Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn nam á (Trang 52 - 55)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty TNHH Nam Á đã và đang không ngừng hoàn thiện tổ chức bộ máy của đơn vị để thực hiện chức năng quản lý sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho Công ty tồn tại và phát triển. Công ty sắp xếp cơ cấu tổ chức trên nguyên tắc phù hợp với trình độ và năng lực của từng nhân viên. Bộ máy của công ty đƣợc tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến- chức năng, các phòng ban tham mƣu cho ban giám đốc theo chức năng, nhiệm vụ của mình, giúp hỗ trợ đƣa ra các quyết định, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quyết định.

Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nam Á đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Nam Á

(Nguồn: Hồ sơ phòng tổ chức – hành chính công ty TNHH Nam Á)

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty, do Đại hội đồng Cổ đông công ty bầu ra. Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan của công ty. Ngƣời đứng đầu Hội đồng Quản trị là Chủtịch Hội đồng Quản trị do Hội đồng Quản trị bầu ra trong số thành viên Hội đồng Quản trị. Chủ tịch Hội đồng Quản trị có nhiệm vụ lập chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng Quản trị, theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị và chủ tọa các cuộc họp của Đại hội Cổ đông. Chủ tịch Hội đồng quản trị thay mặt Hội đồng quản trị, là ngƣời đại diện trƣớc pháp luật, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh, điều hành và quản lý, các phòng ban làm chức năng tham mƣu thực hiện theo lĩnh vực đƣợc phân công.

- Giám đốc: Làngƣời chịu trách nhiệm chính và chỉ đạo trực tiếp toàn bộ hoạt động của công ty.

- Phó giámđốc:

+ Phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và đề xuất với Giám đốc kế hoạch kinh doanh, xuất nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, điều chỉnh giá thành sản phẩm. Quản lý và điều hành tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, báo cáo thƣờng xuyên, định kỳ về tiến độ kinh doanh với Giám đốc.

+ Phó giám đốc sản xuất có nhiệm vụ phụ trách về sản xuất, kỹ thuật, nghiên cứu khoa học và an toàn vệ sinh lao động. Là ngƣời xây dựng, đề xuất với Giám đốc kế hoạch sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất, nhu cầu về vật tƣ hàng hoá cho sản xuất, báo các thƣờng xuyên và định kỳ với Giám đốc về tiến độ sản xuất.

- Các phòng ban giúpviệc:

+ Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác quản lý lao động tiền lƣơng, công tác hành chính, phúc lợi...

+ Phòng kế toán tài chính: Tổng hợp, ghi chép số liệu, tình hình tài chính của công ty, báo cáo trực tiếp với Giám đốc; thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ, thực hiện tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra; đề xuất các biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời những sai lệch trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính;

+ Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ dự thảo kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tƣ sửa chữa lớn, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Phòng kinh doanh: nghiên cứu các dự thảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch để đƣa ra các phƣơng án thực hiện, nghiên cứu, điều tra thị trƣờng, xây dựng chính sách giá cả.

+ Phòng kỹ thuật, kiểm nghiệm: Tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật, quản lý chất lƣợng sản phẩm.

+ Bộ phận nghiên cứu sản phẩm: Tiến hành các công việc nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới chất lƣợng cao.

+ Phòng xuất nhập khẩu: Nhập vật tƣ hàng hoá để sản xuất kinh doanh, bán sản phẩm hàng hoá cho Công ty: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị bạn khi có yêu cầu.

+ Phân xƣởng sản xuất: thực hiện sản xuất các sản phẩm theo kế hoạch đã giao, đảm bảo chất lƣợng đúng thời gian giao nhập kho và đáp ứng đƣợc chất lƣợng của sảnphẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích báo cáo tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn nam á (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)