Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996, t9, tr

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng ta (Trang 26 - 32)

quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa và vận dụng tư tưởng đó vào điều kiện cụ thể nước ta. Người cũng khẳng định nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với đặc điểm lớn nhất đó là: quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, với một nước nông nghiệp lạc hậu và đầy dẫy những tàn tích của xã hội cũ, nền kinh tế chậm phát triển lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo về Tổ Quốc, cùng với đó là sự chống phá quyết liệt của kẻ thù...Từ đặc điểm đó Người khẳng định : thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta phải được tiến hành tuần tự dần dần, không thể chủ quan nóng vội.

Về nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh quan niệm nó diễn ra một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Để thực hiện được nội dung đó trong thời kỳ quá độ lên

chủ nghĩa xã hội theo Người trước hết phải củng cố được mặt trận dân tộc thống nhất, xây dụng được khối công nông vững chắc, phát triển lực lượng sản xuất gắn với xây dựng được quan hệ sản xuất phù hợp, có một cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, quan tâm đúng mức đến việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa vì theo Người muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người mới xã hội chủ nghĩa và coi trọng nâng cao dân trí đào tạo nhân tài.

Về con đường, biện pháp, bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ. Người đã căn cứ vào quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, thông qua học tập kinh nghiệm của các nước anh em, động thời xuất phát từ tình hình thực tế để xác định, biện pháp bước đi cho phù hợp với từng giai đoạn. Trong các bước đi để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ

Hồ Chí Minh chú ý đến vai trò của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa; Người coi đây là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong các biện pháp Người chú ý đến các biện pháp như: kết hợp giữa cải tạo và xây dựng lấy xây dựng là chính, kết hợp giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo về tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có biện pháp, có kế hoạch, có quyết tâm, phải huy động được mọi nguồn lực trong nhân dân vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và phải đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam...

Với tư tưởng đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng vào trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Với ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh cùng với Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945, và tiếp sau đó là chiến thắng điện biên phủ năm 1954, đưa Miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và

tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam. Nhờ những thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc đã tạo ra những cơi sở, điều kiện quyết định để giải phóng Miền Nam sau này.

Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngay khi giải phóng Miền Nam năm 1975 Đảng ta chủ trương đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong các văn kiện của Đảng ta, Đảng ta đều khẳng định tính tất yếu quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước ta, và khẳng định chúng ta hoàn toàn có khả năng, điều kiện để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Phương thức để rút ngắn; Về kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của

nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; về chính trị, Đảng ta khẳng định dứt khoát vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam; về xã hội, mục đích và quyết tâm của Đảng ta là xây dựng một xã hội không còn áp bức bóc lột, bất công, mọi người trong xã hội đều bình đẳng; về văn hoá, Đảng ta chủ trương xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng ta khẳng định “ Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải

phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc

phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”12

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đòi hỏi Đảng ta cần tập chung giải quyết một số vấn đề chủ yếu: Giữ vững định hứơng xã hội chủ nghĩa; mở rộng nền dân chủ xã hội chủ nghiã; phát huy, khơi dậy mọi nguồn lực vào xây dựng chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; chăm lo xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh chống tham ô lãng phí và mở rộng quan hệ quốc tế để tận dụng nguồn lực bên ngoài vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực hiện cho được mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng ta (Trang 26 - 32)