1.2.3.1. Trên thế giới:
Đầu thế kỷ 20 ở châu Á, châu Phi và châu mỹ với sự phát triển của nghành công nghiệp mỏ và khai thác khoáng chất đã làm tăng số công nhân có nguy cơ mắc BP-Si. Năm 1932 - 1934, bang Virrginia ( Hoa Kỳ) > 700 công nhân chết thảm (Hầm cầu Gawley) sau 5năm lao động. 1988, Ehrlich RI. Và cs qua nghiên cứu ở 217 công nhân đúc thép, sản xuất vật liệu chịu lửa và gốm sứ cho thấy tỷ lệ mắc BP-Si tới 83%. Năm 1988, Cowie RL và cộng sự nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh BP – Si chiếm 75,6% ở thợ mỏ vàng châu phi
người. Trong giai đoạn 5 năm từ 1991 – 1995, ở Trung Quốc đã báo cáo trong số 59.733 trường hợp mới mắc bệnh bụi phổi , có tới 29.274 trường hợp mắc bệnh BP – Si . Tính đến cuối năm 1998, số ca hiện mắc lê tới 42.041 trường hợp . Hiện có trên 10 triệu công nhân đang tiếp xúc với bụi silic. Số lượng mắc mới trung bình khoảng 12.000 – 15.000 ca và hàng năm có khoảng 5000 trường hợp tử vong vì bệnh bụi silic
1.2.3.2. Tại Việt Nam:
Tháng 5/1977, phát hiện và giám định được 62 trường hợp bị bệnh BP-Si tại nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Cảnh và ccs (1989) ở khu vực khai thác đá sản xuất vật liệu Miền trung, nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 5-8,5 lần….
Còn rất nhiều nghiên cứu khác về bệnh bụi phổi nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nói về chăm sóc của điều dưỡng cho công nhân đang bị bệnh điều trị tại cơ sở y tế.
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN