Đánh giá kiến thức của NCSC trước và sau can thiệp: Kiến thức về PHCN
vận động là một trong những mảng kiến thức quan trọng, giúp người bệnh đột quỵ phục hồi được các chức năng vận động của cơ thể mình. Chúng tôi chọn điểm cắt 50% để đánh giá kiến thức của NCSC. Kết quả trước can thiệp có 7,4% NCSC có kiến thức đạt và 92,6% NCSC có kiến thức không đạt. Sau khi đánh giá kiến thức của NCSC về phục hồi chức năng cho người đột quỵ, chúng tôi tiến hành can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ bằng cách phát tờ rơi và tư vấn tấn trực tiếp người chăm sóc chính tại khoa phòng. Hiệu quả của can thiệp được đánh giá sau 10 ngày, kết quả thu được có 96,3% NCSC có kiến thức đạt và 3,7% NCSC có kiến thức không đạt. Tỷ lệ này cho thấy can thiệp đã thu được kết quả rất khả quan, nâng cao được kiến thức cho NCSC. Tỷ lệ NCSC có kiến thức đạt tăng từ 7,4% trước can thiệp lên thành 96,3% sau can thiệp. Điểm trung bình kiến thức của NCSC là 5,57
± 2,44, sau can thiệp trung bình điểm kiến thức tăng lên là 11,98 ± 1,21, trong đó người thấp nhất được 7 điểm và người có số điểm cao nhất là 13 điểm. Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p <0,001.
Đánh giá khả năng thực hành của NCSC trước và sau can thiệp: Để cho
người bệnh đột quỵ độc lập trong sinh hoạt và hòa nhập cộng đồng chúng tôi đánh giá cao vai trò của NCSC trong quá trình thực hiện các kỹ thuật PHCN. Chúng tôi chọn điểm cắt 50% để đánh giá thực hành của NCSC. Trước can thiệp chỉ có 5,6% NCSC thực hiện được các kỹ thuật PHCN cho người bệnh đột quỵ và có đến 94,4% là không thực hiện được. Sau khi được hướng dẫn trực tiếp các làm các kỹ thuật trên người bệnh tỷ lệ đó đã thay đổi rõ rệt. Đạt 98,1% không đạt 1,9%.
Việc thay đổi tư thế cho người bệnh đóng 1 vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Giúp cho người bệnh hạn chế được các biến chứng xảy ra trên da và hệ hô hấp. điểm trung bình của NCSC về việc thay đổi tư thế là 10,56 ± 2,82 sau can thiệp trung bình điểm kỹ năng tăng lên là 18,30 ±1,96
Để hạn chế biến chứng co cơ cứng khớp và làm tốt các chức năng sinh hoạt của người bệnh. NCSC cần có kỹ năng thực hành về các bài tập duy trì, tăng cường sức mạnh cơ và sinh hoat hàng ngày và điểm kỹ năng thực hành cho người bệnh sau đột quỵ của NCSC trước can thiệp điểm trung bình là 6,83 ± 2,21, sau can thiệp trung bình điểm kỹ năng tăng lên là 13,96 ± 3,41. Trong đó người thấp nhât được 10 điểm, cao nhất 30 điểm. Sự thay đổi là có ý nghĩa thống kê với p <0,001
Với những kết quả như ở trên có thể thấy sự thay đổi tích cực của NCSC sau khi được can thiệp giáo dục cả về lý thuyết lẫn thực hành. Điều đó cũng cho thấy vai trò của nhân viên y tế nói chung và ở nghiên cứu này là những người làm công tác phục hồi chức năng nói riêng trong việc tư vấn, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe là đặc biệt quan trọng nhất là trong việc hướng dẫn thực hành trực tiếp bằng phương pháp cầm tay chỉ việc hoặc thông qua các tài liệu có hình ảnh minh họa rõ nét. Chứng tỏ hiệu quả của việc can thiệp giáo dục là vô cùng to lớn ngoài việc nâng cao hiệu quả điều trị nó còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm bớt hậu quả của bệnh tật, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội
Do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ công cụ đánh giá dựa trên Quyết định số 1149/QĐ – BYT ngày 01 tháng 4 năm 2008 về phục hồi chức năng người bệnh sau tai biến mạch máu não, chúng tôi không tìm thấy những nghiên cứu có các tiêu chí đánh giá tương tự, vì vậy việc bàn luận của chúng tôi còn gặp nhiều hạn chế.