Phương pháp tổng hợp và phân tích kết quả:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại thừa thiên huế (Trang 52)

337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế

2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích kết quả:

Số liệu được quản lý trên phần mềm Microsoft Excel 2007 và phân tích bằng phần mềm Mintab 17. Mô hình thống kê như sau: yij =μ+Ci + eij

Trong đó: yij = biến phụ thuộc; Ci = ảnh hưởng của tổ hợp lai; eij = sai số ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được cho là sai khác khi P < 0,05, giá trị trung bình, độ lệch tiêu chuẩn của hiệu dư được trình bày.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của 3 tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337 và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại Thừa Thiên Huế

3.1.1 Khối lượng của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi

Khối lượng của lợn ở các tổ hợp lai khi đưa vào thí nghiệm và qua mỗi giai đoạn nuôi được thể hiện ở Biểu đồ 3.1. Qua Biểu đồ 3.1 cho thấy khối lượng của lợn lúc bắt đầu nuôi lúc 60 ngày tuổi của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) lần lượt là 23,9; 23,6; 19,3 kg (P = 0,01) và lúc 150 ngày tuổi là 97,0; 102,5; 92,2 kg (P = 0,034). Tổ hợp lai (337 x GF24) có khối lượng cao hơn 2 tổ hợp còn lại ở từng mỗi giai đoạn và cả quá trình nuôi (P < 0,05), trong khi đó không có sự sai khác thống kê về khối lượng của tổ hợp lai (280 x GF24) và (399 x GF24).

Khối lượng ở thời điểm 60 ngày tuổi của 3 tổ hợp lai ở nghiên cứu này tương đương với công bố của một số tác giả như Phan Xuân Hảo và Đỗ Đức Lực (2006) với khối lượng đưa vào nuôi thịt ở 60 ngày tuổi của lợn Landrace và lợn lai (Pietrain x Duroc) lần lượt là 22,3 và 21,5 kg. Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015) trên lợn lai 280 x (Landrace x Yorkshire) và 399 x (Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế khi đưa vào nuôi ở 60 ngày tuổi có khối lượng khoảng 21 kg. Kết quả khối lượng ở 150 ngày tuổi của 3 tổ hợp lai lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) cao hơn so với công bố của một số nghiên cứu gần đây trên giống lợn ngoại và tổ hợp lai ngoại đang nuôi ở Việt Nam hiện nay. Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) tổ hợp lai (Pietrain x Duroc) với lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) có tuổi bắt đầu nuôi thịt ở 60,8 ngày tuổi có khối lượng là 20,2 kg, kết thúc nuôi ở 157,9 ngày tuổi với 92,9 kg. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010), tổ hợp lai F1(Pietrain x Duroc) x F1(Landrace x Yorkshire) có tuổi bắt đầu nuôi thịt ở 61 ngày tuổi có khối lượng là 22 kg, kết thúc nuôi ở 171 ngày tuổi có khối lượng là 110 kg.

Như vậy, ở 150 ngày tuổi 3 tổ hợp lai ở nghiên cứu này (đặt biệt là tổ hợp lai 337 x GF24) có khối lượng xuất chuồng cao hơn so với các giống lợn ngoại hoặc tổ hợp lợn lai ngoại đang được nuôi ở nước ta.

Biểu đồ 3.1. Khối lượng của 3 tổ hợp lai qua các tháng tuổi

Bảng 3.1. Tăng khối lượng của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) qua các giai đoạn (g/ngày)

Giai đoạn tuổi (ngày) Tổ hợp lai RSD* P 280 x GF24 337 x GF24 399 x GF24 60 – 90 699a 773b 746a 69,76 0,046 90 – 120 797 908 731 183,18 0,07 120 -150 957 952 949 143,79 0,991 60 – 150 813 873 809 95,07 0,218

*RSD: độ lệch tiêu chuẩn của hiệu dư

Qua Bảng 3.1 cho thấy ở giai đoạn 60 – 90 ngày tuổi tổ hợp lai (337 x GF24) có khả năng tăng khối lượng là 773 g/ngày, cao hơn 2 tổ hợp lai còn lại (699 và 746 g/ngày) (P = 0,046). Trong toàn bộ thời gian nuôi từ 60 – 150 ngày mặc dù tăng khối lượng của lợn lai (337 x GF24) cao hơn so với 2 tổ hợp lai còn lại (873 so với 813 và 809 g/con/ngày) nhưng không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015) tăng khối lượng của lợn lai 280 x (Landrace x Yorkshire) và 399 x (Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế, có tốc độ tăng khối lượng bình quân/ngày/con là 765 và 879g, thì kết quả nghiên cứu này cao hơn con lai 280 x (Landrace x Yorkshire), tổ hợp lai (337 x GF24) tương đương với con lai 399 x (Landrace x Yorkshire). Kết quả nghiên cứu trên cao hơn so với kết quả của một số tác giả khác, cụ thể: Vũ Đình Tôn

