Phát huy nhân tố con người trong Quân đội nhân dân Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30 - 37)

2. Phát huy nhân tố con người trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

2.1 Phát huy nhân tố con người trong Quân đội nhân dân Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của phát huy nhân tố con người trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, có thể nhận thức về phát huy nhân tố con người trong Quân đội ta trên những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Nhân tố con người trong Quân đội là những đặc trưng trong mô hình nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, “nhân cách người chiến sĩ “Bộ đội Cụ Hồ”, nhân cách người Đảng viên cộng sản và nhân cách quân

nhân cách mạng”(1). Theo đó, nhân tố con người trong Quân

đội ta là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ; bao gồm chỉnh thể thống nhất giữa hoạt động với tổng hoà những phẩm chất năng lực trong hoạt động quân sự của mọi quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng.

1 Nguyễn Văn Tài: Luận án tiến sĩ “Tích cực hoá nhân tố con người của đội ngũ sĩ quan Quân đội trong thời

Hoạt động của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội bao gồm hoạt động lý luận và thực tiễn quân sự; đó là chiến đấu, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, sản xuất, vận động quần chúng, hoạt động lãnh đạo chỉ huy, quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ.

Phẩm chất năng lực của cán bộ, chiến sĩ là sự kết tinh hệ thống phẩm chất nhân cách, năng lực hoạt động quân sự; trình độ tri thức tổng hợp, tình cảm yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý chí quyết chiến, quyết thắng, chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hy sinh. Đồng thời phải có kinh nghiệm, kỹ năng đặc biệt trong đấu tranh vũ trang và phi vũ trang. Biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Quân đội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế dộ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền dân tộc quốc gia. Cũng như hệ thống thái độ đối với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc, nhân dân, kẻ thù, đồng chí đồng đội và bản thân mình.

Trong mối quan hệ ấy, hệ thống phẩm chất, năng lực của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội làm cơ sở điều kiện bảo đảm cho họ hoạt động đạt chất lượng cao, hiệu quả. Đồng thời hoạt động thực tiễn và lý luận quân sự làm nền tảng, cái suy cho cùng quyết định sự phát triển phẩm chất năng lực của người quân nhân cách mạng đáp ứng với yêu cầu xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới.

Thứ hai: Phát huy nhân tố con người trong Quân đội là quá trình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích, phát triển đồng thời phát huy, sử dụng đúng đắn, có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội, tạo động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo phương hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Phát huy nhân tố con người trong Quân đội thực chất là quá trình tích cực hoá vai trò chủ thể của cán bộ chiến sĩ trong Quân đội. Đó chính là những tác động của Đảng, Nhà nước, nhân dân và Quân đội vào người quân nhân cách

mạng nhằm không ngừng nâng cao tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cán bộ chiến sĩ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất, công tác… tạo ra động lực cho xây dựng Quân đội vững mạnh toàn diện và phát triển phẩm chất anh “Bộ đội Cụ Hồ”.

Phát huy nhân tố con người trong Quân đội bao gồm cả mặt bồi dưỡng, huấn luyện, cán bộ, chiến sĩ trở thành những quân nhân cách mạng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; đồng thời xây dựng môi trường văn hoá quân sự giúp cho mọi cán bộ, chiến sĩ có điều kiện phát triển toàn diện và đặt trong mối quan hệ với sức mạnh chiến đấu của Quân đội. Bởi vì, “sức mạnh chiến đấu là tổng thể các nhân tố vật chất và tinh thần chiến đấu, quy định trạng thái và năng lực thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang”(1).

Thứ ba: Do tính chất đặc thù của hoạt động quân sự - là lao động xương máu, môi trường lao động rất khắc nghiệt, chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh - cho nên, sức mạnh

của Quân đội là sức mạnh tổng hợp, trong đó phát huy nhân tố con người trong Quân đội là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Lê nin đã từng khẳng định một vấn đề có tính quy luật trong chiến tranh đó là “mạnh được yếu thua” và suy cho đến cùng thắng lợi hay thất bại trên chiến trường là do tâm trạng người cầm súng quyết định. Thực chất, đây là luận điểm Lê nin khẳng định vai trò quyết định của nhân tố chính trị tinh thần - nhân tố con người trong chiến tranh.

Trong chiến tranh, nếu con người có sự vững vàng về tư tưởng, tâm lý, mục tiêu chiến đấu, có trình độ chiến thuật cao thì cán bộ, chiến sĩ sẽ phát huy được khả năng chiến đấu, không sợ gian khổ, hy sinh, mưu trí, sáng tạo, cải tiến vũ khí trang bị, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí trang bị sáng tạo ra cách đánh thông minh, linh hoạt, phát huy được thế và lực của ta, hạn chế chỗ mạnh, khoét sâu chỗ yếu của địch; phát huy được nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến tranh… Do đó, việc phát huy nhân tố con người trong Quân đội là

nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta.

Thứ tư: Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, phát huy nhân tố con người trong Quân đội càng là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. Bởi lẽ, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng một quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; nội hàm của khái niệm bảo vệ Tổ quốc rộng hơn, yêu cầu cao hơn. Do đó, phát huy nhân tố con người cũng đặt ra yêu cầu cao hơn, chất lượng người quân nhân cách mạng phải ưu tú hơn.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, kết hợp với răn đe quân sự, chúng tập trung mũi nhọn vào chống phá Quân đội ta, từng bước làm “phi chính trị hoá” Quân đội. Thực chất là chúng đánh vào nhân tố con người, làm cho cán bộ, chiến sĩ phai nhạt lý tưởng chiến

đấu, suy thoái về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; không còn trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; xói mòn niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, mất định hướng chính trị, mất mục tiêu, phương hướng chiến đấu dẫn đến tự tan rã. Cho nên, việc phát huy nhân tố con người trong Quân đội càng có vị trí đặc biệt quan trọng cấp bách, cấp thiết hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Quân sự không có

chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(1) - cái

chính trị ở đây chính là nhân tố con người. Phải xây dựng, phát triển con người trong Quân đội có “tư tưởng vũng, chính trị vững, kỹ thuật khá, thân thể khoẻ mạnh thì nhất định

thắng”(2). Đây chính là tư tưởng xây dựng con người phát

triển toàn diện, cho nên: “Muốn cho Quân đội ta quyết chiến, quyết thắng hơn nữa thì phải săn sóc đời sống vật chất của họ, nâng cao trình độ kỹ thuật và chiến thuật của họ”(3). Nghĩa là phải tạo môi trường quân sự thuận lợi nhất cho nhân tố con người được phát huy.

1 Hồ Chí Minh toàn tâp, NXB CTQG, H, 2000, tập 6, trang 318

2 Hồ Chí Minh toàn tâp, NXB CTQG, H, 2000, tập 6, trang 320

Một phần của tài liệu THU HOẠCH PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w