XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN CHO NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TYP 2 TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT CHUYỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tư vấn cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết – chuyển hóa bệnh viện gang thép thái nguyên năm 2018 (Trang 33 - 38)

CHO NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TYP 2 TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TIẾT- CHUYỂN HÓA

Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và trực trạng hoạt động tư vấn cho người bệnh ĐTĐ typ 2 tại phòng khám Nội tiết - Chuyển hóa bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, do vậy chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

4.1. Đối với bệnh viện

- Bổ xung thêm nhân viên cho phòng khám Nội tiết - chuyển hóa;

- Thành lập bàn tư vấn riêng của trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa và dần đề nghị với BHYT chi trả cho người bệnh được hưởng gói dịch vụ tư vấn đó;

- Phòng tư vấn phải có tranh ảnh liên quan bệnh ĐTĐ: Biến chứng ĐTĐ, chế độ ăn, thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn, nên tránh, hoạt động luyện tập hàng ngày cho người bệnh tiểu đường;

- Biên soạn, in ấn các tờ rơi tuyên truyền về bệnh ĐTĐ phát cho người bệnh: Tờ rơi có 1 trang, dễ hiểu, bao gồm những biến chứng của ĐTĐ nếu không tuân thủ chế độ điều trị, các biện pháp theo dõi và quản lý ĐTĐ;

- Có CBYT là chuyên khoa dinh dưỡng, là chuyên gia tư vấn được đào tạo chuyên xâu

4.2 Đối với cán bộ y tế

- Cập nhập kiến thức về bệnh tiểu đường thường xuyên liên tục;

- Xây dựng tài liệu truyền thông( tờ rơi, sổ tay tuyên truyền về ĐTĐ) phát cho người bệnh khi đến khám.

- Tư vấn cho người bệnh thay đổi lối sống, tập thể dục, không uống rượu, không hút thuốc lá;

+ Tư vấn tác dụng của thuốc, giúp người bệnh nâng cao kỹ năng tự chăm sóc và tuân thủ điều trị (dinh dưỡng, chăm sóc bàn chân...)

+ Tư vấn dấu hiệu hạ đường huyết và cách xử lý

- Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thông qua chế độ ăn uống Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đây cũng là thứ ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị của bệnh nhân tiểu đường. Chế độ ăn của người bị tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo bữa ăn phải cung cấp đủ năng lượng nhằm giữ cân nặng ở mức vừa phải.

+ Chế độ ăn phải đảm bảo có đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tỷ lệ nhất định.

+ Chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ. + Bữa ăn giàu vitamin.

4.3. Đối với người bệnh

- Những người bệnh nào đã khám và đang chờ xét nghiệm sẽ chuyển sang phòng tư vấn để nghe tư vấn.

- Để đảm bảo mang tới hiệu quả tốt nhất phòng tránh biến chứng, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nguyên tắc:

+ Ăn uống điều độ, đúng giờ.

+ Nên chia khẩu phần thành những bữa nhỏ.

+ Không nên thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh khiến cơ thể không thích ứng dễ gây ra bệnh về tiêu hóa.

Người bệnh cần có kế hoạch tập luyện hợp lý. Bởi, hoạt động này có thể mang lại nhiều lợi ích:

+ Giảm lượng đường huyết trong máu.

+ Cải thiện tình trạng dùng glucose của cơ thể. + Tăng khả năng sản xuất insulin.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua việc giảm lượng cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt.

+ Cải thiện tình trạng cao huyết áp ở mức trung bình và nhẹ. + Tăng hiệu suất hoạt động của tim và hệ thống tuần hoàn.

Tuy nhiên, trước khi định ra bài tập, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ nhằm tránh những tổn thương xảy ra trong quá trình tập luyện.Người bị bệnh tiểu đường nên tập khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày. Có thể tập tăng từ từ làm sao đảm bảo sức khỏe cho người bệnh

KẾT LUẬN

1. Hoạt động tư vấn cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại phòng khám Nội tiết - Chuyển hóa bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên

Bệnh viện đã rất cố gắng để hoạt động tư vấn cho người bệnh đái tháo đường được hiệu quả thể hiện bằng việc bố trí nhân lực, có quy định về việc tư vấn cho người bệnh, song vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ về những nguy cơ cũng như biến chứng của bệnh trong thời gian tái khám và điều trị.

