3. Thực trạng công tác chăm sóc, điều trị chongười bệnh tăng huyết áp tại Bệnh
3.2. Thực trạng nhận thức về các hành vi nguy cơ trong sử dụng thuốc của ngườ
2018
Đề tài được thực hiện một khảo sát nhỏ trên 30 người bệnh THA đang điều trị nội trú tại khoa Nội tim mạch – Bện viện Gang Thép. Kết quả cho thấy:
STT Nhận thức về hành vi nguy cơ tuân thủ dùng thuốc
Tỷ lệ NB nhận thức chưa đúng
( %)
1 Không cần uống thuốc đều dặn 33,3
2 Có thể bớt 1 trong các loại thuốc 16,7
5 Chỉ uống thuốc khi huyết áp cao 26,7 6 Chỉ uống thuốc khi có dấu hiệu tăng huyết áp 33,3
7 Chỉ đi khám khi huyết áp tăng 10,0
Bảng 3.2: Nhận thức về các hành vi nguy cơ trong sử dụng thuốc của người bệnh THA – tại khoa Nội tim mạch – BV Gang Thép Thái Nguyên 3.3. Các ưu điểm và tồn tại
3.3.1. Ưu điểm
Bệnh viện/ khoa phòng đã thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh tăng huyết áp theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế
Phòng khám THA do khoa nội và khoa khám bệnh đảm nhiệm. Hàng ngày phòng khám có 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng làm việc tại phòng khám
Khoa có giám sát quá trình điều trị và tái khám để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
Người bệnh đến khám được lập hồ sơ bệnh án điều trị riêng, có sổ khám định kì theo tháng.
Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe đã được triển khai
Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để BN tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của người bệnh
BN đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.
Hàng tháng người bệnh đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo
Phòng khám huyết áp, phòng xét nghiệm, phòng cấp phát thuốc đặt gần nhau han chế việc đi lại của người bệnh.
Hàng tháng khoa có tổ chức tư vấnGDSK lồng ghép họp Hội đồng người bệnh cấpkhoa
Tại khoa đã xây dựng được 01 bàn tư vấn giáo dục sức khỏe.
Hiệu quả điều trị: Đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ người bệnh bị biến chứng phải tái nhập viện.
3.3.2.Nhược điểm
Nhận thức hành vi nguy cơ về tuân thủ dùng thuốc của người bệnh THA vẫn còn cao như:
+ Người bệnh chỉ đi khám khi huyết áp tăng.
+ Người bệnh còn uống thuốc tùy tiện, mua thêm thuốc khác hoặc bỏ bớt một số thuốc.
+ Người bệnh uống thuốc không đều (quên uống thuốc) + Chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng.
+ Người bệnh không tái khám hoặc tái khám không đúng hẹn
Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của điều dưỡng trong khoa chưa đạt hiệu quả cao.
Về cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu do người bệnh đến khám và điều trị ngày một đông.
Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí hạn hẹp.
Quá tải người bệnh, hiện tại mỗi điều dưỡng một ngày chăm sóc từ 15-20 người bệnh nên chất lượng chăm sóc chưa cao.
Đội ngũ điều dưỡng trong khoa còn trẻ, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm trong chăm sóc đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh.
3.3.3. Nguyên nhân
Nhận thức của người bệnh THA về hành vi nguy cơ còn hạn chế là do: + Đa số người bệnh là người cao tuổi, cùng với sự lão hoá của tuổi già thì cũng có sự suy giảm trí nhớ do vậy nhận thức của người bệnh về bệnh và kiến thức tự chăm sóc cũng suy giảm.
+ Người bệnh chủ quan, chưa coi trọng về vai trò của và tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định.
+ Người bệnh tự ý bỏ thuốc là do tác dụng phụ của thuốc.
Công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh THA chưa được chú
trọng là do:
+ Chưa có quy định cụ thể về việc GDSK cho người bệnh THA.
+ Tài liệu, trang thiết bị để tư vấn, giáo dục cho người bệnh số lượng ít, chưa được bổ xung kịp thời.
+ Công tác tư vấn GDSK cho người bệnh THA nhiều khi thực hiện chưa
thường xuyên và liên tục, còn bỏ sót người bệnh
+ Nội dung tư vấn giáo dụng sức khỏe chưa cụ thể, chưa chi tiết.
