Áp dụng phương pháp thí nghiệm đồng ruộng của Đỗ Thị Ngọc Oanh (2004), và phương pháp điều tra, đánh giá tình hình sâu bệnh hại theo quy chuẩn hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Chỉ tiêu theo dõi đối với Thí nghiệm 1 (nhân giống):
- Thời gian nảy mầm: tính từ khi trồng đến 50% số cây nảy mầm. - Tỷ lệ cây nảy mầm (%) = số cây nảy mầm/tổng số cây trồng x 100. - Tỷ lệ cây sống (%) = số cây sống/tổng số cây trồng x 100.
- Tỷ lệ cây xuất vườn (%) = số cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn/tổng số cây sống x 100.
- Chiều cao cây (cm): đo một lần trước khi xuất vườn.
- Đường kính thân (cm): đo một lần trước khi xuất vườn. Đo ở vị trí cách mặt đất 5cm.
- Tổng số lá trên cây (lá/cây): đo một lần trước khi xuất vườn.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Số lần bắt gặp của mỗi loài X 100 Tần xuất bắt gặp (%) = ∑ số lần điều tra Mức độ hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
Phương pháp đánh giá chỉ tiêu khoa học đối với Thí nghiệm 2 (phân bón):
- Thời gian nảy mầm (ngày): tính từ khi trồng đến 50% số cây bật mầm. - Chiều dài lá thuần thục (cm): đo từ cuống lá đến đầu mép lá. Lựa chọn lá đại diện của cây để đo đếm.
- Chiều rộng lá thuần thục (cm): đo ở giữa lá phần có diện tích lớn nhất. - Đường kính thân (cm): đo cách gốc 5 cm. Cách 15 ngày đo 1 lần. - Chiều cao thân chính (cm): đo từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của cây. Cách 15 ngày đo 1 lần. Đo trong đến thời điểm cây chạm thanh ngang của giàn. Chiều cao thanh ngang của giàn là 1,5m.
- Số cành trên thân chính (cành): đếm số cành trên thân chính.
- Số củ thu hoạch trên cây (củ/cây): đếm toàn bộ số củ thu hoạch/cây sau đó tính trung bình.
- Khối lượng trung bình củ chính (kg/củ): cân khối lượng củ khi thu hoạch, sau đó tính trung bình khối lượng trung bình củ.
- Chiều dài củ chính (cm): đo từ đầu đến cuối củ. - Đường kính củ chính (cm): đo ở giữa củ.
- Khối lượng TB củ/cây (kg/cây).
- NSLT (tấn/ha) = số củ/cây x khối lượng trung bình củ x mật độ cây/ha/1000.
- NSTT (kg): cân toàn bộ số củ trên diện tích gieo trồng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế Lãi thuần = tổng thu – tổng chi.
- Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau:
Tần xuất bắt gặp (%) = Số lần bắt gặp của mỗi loài X 100 ∑ số lần điều tra
Mức độ hại:
- : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5 – 19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20 – 50%) +++: Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%)
Phương pháp đánh giá chỉ tiêu khoa học đối với Thí nghiệm 3 (cố định độ sâu củ):
- Số củ thu hoạch trên cây (củ/cây): đếm toàn bộ số củ thu hoạch/cây sau đó tính trung bình.
- Khối lượng trung bình củ chính (kg/củ): cân khối lượng củ khi thu hoạch, sau đó tính trung bình khối lượng trung bình củ.
- Chiều dài củ chính (cm): đo từ đầu đến cuối củ. - Đường kính củ chính (cm): đo ở giữa củ.
- Khối lượng TB củ/cây (kg/cây).
- NSLT (tấn/ha) = số củ/cây x khối lượng trung bình củ x mật độ cây/ha/1000.
- NSTT (kg): cân toàn bộ số củ trên diện tích gieo trồng. - Đánh giá hiệu quả kinh tế Lãi thuần = tổng thu – tổng chi.