4.1 Kiến nghị
- Sau khi điều tra và phân tích số liệu tôi nhận thấy cần phải tổ chức nhiều buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cung cấp thông tin tin cậy, bổ ích về chăm sóc phòng ngừa loét ép cho người bệnh cũng như người chăm sóc người bệnh. Đồng thời cũng có biện pháp để đánh giá kịp thời kiến thức và thực hành chăm sóc phòng ngừa loét cho người bệnh.
- Nhân viên y tế dành thêm thời gian tư vấn, giải thích giúp bệnh nhân và người nhà nắm rõ cách thực hành chăm sóc người bệnh liệt nửa người và các biện pháp phòng ngừa loét cho người bệnh.
* Đối với gia đình và xã hội
- Tăng cường tìm hiểu các kiến thức trên mạng, thông tin đại chúng,… về chăm sóc NB liệt nửa người, cũng như chăm sóc phòng ngừa loét sau khi ra viện, tại cộng đồng.
- Hiểu được tầm quan trọng và thường xuyên theo dõi, phát hiện các biểu hiện bất thường trên người bệnh dựa trên các kiến thức đã được can thiệp để chăm sóc kịp thời cho NB tránh biến chứng, đặc biệt là biến chứng loét.
- Tăng cường chăm sóc, nâng cao sức khỏe phù hợp tình trạng bệnh và điều kiện cuộc sống nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác bảo vệ sức khỏe cho người bệnh cun bản thân.
4.2. Đề xuất giải pháp
Để phòng chống loét ép cho người bệnh nói chung và người bệnh liệt nửa người nói riêng ta cần phải truyền thông giáo dục sức khỏe hướng dẫn người bệnh người chăm sóc người bệnh về kiến thức cũng như thực hành phòng chống loét ép. Sau đây tôi có đưa ra các cách dự phòng loét ép cho người bệnh như sau:
4.2.1 Nguyên tắc dự phòng cơ bản là tạo cho máu dễ lưu thông [8], [9]:
- Tránh bị tỳ đè, thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh. - Giữ gìn da khô sạch, nhất là những vùng hay bị tỳ đè.
- Kích thích tăng tuần hoàn tại chỗ: Thường xuyên xoa bóp những vùng có nguy cơ bị loét cao.
4.2.2 Các phương pháp dự phòng: Có 03 trường hợp khi người bệnh chưa bị loét, có dấu hiệu loét, sau khi vết loét bộc phát
* Khi người bệnh chưa bị loét [6]
- Thông tin huấn luyện cho bệnh nhân và thân nhân về vết loét:
+ Điều dưỡng là những người trợ lý y tế cần giải thích rõ nguyên nhân chính của vết loét là do thiếu cung cấp dinh dưỡng cho lớp da qua đường lưu thông máu, vì ở vùng này đường lưu thông máu bị nghẽn do chèn ép
+ Vận động cơ thể là điều rất quan trọng, gia đình cần phải giúp xoay trở bệnh nhân thường xuyên.
+ Xoa bóp các vùng tỳ đè cho NB: Xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng có bắp cơ dầy đến vùng dễ bị mảng mục. Thời gian kéo dài khoảng 15 - 20 phút/lần và nên tiến hành đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày.
+ Luôn giữ sạch sẽ NB và giường. Giường ẩm ướt và dơ sẽ kích thích da và vết loét sẽ bộc phát dễ dàng
+ Nếu có thể cần cung cấp cho người bệnh cái gương để họ tự kiểm tra phát hiện sớm triệu chứng vết loét.
- Thay đổi tư thế: Cần thay đổi tư thế cách khoảng 2 giờ một lần. Xoay trở NB giúp máu dễ lưu thông, cần hướng dẫn người nhà cách xoay trở bằng tay, tư thế đúng khi nằm, chêm gối… khi người bệnh mới nhập viện. Soạn thảo thời khóa biểu để nhắc nhở xoay trở NB đúng lúc.
- Tăng tuần hoàn máu: Xoa bóp các vùng dễ tỳ đè, nền xương cứng, động tác này cần tiến hành thường xuyên 10 – 15 phút / lần, 2 – 3 lần/ngày.