và Nguyễn Công Oánh (2010), giai đoạn nuôi từ 63 – 152 ngày tuổi, tăng khối lượng bình quân g/ngày ở tổ hợp lai Landrace x F1(Landrace x Yorkshire) là 704g và tổ hợp lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) là 736g. Phạm Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) cho biết tăng khối lượng trong giai đoạn nuôi thịt của con lai giữa đực lai Pietrain x Duroc phối giống với lợn nái thuần Yorkshire, Landrace và F1(Landrace x Yorkshire) nuôi tại trại Vĩnh Phúc đạt mức tương ứng là 735, 735 và 749 g/con/ngày.

Theo Phạm Thị Đào và cs (2013) khả năng tăng khối lượng của tổ hợp lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 – 169 ngày tuổi là 829g/con/ngày cao hơn so với 2 tổ hợp lai (399 x GF24) và (280 x GF24), nhưng thấp hơn lợn lai (337 x GF24), ở tổ hợp lai PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 – 167 ngày tuổi là 797 g/con/ngày và tổ hợp lai PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) trong giai đoạn 60 – 164 ngày tuổi là 765 g/con/ngày, thấp hơn cả 3 tổ hợp lai trong nghiên cứu này.

Mặc dù lợn nuôi trong điều kiện thời tiết bất lợi về nhiệt độ và độ ẩm nhưng khả năng tăng khối lượng của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) trong giai đoạn 60 – 150 ngày tuổi là cao. Đây là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Tốc độ tăng khối lượng cao sẽ rút ngắn thời gian nuôi thịt, giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

3.1.2 Lượng thức ăn ăn vào hàng ngày của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi

Kết quả lượng thức ăn ăn vào trung bình/ngày của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) theo từng giai đoạn được thể hiện ở Bảng 3.2. Qua Bảng 3.2 cho thấy lượng thức ăn ăn vào của 3 tổ hợp tăng dần qua từng giai đoạn nuôi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt. Đặc biệt theo từng giai đoạn nuôi và trung bình cả quá trình nuôi thì lợn lai (337 x GF24) có khả năng thu nhận thức ăn cao hơn 2 tổ hợp lợn lai còn lại, riêng ở giai đoạn từ 60 – 90 có P = 0,001. Lượng ăn vào của các tổ hợp lai trong cả quá trình nuôi khoảng từ 2,07 đến 2,25 kg/ngày.

Bảng 3.2. Lượng ăn vào của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi

Giai đoạn tuổi (ngày) Tổ hợp lai RSD* P 280 x GF24 337 x GF24 399 x GF24 60 – 90 1,48a 1,59b 1,42a 0,10 0,001 90 – 120 2,17 2,22 2,02 0,29 0,216 120 -150 3,05 2,96 2,77 0,42 0,28 60 – 150 2,23 2,25 2,07 0,22 0,11

*RDS: độ lệch tiêu chuẩn của hiệu dư

Theo Lê Đình Phùng và cs (2015) thì lượng thức ăn ăn vào của 2 tổ hợp lai 280 x (Landrace x Yorkshire) và 399 x (Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế là 2,09 và 2,29 kg thức ăn/con/ngày, so với kết quả nghiên cứu này không chênh lệch lớn. Lượng thức ăn ăn vào của lợn không chỉ khác nhau giữa các giống, các cá thể mà còn khác nhau ở độ tuổi và khối lượng của chúng. Latorre và cs (2003) cho biết ở giai đoạn 45 – 68 kg, 68 – 117 kg, 45 – 117 kg thì lượng ăn vào của lợn Duroc Đan Mạch và F1(Pietrain x Large White) lần lượt là 2,08; 2,8; 2,55; và 2,02; 2,74; 2,53 kg thức ăn/ngày. Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), lợn thịt lai 3 máu F1(Duroc x Landrace) x F1(Landrace x Yorkshire) trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở giai đoạn 75 – 104; 105 – 134; 135 – 164 và 75 – 164 ngày tuổi có lượng ăn vào tương ứng là 1,43; 1,95; 2,35 và 1,91 kg thức ăn/con/ngày. So với kết quả của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009), thì kết quả nghiên cứu này cao hơn. Điều này cho thấy khả năng thu nhận thức ăn của 3 tổ hợp lai ở nghiên cứu này là tốt.

3.1.3. Tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) qua các giai đoạn nuôi

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể, chất lượng thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Vì vậy việc giảm tiêu tốn thức ăn là mục tiêu chung của các chương trình chọn lọc và lai tạo giống.

