Kiến thức về suy tim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hành vi tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi suy tim đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới quảng bình năm 2017 (Trang 25 - 26)

Kiến thức về suy tim là một yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các hành vi tự chăm sóc ở người bệnh suy tim [27]. Orem, (2001) đã chứng minh rằng kiến thức là sức mạnh để có thể thực hiện được hành vi tự chăm sóc. Quan trọng hơn, người bệnh bị suy tim nên có kiến thức đầy đủ, cả không điều trị bằng thuốc và điều trị bằng thuốc, đặc biệt là liên quan đến chế độ ăn uống, tập thể dục, hạn chế dịch, theo dõi cân nặng hàng ngày, tác dụng y học, tác dụng phụ và cách dùng thuốc cần được thực hiện và chuẩn độ. Điều này có thể là một thách thức ở người bệnh rối loạn chức năng nhận thức [17]. Hơn nữa, kiến thức suy tim là yếu tố quan trọng liên quan đến sự tuân thủ hành vi tự chăm sóc ở người cao tuổi suy tim [55]

Nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng đa số người bệnh có kiến thức về bệnh thấp chiếm 75,3% và cũng cho thấy sự cần thiết của phương pháp tiếp cận sáng tạo để cung cấp thông tin cho người bệnh với tình trạng này. Mặc dù mức độ thấp nhưng kiến thức liên quan đáng kể với hành vi tự chăm sóc (p <0,001), nêu bật tầm quan trọng của mức độ kiến thức đối với hành vi tự chăm sóc trong suy tim [34]

Trong một nghiên cứu khác cho thấy kiến thức về bệnh thấp (29,3%) và nhất là không nhận thức được tầm quan trọng của tự chăm sóc trong suy tim. Kiến thức về suy tim có mối tương quan với hành vi tự chăm sóc (r = 0,42; p < 0,01) [37]. Cũng trong một nghiên cứu khác cho thấy kiến thức suy tim cũng liên quan với hành vi tự chăm sóc bản thân (r= 0,66; p <0,01). [4]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hành vi tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi suy tim đang được điều trị tại bệnh viện hữu nghị việt nam cu ba đồng hới quảng bình năm 2017 (Trang 25 - 26)