Giải pháp để khắc phục giải quyết vấn đề chăm sóc sau sinh 24 giờ đầu tại khoa sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh 24 giờ tại khoa sản trung tâm y tế huyện chiêm hóa 2020 (Trang 32 - 43)

đầu tại khoa sản trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa.

Đề xuất cụ thể tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa

Qua việc thực hiện và theo dõi quá trình chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa so với quy trình chuẩn học viên đưa ra một số đề xuất cụ thể tại khoa như sau:

- Sau khi sinh, việc sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh trong vòng 2 giờ đầu là rất quan trọng, tuy cơ sở vật chất tại khoa phòng còn chưa đủ, xong lãnh đạo khoa nên sắp xếp thật hợp lý để mỗi sản phụ sau sinh đều được theo dõi tại phòng

sinh theo quy trình chuẩn.

- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn sau khi sinh tại phòng hậu sản cho các sản phụ là điều không thể bỏ qua. Lãnh đạo khoa cần chỉ đạo NHS bố trí thời gian làm việc hợp lý, thực hiện nghiêm túc việc theo dõi các dấu hiệu sinh tồn theo quy trình chuẩn để các sản phụ luôn được theo dõi sát và đề phòng các biến chứng có thể sảy ra.

- Giữ vệ sinh cá nhân sau khi sinh theo quy trình chuẩn cần được các mẹ thực hiện đúng để tránh nhiễm khuấn hậu sản. Trong mỗi phòng bệnh đều có các phòng vệ sinh phục vụ cho nhu cầu nằm điều trị tại khoa phòng của các bệnh nhân. Tuy nhiên, lãnh đạo khoa cần chỉ đạo cho cán bộ vệ sinh môi trường luôn kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ ở các phòng này, luôn theo dõi các trang thiết bị trong phòng vệ sinh để kịp thời phát hiện các thiết bị hỏng báo cáo kịp thời để sửa chữa hoặc thay mới.

- Do trong bệnh viện chưa có khoa dinh dưỡng phục vụ xuất ăn cho các bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại bệnh viện, mà trong viện chỉ có căng tin, ở căng tin ngoài bày bán các vật dụng sinh hoạt hằng ngày thì các đồ ăn chín cũng được bày bán tại đây. Vấn đề ở đây là quản lý các đồ ăn chín, ăn sẵn được bày bán cần được sự quan tâm của ban lãnh đạo bệnh viện cũng như đội VSATTP, để mỗi người bệnh khi mua các đồ ăn ở căng tin đều hoàn toàn yên tâm về thực phẩm sạch cũng như dinh dưỡng được đảm bảo.

- Như chúng ta đều biết, ở các vùng quê đâu đó vẫn còn tồn tại các phong tục lạc hậu, và việc nuôi con bằng sữa mẹ theo quan niệm của một số người cao tuổi vẫn

cho rằng ”ngày xưa, chúng tao cho con ăn cơm nhai từ lúc 3 ngày tuổi cũng có sao

đâu?”, và sau khi sinh khi thấy mẹ chưa có sữa người nhà các sản phụ thường pha

sữa ngoài hoặc cho trẻ uống mật ong, mà điều này theo hướng dẫn thì không đúng theo cách chăm sóc trẻ, có nhiều khi người nhà pha sữa ngoài ngọt hơn cho nên khi mẹ có sữa trở lại con lại không muốn bú mẹ nữa vì đã quen với uống sữa ngoài. Việc làm này các NHS cần đặc biệt chú ý để tư vấn, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho các sản phụ cũng như người nhà sản phụ để cách chăm sóc cho trẻ cần theo đúng hưỡng

dẫn.

- Sau khi sinh, không chỉ các mẹ được chăm sóc chu đáo tại khoa mà các trẻ cũng luôn được theo dõi chăm sóc một cách tốt nhất, hằng ngày việc tắm rửa, chăm sóc rốn, thay quần áo sạch sẽ cho trẻ luôn được các điều dưỡng và NHS đảm nhận, thực hiện. Tuy vậy, qua quan sát các vật dụng chăm sóc cho trẻ tại khoa còn sơ sài, chưa được đầy đủ theo quy định, công việc này lãnh đạo khoa cần có ý kiến với ban lãnh đạo Trung tâm để các vật dụng phục vụ cho việc chăm sóc cho trẻ và các bệnh nhân nằm điều trị tại khoa phòng được thực hiện một cách tốt nhất.

