GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ chảy máu sau đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018 (Trang 30 - 32)

4.1. Đối với bệnh viện

- Soạn thảo các quy trình chuẩn về chăm sóc chảy máu sau đẻ tại bệnh viện để tạo hành lang pháp lý cho điều dưỡng, hộ sinh thực hiện. Cần cập nhập quy trình mới nhằm đạt được hiệu quả chăm sóc tốt nhất.

- Bổ sung các tờ rơi để việc cung cấp thông tin đến sản phụ được đầy đủ và hiệu quả hơn

- Tăng cường các lớp tập huấn, đào tạo lại và chuyên đề riêng về chăm

sóc chảy máu sau đẻ cho điều dưỡng, hộ sinh với các thông tin và quy trình theo chuẩn mới. Hướng tới mô hình đào tạo mô phỏng để không chỉ nâng cao kiến thức, kỹ năng và còn đào tạo khả năng làm việc nhóm cho điều dưỡng trên lâm sàng.

- Thành lập tổ tư vấn về các nguy cơ sản khoa, đặc biệt là CMSĐ cho thai/sản phụ có nguy cơ cao nhằm giúp bệnh nhân tiếp cận thông tin đầy đủ cả trước, trong và sau khi đẻ nhằm giúp sản phụ chuẩn bị tâm lý tốt trong sinh và hạn chế được các stress.

- Thành lập chương trình quản lý sức khỏe của sản phụ sau sinh có tình

trạng chảy máu sau sinh, đặc biệt là quản lý tâm lý thai phụ.

4.2. Đối với điều dƣỡng

- Tham gia các lớp tập huấn kiến thức mới về quản lý và chăm sóc chảy

máu sau sinh nhằm tang cường kiến thức chuyên môn và cập nhập kiến thức mới về chăm sóc sản phụ chảy máu sau sinh và tăng cưỡng khả năng ra quyết định và khả năng làm việc nhóm trên lâm sàng.

- Cần nhận định đúng, đủ tình trạng sản phụ, trước, trong và sau sinh. Tránh lệ thuộc vào các chẩn đoán, nhận định của bác sĩ. Lập kế hoạch chăm sóc sản phụ rõ ràng và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.

- Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe thai nhi, tình trạng chảy máu của sản phụ trước – trong và sau khi đẻ để hạn chế lo lắng và các rối loạn tâm tý sau đẻ của sản phụ

- Quản lý và chăm sóc sản phụ sau sinh nhằm theo dõi các biến chứng

muộn của CMSĐ.

4.3. Đối với sản phụ.

- Chủ động tiếp cận các thông tin về chảy máu sau sinh trên các kênh truyền thông sức khỏe trong và ngoài bệnh viện dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trong và sau khi sinh.

- Đối với sản phụ có chảy máu sau sinh cần khám lại và được theo dõi

các biến chứng sau khi đẻ để có thể chủ động kịp thời khi có biến chứng. Chủ động tìm các biện pháp hỗ trợ tâm lý sau chảy máu sau sinh trong thời điểm hiện tại nhằm tránh các tác động xấu đến lần sinh đẻ sau.

24

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc sản phụ chảy máu sau đẻ tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018 (Trang 30 - 32)