Bảng 3.3 cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của 3 tổ hợp tăng dần qua các giai đoạn nuôi, vì vậy thời gian nuôi càng dài thì tiêu tốn thức ăn càng cao, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của lợn thịt, càng về thời kỳ cuối thì lượng ăn vào của lợn tăng lên, tốc độ tăng khối lượng tương đối giảm xuống dẫn đến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng càng tăng. Có sự sai khác thống kê về tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) ở giai

đoạn 60 – 90 ngày tuổi (P = 0,002) và cả quá trình nuôi từ 60 – 150 ngày tuổi (P = 0,004). Qua Bảng 3.3 cho thấy con lai của tổ hợp lai (280 x GF24) có tiêu tốn thức ăn cao hơn so với 2 tổ hợp còn lại (P = 0,04).

Bảng 3.3. Tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24) (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) qua các giai đoạn nuôi

Giai đoạn tuổi (ngày) Tổ hợp lai RSD* P 280 x GF24 337 x GF24 399 x GF24 60 – 90 2,13a 2,07a 1,91b 0,14 0,002 90 – 120 2,84 2,49 2,83 0,46 0,114 120 -150 3,21 3,12 2,93 0,28 0,07 60 – 150 2,76a 2,58b 2,56b 0,14 0,004

*RDS: độ lệch tiêu chuẩn của hiệu dư

Kết quả tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp lai ở nghiên cứu này tương đương với kết quả của Lê Đình Phùng và cs (2015) thì lượng thức ăn ăn vào của 2 tổ hợp lai 280 x F1(Landrace x Yorkshire) và 399 x F1(Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế lần lượt là 2,74 và 2,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng.

Tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai trong nghiên cứu này thấp hơn so với các kết quả được công bố bởi một số tác giả khác. Cụ thể: Nguyễn Thị Viễn và các cs (2011) cho biết ở các công thức lai giữa đực Duroc, (Pietrain x Duroc), (¾ Pietrain x ¼ Duroc) và (¾ Duroc x ¼ Pietrain) với nái F1(Landrace x Yorkshire) thì tiêu tốn thức ăn lần lượt là 2,9; 2,86; 3,04; 2,803 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) cho biết lợn lai 2 giống (được tạo ra từ việc phối chéo giữa lợn đực và lợn cái của 2 giống thuần Landrace và Yorkshire) và lợn lai 3 giống Duroc x F1(Landrace x Yorkshire), trong điều kiện chăn nuôi trang trại tại Quảng Bình có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng tương ứng là 2,84 và 2,73.

Như vậy tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai trong nghiên cứu này là thấp hơn hoặc tương đương so với một số tổ hợp lai ngoại khác đang được nuôi hiện nay. Đặc biệt ở tổ hợp lai (399 x GF24) có tiêu tốn thức ăn thấp nhất. Điều này có nghĩa là hiệu quả chuyển hóa thức ăn của các tổ hợp lai ở nghiên cứu này cao, mang lại hiệu quả kinh tế.

3.1.4 Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24)

Kết quả nghiên cứu về năng suất thịt của 3 tổ hợp lai được thể hiện qua Bảng 3.4. Qua bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của 3 tổ hợp lai (280 x GF24, 337 x GF24, 399 x GF24) tương đương nhau, lần lượt là 78,15% và 71,83%; 79,30%

và 72,92%; 79,81% và 73,12%. Kết quả này tương đương với kết quả của Phạm Xuân Hảo và cs (2009) trên đối tượng lợn lai F1(Pietrain x Duroc) x Yorkshire, F1(Pietrain x Duroc) x Landrace và F1(Landrace x Yorkshire) với tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ tương ứng là 79,5% và 71,3%; 79,9% và 71,3%; 80,1% và 71,6%. Cao hơn kết quả của Werner và Wicke (2013) trên đối tượng lợn Duroc, Pietrain và F1(Pietrain x Duroc) với tỷ lệ móc hàm lần lượt là 76,1; 77,9 và 76,6%. Kết quả ở nghiên cứu này cũng cao hơn kết quả của Lê Đình Phùng và cs (2015) tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ của 2 tổ hợp lai 280 x F1(Landrace x Yorkshire) và 399 x F1(Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế lần lượt là 77,6% và 70,2%; 76% và 68,8%.