- Việc chăm sóc tinh thần cho sản phụ sau khi sinh là việc làm gần đây vẫn chưa được chú trọng nhiều. Để xoá bỏ, thay đổi các tập tục lạc hậu thì các điều dưỡng và NHS chăm sóc cần chú ý quan tâm tư vấn, giải thích cho các mẹ và đặc biệt là người nhà hiểu, giữ cho tinh thần các mẹ luôn được thoải mái, tạo niềm vui và sự quan tâm chăm sóc từ gia đình.

- Sau khi sinh, việc tư vấn cho các sản phụ lựa chọn, áp dụng các biện pháp tránh thai cho phù hợp để giữ cho người mẹ luôn được thoải mái về tình thần cũng như giữ cho sức khoẻ của người mẹ trong việc có thai ngoài ý muốn sau khi sinh. Lúc này cần sự tư vấn, hướng dẫn tận tình của các bác sỹ, điều dưỡng và NHS trong khoa.

Qua kết quả báo cáo chuyên đề ở trên về thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa, học viên đưa ra một số kết luận như sau:

Thực trạng chăm sóc sản phụ sau đẻ thường tại sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa:

Các bước chăm sóc sản phụ sau sinh so với quy trình chuẩn tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa về cơ bản đã được thực hiện nhưng chưa thực hiện được đầy đủ và đúng quy trình.

Nhận thức của các sản phụ và người nhà về việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản sau khi sinh còn chưa được đầy đủ.

Các thông tin, giáo dục truyền thông và tư vấn về sức khoẻ sinh sản sau sinh cho các bà mẹ còn nhiều thiếu sót về nội dung, loại hình, về kỹ năng giáo dục truyền thông, về tài liệu tuyên truyền vận động cũng như về kinh phí.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sản phụ sau sinh 24h .

Lãnh đạo khoa bố trí phân công NHS thực hiện chăm sóc theo từng buồng và có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các NHS hỗ trợ nhau trong công việc chăm sóc.

Tạo kiều kiện cho Nữ hộ sinh được tham gia học hỏi nhiều hơn nữa với các Nữ hộ sinh, điều dưỡng của các tuyến trên trong nước và quốc tế.

Tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sản phụ.

Phát huy hơn nữa hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản, cộng tác viên dân số trong việc tuyên truyền, giáo dục những kiến thức và vận động thực hành chăm sóc sức khoẻ thai sản và trẻ sơ sinh.

- Các giải pháp nhằm cải thiện chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại khoa sản Trung tâm y tế huyện Chiêm Hóa: Về thời gian nằm theo dõi tại phòng sinh của sản phụ, công việc cần thực hiện ngay là lãnh đạo khoa chỉ đạo cho NHS sắp xếp cho các sản phụ được nằm theo dõi tại phòng sinh một cách tốt nhất theo quy định. Khi không đủ bàn chờ đẻ cho sản phụ nằm theo dõi mà phải chuyển về phòng hậu sản thì phải bố trí cán bộ theo dõi sát, đề phòng các biến chứng có thể sảy ra.

- Về theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho sản phụ: Lãnh đạo khoa chỉ đạo cán bộ phụ trách khoa phòng nghiêm chỉnh thực hiện quy trình chăm sóc sản phụ sau khi sinh, đảm bảo mỗi một sản phụ sau sinh đều được theo dõi các dấu hiệu sinh tồn ít nhất 2 lần/ngày.

- Chăm sóc, vệ sinh tầng sinh môn và bộ phận sinh dục ngoài: Mỗi cán bộ được phân công phụ trách phòng bệnh cùng với nhân viên môi trường trong khoa thường xuyên kiểm tra các trang thiết bị trong phòng vệ sinh, hệ thống dẫn nước, xô chậu đựng nước (sạch sẽ) để đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu vệ sinh và chăm sóc sau sinh của sản phụ.

- Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh: Lãnh đạo khoa đề nghị với lãnh đạo bệnh viện cùng với các phòng chức năng trong viện thường xuyên, định kỳ kiểm tra, hoặc kiểm tra đột xuất công tác VSATTP tại các căng tin bày bán các loại thực phẩm, đồ ăn trong Trung tâm

- Hướng dẫn tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ: Trong khuân viên của khoa ngoài việc dán các hình ảnh, áp phích và các thông điệp về tác dụng của việc nuôi con bằng sữa mẹ thì bên cạnh đó nên có các hình ảnh, các áp phích về mặt không tốt của việc nuôi con bằng sữa ngoài. NHS trong khoa cần tăng cường hơn nữa trong việc tư vấn, hướng dẫn cho sản phụ và người nhà các sản phụ tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sau đẻ của người NHS có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Lãnh đạo khoa nên có một số kế hoạch đáp ứng phù hợp về nguồn lực, đào tạo, bồi dưỡng chuyên biệt về công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ

cho đội ngũ hộ sinh, làm công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh; phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho ngành./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ Y tế và UNFPA (1999), Báo cáo hội thảo quốc gia về chính sách chăm sóc sản

khoa thiết yếu.

2. Bộ Y tế (2001), Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Tài liệu dùng cho cán bộ y tế cơ

sở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2001), Chiến lược Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn

2001-2010, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2000). “Chuyên mục sức khoẻ sinh sản”, tạp chí bác sỹ gia đình

5. Bộ Y tế (2004). Niên giám thống kê y tế 2003.

6. Bộ Y tế (2010), Tài liệu Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Việt Hùng (2004), “Thay đổi giải phẫu và sinh lý của người phụ nữ sau

đẻ” - Bài giảng sản phụ khoa tập I, tái bản lần thứ III, Nhà Xuất bản Y học Hà Nội,

Tr 33 - 51.

8. Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh (2000), Cẩm nang kỹ thuật phụ sản, Nhà xuất

bản y học.

9. Bộ Y tế - Số 4637/QĐ-BYT-2014: Quyết định về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

10. Chính phủ (2014), Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong lĩnh vực y tế, Chính phủ, Hà Nội

11. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (2009), Tình trạng trẻ em trên thế giới năm 2009:

Sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tiếng Anh:

12. WHO (2012), WHO recommendations for the prevention and treatment

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHIÊM HÓA

PHIẾU TÓM TẮT QUY TRÌNH ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC SAU SINH THƯỜNG

Điều trị, theo dõi,

chăm sóc Ngày 1 (chú ý 6 giờ đầu sau sinh) Ngày 2 Ngày 3

Thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kháng sinh uống: Cephatam 750mg hoặc Cefuroxim. Giảm đau: Paracetammol.

-Kháng sinh uống: Cephatam hoặc Cefuroxim. -Giảm đau: Paracetammol -Kháng sinh uống: Cephatam hoặc Cefuroxim. -Giảm đau: Paracetammol Xét nghiệm

- Siêu âm phụ khoa nếu nghi ngờ sót

nhau. -nghi ngờ sót nhau hoặc Siêu âm phụ khoa nếu

bế sản dịch.

-XN: Tổng phân tích máu, CRP: nếu có sốt bất thường, thiếu máu hoặc nghi ngờ có nhiễm trùng hậu sản. Khám đánh giá bệnh và điều trị -Đánh giá tình trạng mất máu cấp: + Da, niêm mạc;

+ Dấu sinh tồn: M, Thân nhiệt, HA, Nhịp thở.

-Đánh giá băng huyết sau sinh:

+Dấu hiệu ra máu âm đạo nhiều, máu tươi, máu cục ;

-Dấu hiệu choáng: Tay chân lạnh, vã

-Đánh giá tình trạng bế sản dịch:

+ Dấu hiệu: Đau tức thắt lưng, cùng cụt, sản dịch ra ít.

-Chăm sóc, kiểm tra tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo mỗi buổi sáng.

-Đánh giá tình trạng bế sản dịch, nhiễm trùng hậu sản:

+ Dấu hiệu: Sốt, đau tức lưng, sản dịch ra ít; sản dịch có mùi hôi.

