Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Yên Lạc nằm ở phía Nam tỉnh Vĩnh Phúc, toàn huyện gồm 01 thị trấn và 16 xã. Được giới hạn từ 105031’15” đến 105038’18” kinh độ Đông; 21009’17” đến 21017’13” vĩ độ Bắc. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.765,18 ha.

Huyện có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; + Phía Nam giáp huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội;

+ Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;

+ Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Yên Lạc nằm tiếp giáp với thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên đang là những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, là động lực phát triển kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời lại nằm sát thủđô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô trong khoảng 50 - 60 km, nên huyện Yên Lạc có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế, kết nối giao lưu thông thương với bên ngoài bằng hệ thống đường bộ và đường thuỷ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Yên Lạc là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình tương đối bằng phẳng. Địa hình ở huyện Yên Lạc được phân chia thành hai vùng như sau:

- Vùng trong đê: Địa hình trong đê tương đối bằng phẳng, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương và đường giao thông. Địa hình trong đê được phân chia theo độ cao như sau:

+ Vùng địa hình có độ cao tương đối từ 10 - 15 m bao gồm các xã Đồng Văn, Trung Nguyên, Tề Lỗ, Bình Định, Đồng Cương.

+ Vùng địa hình có độ cao trung bình từ 8 - 10 m bao gồm thị trấn Yên Lạc và các xã Bình Định, Yên Đồng, Tam Hồng, Yên Phương, Văn Tiến và một phần diện tích của xã Đại Tự.

+ Vùng địa hình có độ cao thấp từ 6 - 8 m bao gồm một phần nhỏ diện tích của thị trấn Yên Lạc và một phần nhỏ diện tích của xã Bình Định.

- Vùng ngoài đê: Có địa hình không bằng phẳng, có nhiều bãi cao và thùng vũng sâu chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng, đặc biệt là ba xã Hồng Châu, Trung Hà, Trung Kiên, địa hình bị chia cắt chủ yếu là các thùng vũng sâu và đường giao thông. Địa hình ngoài đê được phân chia theo độ cao như sau:

+ Vùng địa hình có độ cao tương đối từ 10 - 15 m bao gồm các xã Hồng Phương, Hồng Châu và một phần diện tích của các xã Đại Tự, Liên Châu.

+ Vùng địa hình thấp < 6 m bao gồm xã Trung Kiên và Trung Hà.

Nhìn chung địa hình của huyện Yên Lạc tương đối bằng phẳng, có chênh cao thấp, địa hình bị chia cắt chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi, kênh mương, hệ thống đê sông Hồng, thùng vũng sâu và đường giao thông rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Yên Lạc nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 30oC, trong đó, cao nhất là >40oC và nhiệt độ thấp nhất là <16oC.

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 82 – 84 %, trong đó, tháng cao nhất là tháng 8 và tháng thấp nhất là tháng 12.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.300 – 1.400 mm. Trong đó, tập trung vào tháng 8 hàng năm và thấp nhất là tháng 11.

- Tổng số giờ nắng trong năm là: 1.000 – 1.700 giờ.

Khí hậu có hai mùa rõ rệt, độ ẩm cao, mưa nhiều và tổng lượng tích ôn lớn nên thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và một số loại cây cận ôn đới chất lượng cao.

3.1.1.4. Thủy văn

Mạng lưới sông ngòi trong huyện Yên Lạc khá phát triển. Phía Bắc là sông Phan; phía Nam là dòng chính sông Hồng; phía Đông là hệ thống sông Cà Lồ. Có thể nói mạng lưới sông, kênh mương trong huyện Yên Lạc khá phát triển với mật độ sông trung bình xấp xỉ 1km/km2. Mạng lưới sông phát triển cùng với hệ thống các ao hồ đầm tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng nguồn nước mặt trong huyện. Nhờ nguồn nước mặt phong phú, đảm bảo được yêu cầu tưới, tiêu, huyện Yên Lạc có điều kiện phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Dựa vào kết quả phân loại đất trên địa bàn huyện Yên Lạc do viện Thổ nhưỡng Nông hóa trực thuộc viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu và xây dựng năm 2015, trên địa bàn huyện Yên Lạc có một số loại đất chính như sau:

- Đất xám bạc mầu trên phù sa cổ; - Đất phù sa được bồi trung tính ít chua; - Đất phù sa không được bồi chua; - Đất phù sa có tầng loang lổđỏ vàng; - Đất phù sa glây.

