Các tham số đánh giá hiệu năng của mạng cảm biến không dây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số phương pháp giao tiếp giữa các cảm biến và ứng dụng iot trong giám sát thiết bị điện phòng học (Trang 30 - 33)

MC LC

6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.4. Các tham số đánh giá hiệu năng của mạng cảm biến không dây

Hiệu năng (Performance) là khái niệm hƣớng đến cái cuối cùng là đánh giá mức độ thực hiện các mục tiêu, mục đích đã đƣợc định trƣớc cho một hoạt động hoặc một chƣơng trình đã đƣợc thực hiện.

Trong lĩnh vực kỹ thuật, hiệu năng thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ hay hiệu quả về mặt thực hiện của một hệ thống, chƣơng trình, hoạt động kỹ thuật nào đó [14].

Hiệu năng mạng (Network Performance) biểu thị việc đánh giá mạng hoạt động tốt nhƣ thế nào: thời gian đáp ứng nhanh (ít trễ), độ chính xác cao, tiết kiệm năng lƣợng tiêu thụ, tiết kiệm trang thiết bị, thời gian sống kéo dài, …

iới hạn về hiệu năng của WSN đa sự kiện cũng giống nhƣ của WSN th ng thƣờng, chủ yếu do hạn chế về tài nguyên (năng lƣợng, bộ nhớ, khả năng xử lý, cự ly truyền dẫn của các nút có giới hạn) và m i trƣờng kh ng dây nhiều biến động trong trƣờng cảm biến. Trong WSN, hiệu năng xoay quanh vấn đề đánh giá hiệu quả truyền th ng, vì mạng cảm biến kh ng dây bị hạn chế về mặt năng lƣợng nên rất nhiều tham số đánh giá hiệu năng liên quan tới việc phải tiết kiệm năng lƣợng và sử dụng năng lƣợng hiệu quả, khi đó thời gian sống của mạng sẽ đƣợc kéo dài [15].

Tham số thời gian sống là một trong những tham số đƣợc quan tâm hàng đầu với các nhà nghiên cứu về WSN th ng thƣờng, tuy nhiên với những mạng WSN đa sự kiện còn nhiều tham số đƣợc ƣu tiên đánh giá nhƣ thời gian trễ, tỷ lệ mất gói,… tùy theo yêu cầu của từng sự kiện khác nhau.

- Hiệu quả sử dụng năng l ợng:

Sử dụng hiệu quả năng lƣợng là một trong những tiêu chí hàng đầu của mạng cảm biến kh ng dây [15]. Trong thời kỳ 2000-2010 yếu tố sử dụng tiết kiệm năng lƣợng đƣợc đặt lên hàng đầu trong việc thiết kế cảm biến và những giao thức trong mạng này kéo theo những kỹ thuật đƣợc áp dụng để kéo dài thời gian sống trên năng lƣợng hữu hạn của cảm biến. Trong một thập kỷ trở lại đây, từ khi kỹ thuật tái nạp năng lƣợng đƣợc hiện thực hóa với mạng cảm biến kh ng dây [16], [17], [18], [19], vấn đề sử dụng hiệu quả năng lƣợng còn đƣợc đánh giá theo mức tiêu thụ năng lƣợng trung bình [20], [21].

+ Thời gian sống: Thời gian sống của mạng cảm biến định nghĩa khoảng thời gian từ thời điểm khởi đầu mạng cho tới khi có nút hoặc vùng hoặc toàn mạng kh ng còn hoạt động đƣợc. Khái niệm này đƣợc định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận khác nhau, thƣờng phụ thuộc vào ứng dụng và ngữ cảnh cảm biến nhƣ sau: (1) Khoảng thời gian mà mạng trong trạng thái hoạt động. Nói cách khác, thời gian sống của mạng đƣợc định nghĩa là thời gian hoạt động của mạng trong đó mạng có thể thực hiện đƣợc nhiệm vụ của nó. (2) Khoảng thời gian tối đa trong đó những cảm biến có khả năng giám sát hiện tƣợng cần quan tâm. (3) Khoảng thời gian mạng cảm biến kh ng dây có thể hoạt động với toàn bộ chức năng (fully operative). Một trong những định nghĩa hay đƣợc dùng là khoảng thời gian từ khi mạng hoạt động tới khi nút đầu tiên hết năng lƣợng để gửi đƣợc một gói tin vì mất một nút có nghĩa là mạng có thể mất một vài chức năng. Song, cũng có thể sử dụng một định nghĩa khác đó là thời gian tới khi vài nút (một nhóm nút/một tỷ lệ nút) chết hoặc hết năng

