Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất

Một phần của tài liệu Tiểu luận hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và liên hệ thực tế (Trang 25 - 29)

II. Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước

2. Các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất

Từ trước đến nay, trong quản lý Nhà nước về đất đai, những thủ tục hành chính liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Vì vậy, một trong những mục tiêu của pháp luật đất đâi là cải cách căn bản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao đất, cho

thuê đất, bàn giao mặt bằng trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước. Cho nên, bên cạnh việc tổ chức, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, các tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất đã được quy định trong Luật Đất đai 2003. Các tổ chức đó bao gồm: văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức phát triển quỹ đất và tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất.

a. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

Cơ quan này là tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường của Uỷ van nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Văn phòng có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai theo cơ chế “một cửa”. Luật Đất đai 2003 đã dành toàn bộ chương V từ Điều 122 đến Điều 131 để quy định những thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong đó thể hiện vai trò quan trọng của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong mọi công việc.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đấy trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường có các nhiệm vụ như sau:

- Thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính gốc, cung cấp bản sao hồ sơ địa chính gốc, bản sao hồ sơ biến động đất đai cho Sở Tài nguyên và môi trường, tiếp nhận kết quả biên động đất đai từ cơ quan quản lý đất đai để chỉnh lý thống nhất về hệ thống hồ sơ địa chính gốc.

- Xây dựng, cập nhật hệ thống thông tin về đất đai.

- Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định mức thu đối với các loại thuế, phí và lệ phí liên quan đến đất đai.

- Thực hiện dịch vụ trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin về đất đai.

- Thu phí, lệ phí từ đất đai liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ:

- Đăng ký quyền sử dung đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

- Thực hiện các dịch vụ về trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, dịch vụ thông tin đất đai

- Thu các phí dịch vụ từ việc đăng ký quyền sử dụng đất.

Như vậy, cùng với Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ đã quy định thời hạn chậm nhất là ngày 01/07/2005 các văn phòng đăng lý quyền sử dụng đất phải được thành lập ở các địa phương. Từ đó, các thủ tục hành chính sẽ được đơn giản hoá, mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng đất trong việc thực hiện các quyền và thủ tục hành chính tại các cơ quan công quyền. Người sử dụng đất không còn mất nhiều thời gian, công sức vào các thủ tục hành chính để được quyền sử dụng đất hoặc thủ tục để thực hiện quyền, họ sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đồng thời nhận những giấy tờ pháp lý cần thiết tại nơi này. Đây là bước phát triển mới trong việc minh bạch hoá các thủ tục hành chính tại cơ quan công quyền và tạo ra các tiện ích để phục vụ nhân dân của các cơ quan Nhà nước.

b. Tổ chức phát triển quỹ đất

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật Đất đai 2003 về việc giao cho tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và trực tiếp quản lý quỹ đất đã thu hồi sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấy được công bố mà chưa có dự án đầu tư. Quy định trên xác định việc thu hồi đất thực hiện theo hai cơ chế:

Thứ nhất, trong trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố và đã có dự án đầu tư thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao quỹ đất cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, trong trường hợp quy hoạch, ké hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có dự án đầu tư thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thu hồi đất và giao cho tổ chức phát triển quỹ đấy tổ chức thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và quản lý quỹ đất này.

2003 là tổ chức do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập theo loại hình hoạt động sự nghiệp có thu hoặc daonh nghiệp công ích có chức năng phát triển quỹ đất, vận động và xúc tiến đâì tư vào các khu vực quy hoạch nhưng chưa có dự án đầu tư.

Tổ chức phát triển quỹ đất có các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Thực hiện việc quản lý quỹ đất sau đó thu hồi theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 41 Luật Đất đai 2003.

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực cso quy hoạch phải thu hồi đấy mà người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đi nơi khác trước khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.

- Thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quyết định thu hồi đất của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Giới thiệu địa điểm đầu tư, vận động đầu tư teo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

- Tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao quản lý.

Như vậy, với các nhiệm vụ nêu trên, tổ chức phát triển quỹ đất sẽ bóc tách dần chức năng quản lý hành chính Nhà nước với chức năng kinh doanh trong lĩnh vực đất đai và đó chính là xu hướng mới trong quan niệm hiện nay.

c. Tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất

Theo quy định tại Khoản 1 Điểu 57 Luật Đất đai 2003 thì tổ chức có đủ điều kiện, năng lực và được hoạt động dịch vụ về giá đất thì được tư vấn giá đất. Tuy nhiên, tư vấn giá đất mới chỉ là một phần trong khả năng tư vấn của các doanh nghiệp đối với nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau. Vì vậy, tổ chức hoạt động tư vấn trong quản lý và sử dụng đất đai được hiểu là tổ chức sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo câc luật về doanh nghiệp và được cấp phép hoạt động tư vấn trong lĩnh vực đất đai.

Hoạt động tư vấn bao gồm những lĩnh vực sau:

- Thực hiện dịch vụ tư vấn giá đất trong việc xây dựng giá đất tại các địa phương, tư vấn giá đất khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất hoặc của Toà án nhân dân, tư vấn giá đất cho người sử dụng đất,

cho các tổ chức tài chính, tín dụng trong việc thực hiện các giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất.

- Hoạt động dịch vụ tư vấn về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết.

- Hoạt động dịch vụ tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính cho Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường.

- Hoạt động dịch vụ tư vấn về đo đạc, lập bản đồ địa chính cho Sở Tài nguyên và môi trường, Phòng Tài nguyên và môi trường.

Như vậy, với việc thành lập các loại hình tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất đai, các thủ tục hành chính được quy về các đầu mối giúp cho người sử dụng đất nhanh chóng tiếp cận các quyền của mình và góp phần làm cho các cơ quan Nhà nước quản lý đất đai với hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và liên hệ thực tế (Trang 25 - 29)