- Tỷ lệ nạc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng sản phẩm thịt lợn. Tỷ lệ nạc của lợn lai (280 x GF24) là 59,62% thấp hơn 2 tổ hợp lợn lai (337 x GF24) và (399 x GF24) là 62,33 và 64,42, (P = 0,007). Kết quả nghiên cứu tỷ lệ nạc này cao hơn so với các kết quả nghiên cứu tỷ lệ nạc của các tổ hợp lợn lai ngoại khác. Cụ thể: Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009) cho thấy lợn F1(Duroc x Landrace) x F1(Yorkshire x Landrace) ở thời điểm giết thịt 163 ngày tuổi có tỷ lệ nạc là 59,3%. Các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Landrace x Yorkshire) với đực Landrace, Pietrain Úc, Pietrain Bỉ đạt tỷ lệ nạc 59,9; 60,8; 61,1% (Magowan và McCann, 2009. Phạm Thị Đào và cs (2013) cho biết tỷ lệ nạc của lợn lai PiDu25 x F1(Landrace x Yorkshire), PiDu50 x F1(Landrace x Yorkshire) và PiDu75 x F1(Landrace x Yorkshire) lần lượt là 54,6%; 56,3%; và 59,9%. Kết quả nghiên cứu này tương đương với công bố của Hà Xuân Bộ và cs (2013), trên lợn Pietrain kháng stress với tỷ lệ nạc đạt 63,5% và thấp hơn so với công bố của tác giả Lê Thanh Hải và cs (2003), khi nghiên cứu trên con lai 4 giống C22 x (Pietrain x Yorkshire) có tỷ lệ nạc trong thân thịt đạt mức 66,2% và con lai 5 giống CA x (Pietrain x Yorkshire) có tỷ lệ nạc là 64,9%.

- Dày mỡ lưng là một trong những mục tiêu quan trọng trong việc chọn lọc và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Qua bảng 3.4 cho thấy độ dày mỡ lưng ở lợn lai (280 x GF24) cao hơn 2 tổ hợp lai còn lại ở vị trí xương sườn 6 – 7 (P = 0,027), còn ở cái vị trí khác tuy có độ dày mỡ lưng cao hơn nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Kết quả về độ dày mỡ lưng ở nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015) với độ dày mỡ lưng của 2 tổ hợp lai 280 x F1(Landrace x Yorkshire) và 399 x F1(Landrace x Yorkshire) trong vụ hè thu tại Thừa Thiên Huế tương ứng ở các vị trí xương sườn số 6 – 7, 10 – 11, 13 – 14 lần lượt là 23,9; 21,7 và 16,5 mm; 25,6; 20,7 và 17,3 mm.

Độ dày mỡ lưng ở lợn lai (280 x GF24) có kết quả tương đương với kết quả của Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) trên đối tượng lợn lai 2 giống, 3 giống và 4 giống lợn

ngoại nuôi tại Quảng Bình với độ dày mỡ lưng theo các vị trí xương sườn số 6 -7, 10 – 11, 13 – 14 là 23,6; 21,7 và 19,9 mm. Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo (2007) trên lợn Landrace, Yorkshire thuần và con lai Landrace x Yorkshire có độ dày mỡ lưng vị trí xương sườn 10 – 11 lần lượt là 21,6 và 23,6 mm, con lai Landrace x Yorkshire có độ dày mỡ lưng nằm ở mức trung gian giữa bố và mẹ. Độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai (337 x GF24) và (399 x GF24) ở nghiên cứu này thấp hơn 2 nghiên cứu được so sánh nêu trên.

Kết quả độ dày mỡ lưng ở nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Vũ Đình Tôn và cs (2010) với lợn lai Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) và Landrace x F1(Landrace x Yorkshire) nuôi ở Bắc Giang có dày mỡ lưng trung bình 19,5 và 23,9 mm. Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) với khối lượng giết thịt trong khoảng 80 – 90 kg, lợn lai 2 giống, 3 giống và 4 giống nuôi tại Quảng Bình có độ dày mỡ lưng lần lượt 23,6, 21,7 và 19,9 mm.

Bảng 3.4. Năng suất thịt của 3 tổ hợp lai (280 x GF24; 337 x GF24; 399 x GF24)

Chỉ tiêu Tổ hợp lai RSD* P

280 x GF24 337 x GF24 399 x GF24

Khối lượng giết thịt (kg) 108,50a 100,42b 92,17c 4,52 0,000 Khối lượng móc hàm (kg) 84,75a 79,58b 73,55c 2,87 0,000 Tỷ lệ móc hàm (%) 78,15 79,30 79,81 1,42 0,151 Khối lượng thịt xẻ (kg) 77,90a 73,18b 67,38c 2,77 0,000 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 71,83 72,92 73,12 1,31 0,219 Khối lượng nạc (kg) 46,44 46,44 46,44 4,80 0,076 Tỷ lệ nạc (%) 59,63a 62,33b 64,42b 2,23 0,007 Dày mỡ lưng vị trí xương

sườn 6 - 7 (mm) 27,95

a

23,78a 21,67b 3,64 0,027 Dày mỡ lưng vị trí xương

sườn 10 - 11 (mm) 21,87 19,48 17,97 3,06 0,118 Dày mỡ lưng vị trí xương

sườn 13 - 14 (mm) 19,52 15,77 15,72 3,30 0,106

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa các dòng đực giống PIC (280, 337, và 399) với lợn nái GF24 nuôi tại thừa thiên huế (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)