lƣợng pin, cho tới khi những nút mạng khác có thể đƣợc dùng để thu thập th ng tin yêu cầu hay định tuyến bản tin mang th ng tin đó tới đích của nó. (4) Tham số này đƣợc dùng để phản ánh khoảng thời gian từ khi bắt đầu triển khai mạng tới khi bị mất th ng tin của một vùng mạng. Ít khi với các ứng dụng kh ng cần độ chính xác cao thì thời gian này đƣợc tính tới khi tất cả các nút đều chết /mất th ng tin trên toàn mạng.

Hình 1.11. Các khái niệm liên quan tới thời gian sống trong WSN

Liên quan đến thời gian sống này, có hai giai đoạn cụ thể hay đƣợc xét: iai đoạn ổn định của mạng: ây là khoảng thời gian từ khi mạng cảm biến bắt đầu hoạt động tới khi một nút/vùng phủ đầu tiên bị chết/mất liên lạc; Giai đoạn không ổn định: Là khoảng thời gian tính từ khi có nút/vùng phủ đầu tiên chết/mất liên lạc đến khi tất cả các nút đều chết.

+ Năng lƣợng cho việc truyền một đơn vị dữ liệu: Hiệu quả tiêu thụ năng lƣợng có thể đƣợc xác định là tỷ lệ nghịch của năng lƣợng tiêu thụ trung bình cho việc truyền thành c ng một đơn vị dữ liệu. Nhƣ vậy năng lƣợng tiêu thụ trung bình cho việc truyền một đơn vị dữ liệu càng ít thì hiệu quả tiêu thụ càng cao.

- Trễ gói tin: Thời gian trễ (delay/latency): Trong những bối cảnh khác nhau và trong những kiểu mạng khác nhau thì thời gian trễ sẽ đƣợc tính khác nhau. Với mạng cảm biến kh ng dây định hƣớng sự kiện, thời gian trễ là khoảng thời gian gửi tin từ nguồn (nút cảm biến phát hiện sự kiện) tới nút đích (nút sink). Thời gian trễ còn đƣợc tính là tổng thời gian từ khi phát hiện sự kiện đến khi hệ thống nắm bắt đƣợc và xử lý, trả về đáp ứng. Khi thời gian

trễ càng nhỏ thì chất lƣợng truyền th ng càng tốt. Thời gian trễ lớn có thể do nhiều nguyên nhân nhƣ chất lƣợng đƣờng truyền kh ng tốt hoặc do tắc nghẽn. Với các ứng dụng tƣơng tác còn có yêu cầu cao về chất lƣợng và trễ để đảm bảo tính thời gian thực.

- ộ tin cậy: ó nhiều mức độ tin cậy khác nhau đƣợc sử dụng trong WSN để đánh giá hiệu năng mạng nhƣ độ tin cậy theo gói hay sự kiện, độ tin cậy trên từng chặng hoặc từ đầu đến cuối, …

Hình 1.12. Phân loại khái niệm độ tin cậy truyền tin trong WSN

ộ tin cậy theo gói hay độ tin cậy theo sự kiện liên quan tới việc cần có bao nhiêu th ng tin để Sink xác nhận đƣợc là xuất hiện sự kiện nào đó trong trƣờng cảm biến. Truyền gói tin cậy yêu cầu toàn bộ gói mang dữ liệu cảm biến từ các nút cảm biến phải đƣợc truyền tin cậy tới Sink. Trong khi đó truyền sự kiện tin cậy chỉ yêu cầu Sink có đủ th ng tin để chắc chắn biết đƣợc có sự kiện xảy ra trong mạng thay vì phải nhận đƣợc toàn bộ gói mang th ng tin cảm nhận. ó thể đánh giá độ tin cậy theo gói th ng qua tham số tỷ lệ gói truyền thành c ng PSR hoặc tỷ lệ lỗi gói P R, tỷ lệ P R thƣờng đƣợc coi là tỷ lệ nghịch với độ tin cậy của việc truyền tin trong mạng. òn với độ tin cậy theo sự kiện thì việc đánh giá còn phụ thuộc vào đặc điểm của ứng dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số phương pháp giao tiếp giữa các cảm biến và ứng dụng iot trong giám sát thiết bị điện phòng học (Trang 30 - 33)