+ Hình thức tư vấn giáo dục mới chỉ 1 chiều, còn mang tính hình thức, không có thời gian để thảo luận và hướng dẫn cụ thể cho từng cá nhân. Chưa tạo ra được môi trường cho người bệnh chia sẻ kinh nghiệm với nhau
+ NVYT còn ít kinh nghiệm, khả năng truyền đạt còn chưa thuyết phục, chưa lôi cuốn người nghe
+ Hạn chế về nhân lực và quá tải người bệnh, chính vì vậy điều dưỡng có ít thời gian để hướng dẫn cụ thể đến từng người bệnh
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Từcơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng nhận thức hành vi nguy cơ trong tuân thủ sử dụng thuốc của NB tăng huyết áp tại khoa Nội Tim Mạch bệnh việnGang Thép Thái Nguyên, em xin phép đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường nhận thức về hành vi nguy cơ trong tuân thủ điều trị thuốc ở người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Gang Thép như sau:
4.1. Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế
Bổ sung thêm trang thiết bị như: ti vi, các pano để dán ở các buồng bệnh, phòng tư vấn, các tờ rơi in màu, ... để tư vấn cho người bệnh đạt kết quả tốt.
Có tài liệu tư vấn giáo dục về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho người bệnh tăng huyết áp chuẩn. Trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn GDSK cho điều dưỡng viên
Điều dưỡng phải được cập nhật kiến thức về bệnh tăng huyết áp thường xuyên và liên tục thông qua các lớp tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe định kỳ 3 tháng /lần.
Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn điều dưỡng tại khoa 1 tháng/lần. Bệnh viện tổ chức thi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng truyền đạt cho các điều dưỡng toàn viện 1 lần/năm
Có quy định cụ thể nội dung tư vấn giáo dục là một trong những nội dung chăm sóc người bệnh mà điều dưỡng thực hiện.Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh từ lúc người bệnh vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi người bệnh ra viện để giúp người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là người bệnh cao tuổi có thể nhớ được.
Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.
Thành lập các câu lạc bộ người bệnh tăng huyết áp tại khoa: Khuyến khích và giới thiệu các người bệnh tăng huyết áp tham gia vào câu lạc bộ để người bệnh có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Tăng cường quản lý sử dụng thuốc bằng cách thu hồi vỏ thuốc đã phát cho người bệnh trong lần tái khám sau của người bệnh.
4.2. Đối với người bệnh THA
Tôn trọng và thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của cán bộ y tế. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị
Tự theo dõi huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà hoặc ra trạm y tế phường, xã gần nhà và ghi chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày vàcũng là để nhắc nhở người bệnh không quên uống thuốc.
Đặt đồng hồ báo thức hoặc uống thuốc vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của người bệnh.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc.
Tham gia vào câu lạc bộ tăng huyết áp tại khoa, chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc giữa các người bệnh.
Nên mua bảo hiểm y tế để giảm gánh nặng về kinh tế trong quá trình điều trị lâu dài.
Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo kịp thờicho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
5. KẾT LUẬN
5.1. Nhận thức về hành vi nguy cơ trong sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Gang Thép năm 2018 còn nhiều tồn tại. Cụ thể, người bệnh còn cho rằng:
Người bệnh chỉ đi khám khi huyết áp tăng. Người bệnh có thể uống bớt thuốc theo đơn
Không cần uống thuốc hàng ngày, chỉ uống khi huyết áp cao.
Khi cần, người bệnh có thể uống thêm thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ Người bệnh không cần tái khám hoặc tái khám không đúng hẹn.
Nguyên nhân thực tế trên là do: Đa số người bệnh tăng HA là người cao tuổi nên nhận thức của người bệnh về bệnh và kiến thức tự chăm sóc cũng suy giảm, người bệnh tự bỏ thuốc do một số thuốc có tác dụng phụ.Tình trạng quá tải người bệnh, nhân lực điều dưỡng chưa đủ. Điều dưỡng trẻ nhiều nên kiến thức và kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt. Trang thiết bị phục vụ cho tư vấn giáo dục sức khỏe còn thiếu.
5.2. Giải pháp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp.
5.2.1. Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế
Bổ sung thêm trang thiết bị như: ti vi, các pano để dán ở các buồng bệnh, phòng tư vấn, các tờ rơi in màu, ... để tư vấn cho người bệnh đạt kết quả tốt.
