Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây thạch đen vụ xuân năm 2020 tại tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 30)

- Số liệu thí nghiệm được nhập trên bảng tính Excel.

22

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ nảy mầm của cây Thạch đen vụ Xuân năm 2020 tại Lạng Sơn.

Trong công tác nhân giống cây trồng nói chung và nhân giống Thạch đen nói riêng đều được tiến hành trên đồng ruộng ở trong một điều kiện nhất định bằng cách đo đếm các động thái sinh trưởng. Thời kỳ mọc mầm, quá trình hô hấp diễn ra mạnh, có sự chuyển hóa chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản để hình thành mầm và rễ Thạch đen, phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống. Thông thường vào vụ trồng, điều kiện khí hậu rất quan trọng. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón tác động rất rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo và chất lượng kém, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Thạch đen sau này. Qua quá trình theo dõi, tổng hợp ta có kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống của cây Thạch đen ở các công thức thí nghiệm vụ Xuân năm 2020

Đơn vị:( %)

CTTN

Thời gian theo dõi sau trồng (ngày)

5 10 15 20 25 30

P1(Đ/c) 98,9 96,9 95,8 95,1 94,3 93,7

P2 99,1 97,6 97,0 96,1 95,7 95,4

P3 99,1 97,8 95,7 95,1 94,1 93,1

23

Hình 4.1: Ảnh của tổ hợp phân bón đến tỷ lệ sống của cây Thạch đen ở các công thức thí nghiệm vụ Xuân năm 2020 (%)

Qua số liệu ở bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy:

Tỷ lệ sống của cây Thạch đen tại các công thức sau 10 ngày theo dõi đạt từ 96,2% - 97,8%. Trong đó P3 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,8%, cao hơn so với công thức đối chứng (96,9%) 0,9% và cao hơn các công thức còn lại từ 0,2% - 1,6%; công thức P4 có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 96,2%, thấp hơn công thức đối chứng 0,7%.

Sau 20 ngày theo dõi tỷ lệ sống của cây Thạch đen tại các công thức đạt từ 93,2% - 96,1%. Trong đó công thức P2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 96,1%, cao hơn công thức đối chứng (95,1%) 1,0%; công thức P4 có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 93,2%, thấp hơn so với công thức đối chứng 1,9%.

Tỷ lệ sống của cây Thạch đen tại các công thức sau 30 ngày trồng cho thấy ở giai đoạn này tất cả các công thức thí nghiệm đã có tỷ lệ sống ổn định đạt từ 91,7% - 95,4%. Trong đó P2 có tỷ lệ sống cao nhất đạt 95,4%, cao hơn

90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 0 10 20 30 40

(%) Tỉ lệ sống của cây thạch đen

P1(Đ/c) P2 P3 P4

24

so với công thức đối chứng (93,7%) 1,7%; công thức P4 có tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt 91,7%, thấp hơn so với công thức đối chứng (93,7%) 2,0%.

Trong cùng một mùa vụ, mật độ trồng và điều kiện chăm sóc như nhau nhưng chế độ dinh dưỡng khác nhau thì tỷ lệ sống của cây Thạch đen cũng khác nhau. Công thức P2 có tỷ lệ sống cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây thạch đen vụ xuân năm 2020 tại tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)