Công bằng xã hội là vấn đề quan trọng của vấn đề phân phối trong nền kinh tế thị trường hiện đạ

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 55)

đề phân phối trong nền kinh tế thị trường hiện đại

Trong các tác phẩm của mình, khi nói đến công bằng xã hội, bao giờ Các Mác cũng đề cập tới những lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội theo lao động. Đây là lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa để xem xét vấn đề công bằng. Nhưng theo Các Mác, phân phối sản phẩm, đến lượt nó, lại bị phụ thuộc vào quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất. Ai nắm quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội đồng thời là giai cấp thống trị xã hội. Quan niệm duy vật lịch sử của Các Mác bắt nguồn từ luận điểm cho rằng sản xuất vật chất và phân phối sản phẩm là cơ sở, là nền tảng tồn tại của mọi xã hội. Do đó muốn cắt nghĩa đúng đắn mọi hiện tượng xã hội thì phải tìm vào gốc rễ của nó là sản xuất vật chất và các quan hệ sản xuất, trong đó quan hệ sở hữu là quan hệ đóng vai trò trung tâm.

Trong tác phẩm: “Phê phán cương lĩnh Gô-Ta”, công bằng xã hội được thể hiện trong nguyên tắc phân phối theo lao động.. Các Mác đã chỉ rõ rằng trong xã hội xã hội chủ

nghĩa, sau khi đã khấu trừ đi những khoản cần thiết để tái sản xuất cũng như để duy trì đời sống của cộng đồng, toàn bộ số sản phẩm của xã hội còn lại sẽ được phân phối theo nguyên tắc: mỗi người sản xuất sẽ được nhận trở lại từ xã hội

một số lượng vật phẩm tiêu dùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta cung cấp cho xã hội sau khi đã khấu trừ số lao động của anh ta cho các quỹ xã hội [ 13, tr.30-34]. Đó là một nguyên tắc phân phối công bằng vì nó đảm bảo cho tất cả những người sản xuất đều có quyền hưởng thụ ngang nhau khi làm một công việc ngang nhau trong xã hội.

Tuy nhiên, trong xã hội không phải mọi người đều bình đẳng với nhau về cơ hội phát triển mà còn tồn tại nhiều khác biệt, như về nguồn gốc xuất thân, về địa vị xã hội, về năng khiếu cá nhân, về năng lực lao động... Do vậy trên thực tế, với một công việc ngang nhau nhưng vẫn có tình trạng người này lĩnh hơn người kia và do đó, người nầy giàu hơn người kia. Vì vậy, Các Mác cho rằng, sự phân phối công bằng vẫn phải chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội.

Theo Mác, mỗi thời đại kinh tế có một phương thức phân phối riêng đặc trưng cho nó. Phương thức ấy do những quan hệ sản xuất quyết định. Không có phương thức phân phối chung cho mọi thời đại thì điều đó cũng có ý nghĩa rằng, không có một khái niệm công bằng chung chung. Mặc dù tiêu chí chung của công bằng nằm trong quan hệ phân phối. Trong chủ nghĩa tư bản, cũng giống như các phương thức phân phối trước đây, phương thức phân phối tư bản chủ nghĩa không phải là vĩnh cửu. Nó cũng mang tính lịch sử. Trong quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, phân phối căn cứ vào tài sản, vào vốn và theo phương thức nầy thì kết quả nhà tư bản ngày càng giàu thêm, lao động ngày càng bị tha hoá, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn. Đó là sự công bằng xã hội đối với giai cấp tư sản “Bọn tư sản há chẳng khẳng định rằng sự phân phối hiện nay là “công bằng” đó sao? Và quả vậy, trên cơ sở phương thức sản xuất hiện nay thì đó há chẳng là sự phân phối duy nhất “công bằng” hay sao?”.

Việc phân phối không công bằng đó đã làm cho những mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Phương thức phân

phối tư bản chủ nghĩa sẽ mất đi khi mâu thuẫn cơ bản giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa gay gắt đến mức bùng nổ cách mạng xã hội. Một thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản xuất hiện.

Trong thời đại mới, tư liệu sản xuất sẽ được công hữu hoá và phân phối sản phẩm sẽ dựa trên một cơ sở pháp lý hơn. Đó là phân phối theo lao động. Theo tư tưởng của Mác, công bằng xã hội không phải là một ý tưởng, một mong muốn mà là kết quả tất yếu của sự vận động trong bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phân phối theo lao động, trên thực tế, là một phương thức mới để xác lập công bằng xã hội, và hơn nữa, còn là để giải phóng con người ra khỏi sự bất công và bất bình đẳng xã hội nói chung.