Có tài liệu tư vấn giáo dục về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho người bệnh tăng huyết áp chuẩn. Trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc.
Nâng cao kiến thức và kỹ năng tư vấn GDSK cho điều dưỡng viên
+ Điều dưỡng phải được cập nhật kiến thức về bệnh tăng huyết áp thường xuyên và liên tục thông qua các lớp tập huấn nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe định kỳ 3 tháng /lần.
+ Bệnh viện tổ chức thi kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng truyền đạt cho các điều dưỡng toàn viện 1 lần/năm
Có quy định cụ thể nội dung tư vấn giáo dục là một trong những nội dung chăm sóc người bệnh mà điều dưỡng thực hiện.Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh từ lúc người bệnh vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi người bệnh ra viện để giúp người bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là người bệnh cao tuổi có thể nhớ được.
Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.
Thành lập các câu lạc bộ người bệnh tăng huyết áp tại khoa: Khuyến khích và giới thiệu các người bệnh tăng huyết áp tham gia vào câu lạc bộ để người bệnh có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm với nhau.
Tăng cường quản lý sử dụng thuốc bằng cách thu hồi vỏ thuốc đã phát cho người bệnh trong lần tái khám sau của người bệnh.
5.2.2. Đối với người bệnh tăng huyết áp
Tôn trọng và thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của cán bộ y tế. Người bệnh không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị
Tự theo dõi huyết áp hàng ngày bằng máy đo huyết áp điện tử tại nhà hoặc ra trạm y tế phường, xã gần nhà và ghi chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày vàcũng là để nhắc nhở người bệnh không quên uống thuốc.
Đặt đồng hồ báo thức hoặc uống thuốc vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của người bệnh.
Hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc.
Tham gia vào câu lạc bộ tăng huyết áp tại khoa, chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc giữa các người bệnh.
Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Thị Minh An(2011). Nội khoa cơ sở tập1. Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội.
2. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
3. Bộ Y tế (2011). Chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp - Bộ tài liệu truyền thông: pano, áp phích, tờ rơi, <http://huyetap.vn/news/vn/tai-lieu-truyen- thong/bo-tai-lieu-truyen-thong-pano-ap-phich-to-roi.html>, xem 02/8/2018.
3. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Ninh Văn Đông (2010). Đánh giá sự tuân thủ điều trị của người bệnh
tăng huyết áp trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông – Quận Hoàn Kiếm Hà Nội năm 2010.Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng, Hà Nội
5. Lý Huy Khanh (2010).Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại phòng khám
Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (từ 01/2008 đến 6/2009). Đề tài cấp Cơ sở
6. Nguyễn Tuấn Khanh (2013). Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố
lien quan của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện đa khoa Tiền Giang. Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
7. Nguyễn Xuân Phú và cộng sự (2011).Thực trạng thực hành tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp của người bệnh 25-60 tuổi tại 4 phường của Tp Hà
Nội.Tạp chí Y học thực hành, 4, tr 104-108
8. Đồng Văn Thành (2012). Tổng kết 10 năm triển khai mô hình quản lý và
điều trị có kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Bạch Mai và 22 bệnh viện khác. Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, Hà Nội
9. Bùi Thị Mai Tranh và cộng sự (2011).Sự tuân thủ dùng thuốc hạ áp trên
người bệnh cao tuổi tăng huyết áp. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, tập 16, số 4 10. Nguyễn Lân Việt và các cộng sự (2007). Áp dụng một số giải pháp can thiệp
TIẾNG ANH
11. American Heart Association (2017).Medication Adherence - Taking Your Meds as Directed. Available at: https://www.heart.org/en/health- topics/consumer-healthcare/medication-information/medication-adherence-taking- your-meds-as-directed#.Waf4prIjGpp, acsessed 15/8/2018.
12. Daniel1, A. C. Q. G., Eugenia Velludo Veiga, E. V (2013). Factors that
interfere the medication compliance in hypertensive patients. Einstein,11(3): 331-
337.
13. J. Golshahi and et al(2015). Self-care and adherence to medication: a
survey in the hypertension outpatient clinic.Journal of Advance Biomedical
Research. 4, p. 204.
14. L.G. Glynn and et al (2010). Interventions used to improve control of
blood pressure in patients with hypertension.The Cochrane database of systematic
reviews. 17(3).
15.A.V. Chobanian and et al (2003), The Seventh Report of the Joint
National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High