Liên hệ thực tiễn:

Một phần của tài liệu Tiểu luận các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành liên hệ thực tế (Trang 30 - 35)

Ngày 24/4/2012, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để thực hiện dự án Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn

Giang (Ecopark). Vụ việc đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Người ta không hiểu được vì sao có sự “đối đầu” gay gắt giữa một bộ phận nông dân có đất ở đây với chủ đầu tư và chính quyền trong việc này. Họ kiên trì bám trụ, thậm chí dùng xẻng, cuốc, gạch, đá… để giữ đất.

Từ vụ việc này, phải chăng chính sách, luật pháp hiện hành liên quan việc quy hoạch, phê duyệt dự án, đền bù - bồi thường thu hồi đất… đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cần sớm xem xét, hoàn thiện.

Sáng 24-4-2012, UBND huyện Văn Giang đã thực hiện cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan. Việc cưỡng chế tiến hành từ khoảng 7 giờ sáng đến hơn 11 giờ trưa. 1.000 người thuộc các lực lượng công an, dân quân... được huy động.

Thông tin trên trang web của tỉnh Hưng Yên mô tả, một ngày trước khi cưỡng chế, hơn 100 người dân dựng hai lều bạt gần khu vực giải phóng mặt bằng. Sáng sớm 24-4, khoảng 300 người dân tập trung tại các điểm gần khu vực cưỡng chế. Sau 7 giờ sáng, còn khoảng 200 người dân đã chuẩn bị từ trước cuốc, xẻng, dao, liềm, gậy gộc, gạch đá, chai xăng cố tình chống lại lực lượng làm nhiệm vụ cưỡng chế.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến về giải quyết khiếu nại, tố cáo ngày 2-5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào cho rằng: “Vụ việc ở Văn Giang có sự móc nối các phần tử chống đối trong và ngoài nước. Các thông tin được tường thuật tại chỗ, từng giờ để xuyên tạc, dàn dựng các video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”. Cũng theo ông Hào, dự án khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (Ecopark) có trình tự “thủ tục đúng pháp lý, cơ chế đền bù tốt, tạo đà phát triển cho tỉnh”... song qua hơn tám năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành giao đất cho chủ đầu tư do “người dân khiếu kiện liên tục, tập trung đông người, lôi kéo, kích động cản trở không hợp tác, gây tình hình phức tạp kéo dài…”.

(Theo VnExpress ngày 2-5)

đã bàn giao đợt 1 cho nhà đầu tư 57,19 ha để làm đô thị và làm đường giao thông liên tỉnh.

Ngày 24-4, tiếp tục bàn giao 72 ha ở xã Xuân Quan, trong đó có 5,8 ha của 166 hộ phải tiến hành cưỡng chế.

Đến nay đã có 3.852/4.876 hộ của ba xã nhận tiền đền bù hỗ trợ, chiếm 79%; còn 1.024 hộ chưa nhận, bằng 21%.

Tại xã Xuân Quan, tổng số hộ đã nhận tiền đền bù hỗ trợ và tự nguyện bàn giao đất là 1.554/1.720 hộ (66,2 ha), chiếm 95,5%; còn 166 hộ (5,8 ha), chiếm 4,5% không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế.

Liên quan đến những tờ trình của Bộ Tài nguyên – Môi trường, vào năm 2012, Giáo sư Đặng Hùng Võ, người ký những tờ trình ấy khi còn làm Thứ trưởng bộ này đã có cuộc đối thoại với nông dân mất đất. Tại cuộc đối thoại đó, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đất đai từng lên tiếng nhận lỗi trước nông dân mất đất Văn Giang. Nhưng đã hơn 8 năm trôi qua, những vấn đề người dân bức xúc phản ánh chỉ dừng lại ở lời xin lỗi của Giáo sư Võ mà thôi.

Cũng đã 8 năm, người dân mất đất vẫn còn lưu giữ tài liệu về buổi đối thoại ngày hôm ấy.

Đó là ngày 11/8/2012, tại hội trường cũ của Bộ Tài nguyên - Môi trường. Những luận điểm rõ ràng, rành mạch, trước các thông tư, nghị định, luật liên quan mà nhân dân cùng với luật sư hỗ trợ viện dẫn, Giáo sư Đặng Hùng Võ đã phải thừa nhận nhiều điểm chưa phù hợp, thiếu chính xác trong 2 tờ trình mà ông thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường ký trình Thủ tướng Chính phủ.

“Những cái gì thất thoát cho bà con thì tôi xin lỗi”, nông dân mất đất vẫn nhớ như in lời nói của vị giáo sư trước khi kết thúc buổi đối thoại. Họ cũng từng tin tưởng, sẽ có một sự vào cuộc nào đó làm rõ những điểm “chưa phù hợp, thiếu chính xác” của các “văn bản thần tốc”. Nhưng vô vọng. Có lẽ chính vì vậy, trong lá đơn mới nhất gửi đến Ban Tiếp công dân Trung ương, hàng trăm hộ dân mất đất chưa nhận tiền bồi thường đã ký tố cáo đích danh ông Nguyễn Đình Phách, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường vì cho rằng những người này đã ký những văn bản mấu chốt đẩy họ đến bước đường cùng.

Nhưng cũng giống như nhiều năm nay, lại phải chờ đợi. Không biết đến bao giờ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật hiện hành liên hệ thực tế (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w