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước mặt: Với lượng mưa rơi hàng năm dao động từ 1.300 – 1.400mm. Lượng nước mưa cung cấp cho toàn huyện đạt 183 triệu m3/năm tương ứng với lượng mưa trung bình là 1.760mm. Lượng dòng chảy được sinh ra là 108 triệu m3 nước tương ứng với modun dòng chảy trung bình là 29,8l/s.km2.

Ngoài lượng nước phát sinh trong nội địa, Yên Lạc còn có thể khai thác nguồn nước từ sông Hồng. Nguồn nước mặt của huyện phụ thuộc vào nguồn nước mưa được dự trữ trong các ao hồ, kênh mương và nguồn của sông Hồng cung cấp nước vùng bãi; sông Cà Lồ, sông Phan tưới tiêu cho nội đồng. Đặc biệt trên địa bàn huyện có hệ thống kênh chính Liễn Sơn dài 11 km và các kênh nhánh được xây dựng từ thời Pháp với lưu lượng trung bình đạt 0,5m3/s, lưu lượng tối đa đạt 1m3/s, có khả năng cung cấp đủ nước tưới cho khoảng 3000 ha vùng đất canh tác trong đê.

Nguồn nước ngầm: Hiện nay chưa có tài liệu thăm dò, đánh giá cụ thể về nguồn nước ngầm trong khu vực. Trên thực tế, ở các địa phương chưa có nước máy, người dân đang sử dụng nguồn nuớc ngầm khoan ở độ sâu trên 10 - 20 m để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

c. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Yên Lạc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất tỉnh Vĩnh Phúc.

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khu vực huyện có nền văn hóa phát triển từ rất sớm mà đặc trưng là khu di chỉ văn hóa Đồng Đậu (phát hiện và

khai quật tại thị trấn Yên Lạc), với những hiện vật có niên đại từ 2.500 – 2.700 năm trước, phản ánh 3 tầng văn hóa. Tầng văn hóa cuối thời kỳđồ đá, tầng văn hóa lúa nước và tầng văn hóa đồđồng.

Qua quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương khác trong vùng, ở huyện Yên Lạc đã hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống như: mộc ở Minh Tân, nghềđan ở Trung Kiên, Tam Hồng, nghề Bông ở Yên Đồng. Tuy nhiên, nghề lâu đời nhất, đạt trình độ cao nhất vẫn phổ biến nhất đến tận bầy giờ là nghề trồng lúa nước. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc ở nhiều địa phương như choi gà, đánh vật ở Tam Hồng, Tề Lỗ, đánh phết ở Liên Châu....

3.1.1.6. Thực trạng môi trường

Trong giai đoạn vừa qua, hòa chung với công cuộc đổi mới của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Yên lạc đã và đang diễn ra quá trình chuyển dịch mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Các khu vực thị trấn và các trung tâm kinh tế xã hội, các khu làng nghề CN - TTCN đang được xây dựng và phát triển mạnh, đang đe dọa đến mức độ ô nhiễm tới môi trường đất, nước, không khí của địa phương, đặc biệt là các xã có nhiều hộ kinh doanh như: Tề Lỗ, Đồng Văn, Tam Hồng, Yên Đồng, Thị trấn Yên Lạc….

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của huyện Yên Lạc năm 2017, cho thấy, chất lượng môi trường đất trên địa bàn huyện qua khảo sát là tương đối tốt, chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật và các loại kim loại nặng.

Vấn đề sạt lở đất vùng ven sông Hồng và ảnh hưởng của lũ sông khu vực ngoài đê làm mất đi nhiều hecta đất canh tác và nhiều hộ dân đã buộc phải chuyển nơi ở. Mặc dù hệ thống đê chính và đê bối luôn được củng cố. Vì vậy, cần lưu ý rất nhiều đến vấn đềổn định địa bàn dân cư, đất đai sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)