Các Mác chia hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa thành hai giai đọan: Giai đoạn thấp là chủ nghiã xã hội; và giai đoạn cao là chủ nghiã cộng sản. Trong chủ nghĩa xã hội, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, đây là nguyên tăc phân phối công bằng nhất. Mặt khác, Mác cũng

chỉ rõ, trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, sự phân phối theo lao động còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội. Trong chủ nghĩa xã hội, người lao động không phải đã được thừa hưởng trọn vẹn giá trị do lao động của mình tạo ra. Lao động đó phải được khấu trừ những khoản sau đây: Một là thay thế những tư liệu sản xuất đã tiêu dùng; Hai là, một phần phụ thêm để mở rộng sản xuất; Ba là, dự trữ hoặc dành cho quỹ bảo hiểm; Bốn là, chi phí cho quản lý chung; Năm là, tạo quỹ dùng cho quỹ phúc lợi xã hội; Sáu là, tạo quỹ cần thiết để nuôi dưỡng những người không có hoặc có rất ít khả năng lao động.

Như vậy, ngay với chủ nghĩa xã hội, tức là một xã hội đã được tổ chức theo nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu thì sự công bằng đó vẫn chưa phải là công bằng lý tưởng, công bằng tuyệt đối theo đúng nghĩa. Trong những điều kiện như nhau thì vẫn có sự khác nhau, thậm chí khác nhau rất xa về năng lực, điều kiện, hoàn cảnh và ở đó, cái quyền ngang nhau đó,

tức là sự bình đẳng vẫn “bị giới hạn trong khuôn khổ tư sản” nếu mà chúng ta dùng một thước đo như nhau tức là “giá trị lao động”. Cho nên “với một công việc ngang nhau và do đó với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người nầy vẫn lĩnh hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia.v.v...[13, tr.35].

Bởi vậy, C. Mác kết luận về những hạn chế tất yếu của công bằng trong chế độ xã hội chủ nghĩa như sau: “Đó là những thiếu sót không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa, lúc nó vừa mới lọt lòng từ xã hội tư bản chủ nghĩa ra, sau những cơn đau đẻ kéo dài. Quyền không bao giờ có thể ở một mức cao hơn chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá của xã hội do chế độ kinh tế đó quyết định” [13, tr.34-36]. Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót của nguyên tắc phân phối theo lao động- một thiếu sót theo Mác, là không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Theo Mác, sự công bằng thật sự sẽ đạt được khi xã hội bước vào giai đoạn cao - giai đoạn cộng sản chủ nghiã, khi

con người không còn phụ thuộc vào sự phân công lao động. Lúc đó, khoảng cách giữa lao động trí óc và lao động chân tay được rút ngắn tối đa; lao động không còn là phương tiện để sinh sống mà là một nhu cầu hoạt động và phát triển, khi cùng với sự phát triển toàn diện của cá nhân thì sức sản xuất xã hội sẽ tiến bộ vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, của cải trở nên dư thừa, và cho đến khi đó người ta “mới có thể vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của pháp quyền tư sản và xã hội mới có thể ghi trên lá cờ của mình: làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” [13, tr.36].

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin về công bằng xã hội vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam, Người đã đưa ra một quan niệm khái quát về công bằng xã hội trong chủ nghĩa xã hội: “chủ nghĩa xã hội là gì ? là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do. Nhưng, nếu muốn tách riêng ra một mình mà ngồi ăn no, mặc ấm người khác mặc kệ, thế là không tốt. Mình muốn ăn no, mặc ấm, cũng cần làm sao cho tất cả mọi người được ăn no, mặc ấm” [ 15, tr.682]

Năm 1966, khi cuộc kháng chiến cống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt, nhân dân miền Bắc phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn trong cuộc sống để dồn sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam, Người luôn chú ý đến vấn đề thực hiện công bằng xã hội cho mọi người dân Việt Nam “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”.

Trên lập trường của Chủ nghiã Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định mục tiêu xây dựng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu đó chứa đựng nội dung vừa phát triển kinh tế-xã hội, vừa thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội cho nhân dân lao động.

Công bằng xã hội luôn luôn biến đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trong hoàn cảnh của chúng ta hiện nay cần khẳng định rằng phân phối theo lao động trước sau vẫn là tiêu chí quan trọng bậc nhất của công bằng. Tiêu chí này xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là hình thức phân phối chủ yếu trong điều kiện hiện nay của nước ta.

