Bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu VINATEXIMEX của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 27 - 30)

Như chúng ta đã khẳng định, chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu được các doanh nghiệp lớn coi là vấn đề hàng đầu. Bảo vệ thương hiệu là công tác không thể tách rời vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu. Bởi vì để xây dựng thương hiệu đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cùng với sự cố gắng của toàn bộ các công nhân viên trong công ty trong nhiều năm.

Nhưng để "ăn cắp" một thương hiệu thì dễ hơn nhiều. Do đó, các doanh nghiệp phải biết tự bảo vệ thương hiệu của mình cũng là lẽ tất nhiên. Sau đây là các công việc mà doanh nghiệp cần thực hiện để bảo vệ thương hiệu của mình.

- Làm mới cho thương hiệu cũng là một cách bảo vệ thương hiệu của mình. Đầu tư cho phát triển sản phẩm và tăng cường thành phần cảm xúc cho thương hiệu là phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, đồng thời điều đó cũng là cách để các đối thủ cạnh tranh không dễ bắt chước, nhái lại thương hiệu của doanh nghiệp. Trên thực tế, doanh nghiệp nào không ngừng cải tiến kỹ thuật, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã ưa nhìn, bao bì hấp dẫn, tiến hành quảng cáo bài bản và tăng cường nhân cách cho thương hiệu…. thì chắc chắn thương hiệu của doanh nghiệp sẽ được khẳng định trên thị trường, doanh nghiệp cũng sẽ giữ được khách hàng truyền thống và lôi kéo thêm cả những khách hàng tiềm năng đến với thương hiệu .

- Theo dõi, kiểm soát thông tin thị trường để kịp thời phát hiện hàng giả, hàng nhái. Để thực hiện tốt công tác này, các doanh nghiệp phải thành lập bộ phận chuyên trách để kiểm tra một cách thường xuyên. Khi phát hiện ra các hiện tượng vi phạm thì phải tiếp tục theo dõi, đánh giá sơ bộ về mức độ, tính chất vi phạm và phải báo ngay cho các cơ quan có trách nhiệm, đồng thời thông báo cho khách hàng biết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng.

- Thiết lập kênh thông tin và khuyến khích quần chúng tố giác các hành vi làm hàng giả, hàng nhái cũng như các vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ khác.

- Trang bị cho cán bộ công nhân viên những kiến thức về thương hiệu để mỗi sản phẩm làm ra đều là chứa đựng cả những tâm huyết của mọi thành viên trong doanh nghiệp và truyền được cả tình cảm đó tới khách hàng, tức là tất cả mọi thành viên đều phải có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải lưu giữ đầy đủ các bằng chứng sử dụng thương hiệu để luôn chủ động khi có tranh chấp. Các quốc gia thường có những qui định khác nhau về sở hữu trí tuệ, bảo hộ đăng ký thương hiệu… do đó các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh, đầu tư ra nước ngoài phải hết sức chú ý.

- Xây dựng thương hiệu trên mạng Internet. Việc thu thập, trao đổi thông tin cũng như giao dịch mạng đã trở thành nhu cầu thiết yếu đối với các doanh nghiệp. Ngày nay, Internet đã trở nên phổ biến ở các gia đình, cá nhân ở nhiều quốc gia, nó là kênh thông tin chính của họ. Do vậy việc xây dựng thương hiệu trên mạng Internet là cách làm hiệu quả. Doanh nghiệp phải có Website riêng, phong phú về nội dung, thuận tiện trong giao dịch, trao đổi thông tin. Có như vậy, khách hàng mới dễ tìm hiểu về thương hiệu doanh nghiệp, trao đổi thông tin cũng như thông báo cho doanh nghiệp khi họ phát hiện các hiện tượng xâm phạm tới thương hiệu của doanh nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan để bảo vệ thương hiệu. Việc nâng cao nhận thức của người dân và của các doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ của Chính phủ hay các cơ quan chức năng cho một chương trình phát triển thương hiệu quốc gia. Chương trình thương hiệu việt trên kênh VTC1, đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam là nhằm thực hiện chủ trương đó. Hay là khi doanh nghiệp phát hiện các hành vi vi phạm tới quyền bộ hộ thương hiệu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần báo cáo tới các cơ quan có thẩm quyền:

cục sở hữu trí tuệ, ban quản lý thị trường, hội bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan công an và tham vấn ý kiến của các cơ quan này để bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp, lợi ích cho khách hàng.

- Tăng cường trao đổi thông tin với các doanh nghiệp trong ngành, liên ngành và các cơ quan pháp luật nhằm có được thông tin kịp thời chính xác về sự vi phạm các đặc quyền của doanh nghiệp đã đương đăng ký bảo hộ.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu VINATEXIMEX của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 27 - 30)