Nguyên nhân của thực tế trên là do: (1) cán bộ còn thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều việc; (2) Thủ tục hành chính nhiều; (3) Số người người bệnh lớn và: (4) Thiếu vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tư vấn

2. Một số giải pháp cải thiện hoạt động tư vấn cho người bệnh đái tháo đường type 2 trong thời gian tới.

2.1. Đối với bệnh viện

- Bổ xung thêm nhân viên cho phòng khám Nội tiết - chuyển hóa;

- Thành lập bàn tư vấn riêng của trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa và dần đề nghị với BHYT chi trả cho người bệnh được hưởng gói dịch vụ tư vấn đó;

- Phòng tư vấn phải có tranh ảnh liên quan bệnh ĐTĐ: Biến chứng ĐTĐ, chế độ ăn, thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn, nên tránh, hoạt động luyện tập hàng ngày cho người bệnh tiểu đường;

- Biên soạn, in ấn các tờ rơi tuyên truyền về bệnh ĐTĐ phát cho người bệnh: Tờ rơi có 1 trang, dễ hiểu, bao gồm những biến chứng của ĐTĐ nếu không tuân thủ chế độ điều trị, các biện pháp theo dõi và quản lý ĐTĐ;

- Có CBYT là chuyên khoa dinh dưỡng, là chuyên gia tư vấn được đào tạo chuyên xâu.

2.2 Đối với cán bộ y tế

- Cập nhập kiến thức về bệnh tiểu đường thường xuyên liên tục;

- Nâng cao kỹ năng tư vấn cho người bệnh đặc biệt việc phát triển và sử dụng tài liệu truyền thông.

Hình 9: Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2011), Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường týp 2, 3280/QĐ-BYT

2.Tạ Văn Bình (2006), “ Đái tháo đường týp 2-Biến chứng mạn tính của bệnh đái

tháo đường”. Bệnh đái tháo đường- tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, tr. 214-

264; 411-572.

3. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ở Việt Nam, phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Ngọc Bích (2013), Kiểm soát đường huyết bằng HbA1c,VN Express Đời sống, số

ra ngày 7 tháng 1 năm 2013.

5. Tạ Văn Bình (2009), Khuyến cáo về bệnh Đái tháo đường của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội.

7.Tạ Văn Bình và CS (2006), “Đái tháo đường type 2-Loại bệnh liên quan đến thay đổi lối sống”, Báo cáo toàn văn các vấn đề khoa học - Hội nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam, Nxb Y học, tr. 825-839.

8. Nguyễn Thị Minh Chính, Nguyễn Mạnh Dũng và cs (2013), “Đánh giá hiệu quả can thiệp điều dưỡng trong nâng cao kiến thức, hành vi tự chăm sóc và kiểm soát các chỉ số ở người bệnh đái tháo đường typ 2”, tạp chí Điều dưỡng Việt Nam,

số 5 – 2014, tr. 115 – 122

9. Trần Hữu Dàng & Nguyễn Hải Thủy (2008), Giáo trình chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế.

10. Nguyễn Thị Bích Đào (2009), Phân loại Đái tháo đường tuýp II của Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

11. Đặng Thanh Nhàn,Trần Thế Hưng& Dương Thị Hồng(2016), “ Kiến thức về bệnh đái tháo đường và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đái tháo đường typ 2”,

12.Ngô Huy Hoàng (2016),Điều dưỡng nội khoa - tài liệu dùng cho đào tạo điều dưỡng sau đại học, Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.

13. Hà Thị Huyền cùng cộng sự(2016),“ Kiến thức, thái độ , hành vị và nhu cầu chăm sóc y tế của người bệnh ĐTĐ typ 2 đang điều trị tại phòng khám nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum”.đề tài nghiên cứu khoa học cấp sở

14. Huỳnh Văn Minh (2008), “Đái tháo đường”, Giáo trình bệnh học Nội khoa,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 152

15. Hoàng Trung Vinh(2007).” Nghiên cứu tình trạng kiểm soát đa yếu tố ở người

bệnh đái tháo đường typ 2”. Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3.

TIẾNG ANH

16. Alan.M (2006), ‘‘Relationship of Traditional and Nontraditional Cardiovascular Risk Factors to Coronary Artery Calcium in Type 2 Diabete’’, American Diabetes Association.

17. V. N. Shah, P. K. Kamdar & Nishit Shah (2009), "Assessing the knowledge, attitudes and practice of type 2 diabetes among patients of Saurashtra region, Gujarat", Int J Diabetes Dev Ctries, 29(3), pp. 118-122

18.International Diabetes Federation (2015), IDF diabetes atlas seventh edition

19.Y khoa. Net nguồn internet

20. Gul N. (2010), "Knowledge, attitudes and practices of type 2 diabetic patients", J Ayub Med Coll Abbottabad, 22(3), pp. 128-131.

21. WHO/IASO/IOTF (2000), "The Asia-Pacific perspective: Redefiding obesity

and its treatment", Health Communications Australia: Melboure.

22. World Health Organization (2010), Global health risks: mortality and burden of disease attributable to selected major risks

23.WHO/IASO/IOTF (2000), "The Asia-Pacific perspective: Redefiding obesity

and its treatment", Health Communications Australia: Melboure.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng hoạt động tư vấn cho người bệnh đái tháo đường type 2 tại phòng khám nội tiết – chuyển hóa bệnh viện gang thép thái nguyên năm 2018 (Trang 33 - 38)