- Nẹp phải vừa thích hợp với người bệnh:Đai, giày, nẹp, bó bột không được tạo sức ép lên vùng xương. Dụng cụ quá chặt sẽ gây tổn hại đến da hoặc các cấu trúc cơ thể. Khi băng bột, vùng xương cần được đệm để giảm sức chèn ép của chất bột cứng.
- Chêm lót các vùng có nguy cơ loét: Các vùng lồi xương rất dễ làm cọ mòn da cho nên phải chêm khăn hoặc gối. Sử dụng các loại đệm chống loét: Nệm điện, nệm hơi, nệm nước…Tuyệt đối không dùng vòng cao su, drap giường, áo quần người bệnh phải thẳng, sạch và khô
Ngăn ngừa nhiễm trùng da, tăng tuần hoàn máu, tạo sự thoải mái về tâm lý cho người bệnh. Ở những bệnh nhân liệt, đại tiểu tiện không tự chủ càng ảnh hưởng nhiều đến vệ sinh da.
- Giảm thiểu sức chèn ép:
+ Giảm sức đè nặng của cơ thể và thay đổi tư thế thường xuyên
+ Nằm sấp nếu tình trạng của người bệnh cho phép thường là giải pháp tốt nhất nhằm chia đều trọng lượng của cơ thể lên một bề mặt lớn, đừng quên đệm gối ở nơi đầu gối, ngực…
+ Sử dụng giường, nệm để giảm cường độ đè và cọ sát của cơ thể + Sử dụng gối để chống loét
+ Xe lăn thích hợp phải được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ trạng thái chịu lực của bắp đùi. Trọng lượng cơ thể đè lên bắp đùi phải được phân tán chứ không tập trung ở vùng bàn tọa.
- Chế độ ăn uống: Nâng cao tổng trạng NB bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp. + Năng lượng: Trọng lượng cơ thể thích hợp và việc hấp thụ năng lượng đầy đủ mang tính chất quan trọng. Khi NB rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, lớp mỡ dưới da sẽ bị thiếu. Khoảng cách của da và xương sẽ bị thu hẹp, như vậy sẽ làm giảm khả năng chịu đựng sức đè nén của cơ thể.. Trường hợp quá nhiều năng lượng, trọng lượng bản thân sẽ lớn, sức đè nén càng tăng. Như vậy nguy cơ loét càng cao. Cho nên cần phải chú ý sự hấp thụ năng lượng ở mức thích hợp. NB bị bại liệt hấp thụ năng lượng ít hơn do mức vận động của họ kém hơn.
+ Đạm: Thiếu đạm rất nguy hiểm để gây loét. Khi đã bị loét vết loét sẽ làm lượng đạm mất đi nhanh chóng qua đường vết thương. Lượng đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, sản phẩm từ sữa,…
+ Chất lỏng: Cơ thể cần một lượng chất lỏng vừa đủ để tránh tình trạng mất nước, vì mất nước làm cho da trở nên rất nhạy cảm, đặc biệt đối với BN loét, lượng chất lỏng mất qua vết thương. Cho nên cần từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
+ Kẽm: Kẽm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục vết thương. Liều lượng hàng ngày cho BN: Nam 7mg – 10 mg Zn, Nữ 6mg – 9m. Việc bổ xung kẽm chỉ hữu ích cho BN thiếu kẽm.
Thông thường cần 70mg VitaminC/ ngày là rất bổ ích. VitaminC có nhiều trong rau,trái cây nhất là trong kiwi, cam..
* Khi có dấu hiệu loét: Trong giai đoạn này cần tăng cường mức độ lưu thông máu đến vùng da bị tổn thương và đồng thời ngăn chặn tổn thương mới
Vận động của NB trong giai đoạn này bao gồm:
- NB và NNNB phối hợp với NVYT phát hiện nguyên nhân gây ra triệu chứng tiền loét và tìm cách ngăn chặn các lưu thông tổn thương khác
- Chú ý xoay trở và đặt NB ở những tư thế thích hợp
- Khuyến khích NB tự dịch chuyển càng nhiều càng tốt (nếu tình trạng bệnh cho phép). Tích cực vận động cơ thể giúp tăng cường lưu thông máu và việc phục hồi vết thương nhanh chóng hơn.
- Ánh nắng: Đối với nhiều NB, ánh nắng sớm hoặc xế chiều có thể thúc đẩy quá trình hồi phục da. Nhưng nắng nóng ban trưa có thể đốt cháy da, như vậy làm tăng mức lỡ loét.
