.
Trời đã trưa. Trước lhi ra về em muốn ngắm lại toàn cảnh một lần nữa. Ôi nhìn không chán mắt. Có cái gì đó níu kéo em ở lại. Em ước ao ở Hà Nội có nhiều cảnh đẹp như thế.
Thuật lại buổi đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác (3)
Đề bài: Em đã có dịp đi thăm một cảnh đẹp ở địa phương hoặc một nơi khác. Em hãy thuật lại buổi đi thăm đó.
Bài làm
Ôi, ngày em mong đợi đã đến. Đó chính là ngày em đi thăm quan ở trường. Hồi ấy, em còn học lớp 4.
Đúng 7 giờ, em đến trường cùng với bác cặp béo bự đựng toàn thức ăn ngon. Mấy bác ô tô khoác chiếc áo vằn trắng xanh trông như những chú rùa khổng lồ đã đợi sẵn ở trường. Đúng 7 giờ 30, cô Ngọc hiệu phó cho các lớp 4, 5 xuống xếp hàng và dặn dò các việc phải làm. “Uống nước nhớ nguồn” chính là chủ đề của chuyến đi này. Mục đích chính của chủ đề này là phải nhớ ơn các vị vua đã có công dựng nước để xây dựng nên đất nước Việt Nam. Lớp em được cô Ngọc phân chị Lan làm hướng dẫn viên. Tám giờ, chúng em xuất phát. Thật ngạc nhiên, hôm đó chúng em được đi thăm đền Đô. Ngồi trên xe ô tô cùng với bạn Kiều Anh, chiếc xe ô tô vẫn bon bon chạy, chúng em tâm sự với nhau:
- Cánh đồng lúa rộng bao la, bát ngát đất nước ta giàu và đẹp thật Kiều Anh nhỉ?
- Ừ đẹp thật đấy!
Chúng em đang nói chuyện vui vẻ với nhau bỗng một tiếng “Rầm” vang lên. Xe ô tô lên một đoạn đất đá bị lồi trên mặt đường. Cả lớp thót tim run sợ. Chị Lan nói:
- Không sao đâu, các em trật tự nào!
Hết đoạn cánh đồng rộng, vào đến Bắc Ninh. Ở đây các cửa hàng bán đồ san sát nhau như một nơi bán hàng tập thể. Sợ cả lớp say và làm cho thời gian quãng đường thêm ngắn lại, chị Lan bảo ban Ngọc bắt nhịp cho cả lớp hát vài bài. Lớp em hát to, rõ ràng, lấn áp cả tiếng xe đang chạy. Đến đền Đô, các lớp xếp hàng nối đuôi nhau đi vào. Một khu đất rộng chính là điạ điểm lý tưởng cho đền Đô. Trước cửa đền là một cánh cửa gỗ to, màu đen tuyền. Đối diện đền là dòng sông quanh năm hiền hòa chảy. Vào đầu mùa lễ hội, ở dòng sông ngân lên những câu quan họ. Xung quanh là những hàng cây xanh tốt. Chúng em vào và dừng lại ở sân đền, nghe các anh hướng dẫn viên kể lại cho nghe sự tích của đền rồi truyền thuyết về tám vị vua thời Lý. Khi nghe xong, chúng em nháo nhác, chỉ muốn lao vào đền ngay thôi. Ngồi đến mỏi hết cả chân, chúng em cũng được vào thăm đền. Bao nhiêu dáo, mác, gươm, đao…làm chúng em sợ hãi. Vào sâu trong đền, tượng của 8 vị vua thời Lý được sắp xếp đúng thứ tự theo các mốc lịch sử. Những bức tượng đó vừa đẹp lại vừa uy nghi, tráng lệ. Được lau bóng loáng, lóng lánh như đắp vàng. Bức tượng của ông Lý Thái Tổ ngồi giữa hai cậu bé có mái tóc trái đào, ông mặc một bộ quần áo màu vàng đậm, đội trên đầu một cái mũ nhiều ngọc xanh cùng với đôi giày mũi cong ung dung nhìn chúng em với với ánh mắt trìu mến và thiết tha. Dưới bàn thờ các vị vua là hòm công đức ở đó luôn luôn có