Lao động không chỉ là lao động hiện tại mà còn là những lao động quá khứ đã tích luỹ vào trong vốn, tài sản, tư liệu sản xuất... thực hiện phân phối theo hình thức này sẽ gắn kết được kết quả lao động với lợi ích của người lao động, nhờ vậy người lao động sẽ có động lực trong quá trình sản xuất, giúp họ có thu nhập cao. Quan điểm này được Đảng ta khẳng định: “Cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế” [9, tr.88]. Để thực hiện được tốt hình thức phân phối nầy đòi hỏi người lao động phải có sức khoẻ và tri thức. Do đó nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho người lao động có điều kiện chăm lo sức khoẻ và học tập thông qua hệ thống y tế và giáo dục đào tạo, có nghĩa là: tăng cường đầu tư cho y tế và giáo dục, để nâng cao sức khoẻ và trí tuệ cho người lao động là điều kiện cần thiết để thực hiện triệt để phân phối theo lao động. Nếu trước đây chúng ta coi phân phối theo lao động là tiêu chí duy nhất của sự công bằng thì ngày nay trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường, trước nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để có điều kiện mở rộng và

đẩy mạnh sản xuất thì ngoài phân phối theo lao động chúng ta còn phải coi trọng hình thức: “...phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh...” [9, tr.88]. Các nguồn lực khác ở đây được hiểu là vốn, tài sản, công cụ sản xuất... được gọi chung là tài sản đóng góp vào quá trình sản xuất. Tuỳ theo mức đóng góp mà được hưởng phần thu nhập tương ứng. Hình thức phân phối này cho phép thu hút, huy động moị nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất.

Ngoài phân phối theo lao động và theo nguồn vốn, để đảm bảo công bằng xã hội trong quá trình phân phối còn phải tính đến nhiều cống hiến khác cho xã hội. Đó là những đóng góp về tài năng, sức lực, xương máu cho lợi ích chung của cộng đồng xã hội. Trong đó, đặc biệt là sự cống hiến của người có công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.

Một trong những đặc thù lớn nhất của nước ta là chiến tranh kéo dài: chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, kẻ thù biên giới phía Bắc và Tây Nam. Bên cạnh đó còn có lực lượng tham

gia quân tình nguyện giúp các nước bạn Lào, Cămpuchia trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính vì vậy đã có nhiều gia đình, nhiều đồng bào chiến sỹ, nhiều vùng đất đã không tiếc công sức, tiền của, máu xương cống hiến cho sự nghiệp cách mạng góp phần thực hiện nhiệm vụ cao cả. Ngày nay, bước vào guồng quay của kinh tế thị trường thì chính họ là những người bị thiệt thòi nhất bởi họ không còn sức lao động do nêu đơn, thương tật, già yếu, khó khăn về vốn, họ rơi vào nhóm nghèo của xã hội, Bởi vậy, thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện hiện nay không thể không tính đến sự cống hiến trong quá khứ của những thế hệ người đã kinh qua chiến tranh... Việc thực hiện chính sách nhân đạo, phong trào làm việc thiện, phong trào đền ơn đáp nghĩa, thành lập quỹ xoá đói giảm nghèo... là trách nhiệm của toàn xã hội, là sự đền ơn đáp nghĩa chứ tuyệt nhiên không phải là sự ban ơn. Trong điều kiện hiện nay còn có sự bất bình đẳng trong thu nhập, việc thực hiện phân phối thông qua phúc lợi xã hội có tác dụng giảm bớt sự bất bình đẳng đó.

Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải đặt mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội lên trên hết, coi đó là mục tiêu của mọi chính sách phát triển kinh tế xã hội, ngược lại phát triển kinh tế xã hội là vì mục tiêu đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, vì tự do, hạnh phúc của con người. Vì vậy, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (khoá VII) đã khẳng định “Tăng tưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển. Công bằng xã hội thể hiện cả ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản suất, lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi thành viên trong cộng đồng” [7, tr.47].

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, tư tưởng về công bằng xã hội tiếp tục được Đảng ta quán triệt và làm rõ trong điều kiện mới: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở tất cả các khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi

người đều có cơ hội và phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [8, tr.113]. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “... tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” [9,tr.24].

Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng lại tiếp tục khẳng định:

Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP nâng cao đời sống kinh tế người có công ở tỉnh quảng nam (Trang 42 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w