* Khi vết loét bộc phát: NB và NNNB cần phối hợp với NVYT để phát hiện điều trị chăm sóc vết loét và các yếu tố nguy cơ khác. Đẩy mạnh công tác điều trị cũng như chăm sóc phòng chống loét, tiếp tục thực hiện các phương pháp dự phòng loét ép cho NB để phòng có thêm nhiều vết loét nữa.
Những điểm cần lưu ý[8]:
- Nên phòng loét tỳ hơn là điều trị.
- Những bệnh nhân dễ bị loét tỳ đè phải được nằm trên mặt phẳng êm và thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên.
- Ðặc biệt theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu loét do tỳ đè.
- Giữ cho bệnh nhân được sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt. - Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh: khẩu phần cần tăng cường chất đạm và vitamin, nhất là vitamin C và E.
Công tác phòng chống loét phải đi cùng với việc phát hiện ra những bệnh nhân có nguy cơ mắc phải hiện tượng này. Dựa vào đó làm giảm thiểu thời gian và mức độ cọ xát, tổn thương cho người bệnh trong khi nằm và ngồi. Tiếp đó phải ngăn chặn hoại tử và các nguyên nhân gây nên các vết loét khác
5. KẾT LUẬN
Việc dự phòng loét ép là rất quan trọng nếu chúng ta không biết cách dự phòng nó sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới công tác điều trị chăm sóc, tâm lý người bệnh, nó là gánh nặng cho gia đình bệnh viện và xã hội. Thực trạng cho thấy người chăm sóc, người bệnh chưa quan tâm tới việc dự phòng loét cũng như chưa có kiến thức về dự phòng loét, họ thờ ơ với việc dự phòng loét vì chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dự phòng loét. Vì thế chúng ta cần đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về dự phòng loét cho người bệnh cũng như người chăm sóc người bệnh. Chúng ta phải thường xuyên kiểm tra công tác dự phòng loét cho người bệnh đã thực hiện đúng hay sai và kịp thời sửa chữa để tránh mọi nguy cơ dẫn đến loét không để loét xảy ra. Nếu có loét xảy ra nhanh chóng điều trị dứt điểm ngay từ mức độ nhẹ nhất không để nó tiến triển sang mức độ nặng hơn và kết hợp đẩy mạnh công tác phòng ngừa để không gây ra thêm vết loét nào nữa trên người bệnh. Có như thế công tác chăm sóc điều trị cho người bệnh mới đạt được hiệu quả cao làm giảm bớt nỗi lo cho người bệnh người nhà và nhân viên y tế không làm thêm gánh nặng cho bệnh viện.
Một số trường hợp minh hoạ
Trường hợp 1: Bệnh nhân nam Nguyễn Văn A 72 tuổi ở phường Hạ Long thành phố Nam Định bị liệt nửa người do Đột quỵ não. Bệnh nhân đã được điều trị tại khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định nay là ngày thứ 10 chưa xảy ra loét ép có con là Nguyễn Thị Hiền 46 tuổi là giáo viên chăm sóc. Người bệnh được người nhà chăm sóc dự phòng loét ép rất tốt do người chăm sóc đã tìm hiểu qua nhiều nguồn thông tin và biết cách dự phòng loét. Người bệnh đã phục hồi bệnh rất nhanh và nay được ra viện.
Trường hợp 2: Bệnh nhân nam Mai Văn T 68 tuổi ở xã Trực Thái huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định bị liệt nửa người do Tai biến mạch máu não. Bệnh nhân đã được điều trị tại khoa thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định nay là ngày thứ 12 bị loét ép độ 2 ở vùng bả vai bên liệt có vợ là Nguyễn Thị Thơm 66 tuổi là nông dân chăm sóc. Người nhà chưa biết cách phòng loét cho người bệnh do chưa được tư vấn về phòng loét và chưa biết cách tìm hiểu về chăm sóc người bệnh liệt nửa người cũng như phòng loét cho người bệnh liệt nửa người qua Internet, thông tin đại chúng. Sau khi phát hiện người bệnh bị loét nhân viên y tế đã tư vấn cho người chăm sóc và người bệnh đã được điều trị kịp thời không gây lây lan vết loét đã lành và có thể sớm ra viện trong vài ngày tới.