-Chăm sóc, kiểm tra tầng sinh môn, âm hộ,

mồ hôi, tim đập nhanh, da niêm nhợt, HA tụt, kẹp …

âm đạo mỗi buổi sáng.

Sinh hoạt Đi lại nhẹ nhàng trong phòng - Đi lại nhẹ nhàng trong phòng hoặc hành lang. - Đi lại nhẹ nhàng trong phòng hoặc hành lang.

Dinh dưỡng

-Ăn cháo thịt, uống sữa;

-Uống nhiều nước

-Ăn cơm như thường

ngày;

-Chế độ ăn giàu dinh dưỡng;

-Uống nhiều nước

-Ăn cơm như thường

ngày;

-Chế độ ăn giàu dinh dưỡng;

-Uống nhiều nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Truyền thông cho người bệnh

-Dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường; -Cho con bú sớm ngay sau sinh; -Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ. -Các biện pháp tránh thai.

- Dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh: Sốt cao, bỏ bú, co giật, ngủ khó đánh thức, nôn ói nhiều, vàng da nhanh,

vàng da đậm.

-Cách tắm trẻ sơ sinh; -Cách theo dõi và chăm sóc rốn.

Thảo kế hoạch ra viện

-Đề cập vấn đề bạn quan tâm khi ra viện;

-Chuẩn bị mọi việc, khi gặp trở ngại thì có người chăm sóc tại nhà.

-Đề cập vấn đề bạn quan tâm khi ra viện; -Không còn thắc mắc trước ra viện.

-Tiêm vaccin theo lịch tiêm chủng mở rộng. -Dùng thuốc theo đơn. -Dùng viên sắt sau sinh từ 1- 2 tháng.

Phụ lục 2:

CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH NGÀY ĐẦU SAU ĐẺ Theo dõi - chăm sóc trong 2 giờ đầu.

Cho mẹ Cho con Đạt yêu

cầu

Chưa đạt yêu

cầu - Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ. - Bảo đảm trẻ thở được bình thường: ngay khi đỡ trẻ ra, hơi

nghiêng đầu trẻ để dãi dớt dễ chảy ra ngoài. Nếu có biểu hiện ngạt, phải xử trí cấp cứu ngay..

- Nếu mẹ và con đều bình thường, ngay lúc này có thể cho con nằm cạnh mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú.

- Giữ ấm: nhiệt độ phòng từ 26oC - 28oC, không có gió lùa. Luôn để trẻ nằm với mẹ, tốt nhất là đặt trẻ tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ. Mặc ấm, đội mũ. Không tắm cho trẻ trước 6 giờ sau đẻ.

- Cho bú mẹ ngay trong vòng 1 giờ đầu sau đẻ. Không cho bất cứ thức ăn, nước uống nào khác.

- -

- Thực hiện chăm sóc thường qui: khám toàn thân, chăm sóc rốn, mắt, tiêm vitamin K1, tiêm vaccin viêm gan B và BCG.

Theo dõi: Theo dõi:

Thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi tử cung, ra máu tại các thời điểm 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút,

90 phút và 120 phút.

- Ngay khi đẻ ra: chỉ số Apgar phút thứ 1, thứ 5 và thứ 10. -Toàn trạng: thở, màu sắc da, thân nhiệt, tiêu hóa: 15 -20 phút trong 2 giờ đầu.

Lưu ý: khi theo dõi/chăm sóc mẹ và con phải đảm bảo vệ sinh ở mức tối đa: Rửa tay nước sạch và xà phòng trước và sau mỗi lần chăm sóc.

- Dụng cụ chăm sóc phải vô khuẩn, không dùng chung cho các sản phụ hoặc trẻ sơ sinh

khác.

- Tã, áo, khăn, đồ dùng cho mẹ và con phải khô, sạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo dõi từ giờ thứ ba đến hết ngày đầu.

Cho mẹ Cho con

Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu - Đưa mẹ và con về phòng, theo dõi các nội

dung như trên 1 giờ/lần.

-Mẹ có băng vệ sinh sạch, đủ thấm. -Giúp mẹ ăn uống và ngủ yên.

-Cho mẹ vận động sớm sau đẻ 6 giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ sau sinh 24 giờ tại khoa sản trung tâm y tế huyện chiêm hóa 2020 (Trang 32 - 43)