Hình ảnh 5.2: Nhân viên y tế hướng dẫn phòng loét cho người bệnh
Như vậy qua 2 ví dụ ta thấy việc người chăm sóc biết được kiến thức dự phòng cũng như cách chăm sóc dự phòng loét là rất quan trọng nó sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị và số ngày nằm viện, tâm lý người bệnh, gia đình và cả xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Thị Minh Chính, Đinh Thị Thu Hằng, Vũ Thị Là, Phạm Thị Hằng, Võ Thị Thu Hương (2016), “ Điều dưỡng cơ sở II”.Trường đại học điều dưỡng Nam Định.
2. Bộ môn nội - Đại học Điều dưỡng Nam Định (2017), Điều dưỡng lao - da liễu - thần kinh, Trường đại học điều dưỡng Nam Định, Nam Định
3. WHO. (2015) Stroke, Cerebrovascular accident, truy cập ngày, tại trang web http://www.who.int/topics/cerebrovascular_accident/en/.
4. Phan Xuân Trung (2000), Dự phòng - chăm sóc và điều trị mảng mục, truy cập ngày, tại trang web Http:\\www.Ykhoanet.com/baigiang/dieuduong/bai14.
5. American Heart Association (AHA) (2015), Heart Disease and Stroke Statistics - At-a- Glance, truy cập ngày 01-03-2016, tại trang web www.heart.org/idc/groups/ahamah-
public/@wcm/@sop/@smd/documents/downloadable/ucm_470704.pdf.
6. Lê Xuân Đại(2017), Thay đổi kiến thức chăm sóc phòng chống loét của người chăm sóc chính người bệnh liệt nửa người do đột quỵ não tại khoa thần kinh bệnh viện Bạch, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
7.M. S Messer (2012), Development of a Tool for Pressure Ulcer Risk Assessment and Preventive Interventions in Ancillary Services Patients, Doctoral dissertation, University of South Florida.
8.WHO. (2015) Stroke, Cerebrovascular accident, truy cập ngày, tại trang web http://www.who.int/topics/cerebrovascular_accident/en/.
9.Paraplegia (2002), "“An incurable Malady?”", Paraplegia News, tr. Part I (13 - 17), part II (33 - 38)
10. Phạm Thị Thúy Liên(2016), Thay đổi kiến thức dự phòng loét ép của người chăm sóc chính người bệnh tai biến mạch máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định 2016, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học điều dưỡng Nam Định, Nam Định.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG LOÉT CHO NGƯỜI BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2018
Nhằm mục đích cải thiện phòng chống loét cho người bệnh liệt nửa người. Chúng tôi có làm bảng câu hỏi khảo sát tìm hiểu về việc chăm sóc và phòng chống loét cho người bệnh liệt nửa người. Rất mong quý vị trả lời khách quan và chính xác.
Xin chân thành cảm ơn!
Mã phiếu:………
A. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI CHĂM SÓC
A1. Giới tính 1. Nam 2. Nữ A2. Năm sinh ………
A3. Dân tộc 1. Kinh 2. Khác
A4. Trình độ học vấn của ông/bà? 1. Mù chữ 4. Trung học phổ thông
2. Tiểu học 5. Trung cấp/Cao đẳng/ Đại học/ Sau đại học 3. Trung học cơ sở 6. Khác ………..
A5. Nghề nghiệp hiện tại ông bà là gì?
1. Công nhân 4. Nghỉ hưu 2. Viên chức nhà nước 5. Khác ………… 3. Nông dân
A6. Nơi ở của ông/bà thuộc khu vực nào? 1. Thành thị
2. Nông thôn
3. Khác (ghi rõ)…….
A7. Mối quan hệ của ông bà với người bệnh là như thế nào? 1. Vợ (chồng)
2. Con/ cháu / người giúp việc 3. Nhân viên y tế
B. TÌNH TRẠNG BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH B1. Ý thức của người bệnh? 1. Tỉnh 2. Lơ mơ 3. Hôn mê
B2. Người bệnh bị loét ép bao giờ chưa? 1. Chưa
2. Đã từng bị loét ép
B3. Người bệnh đã điều trị bệnh ở đâu?
1. Tại nhà 4. Bệnh viện tỉnh
2. Trạm y tế xã 5. Bệnh viện trung ương 3. Bệnh viện huyện 6. Khác (ghi rõ)………….. B4. Người bệnh đã nằm viện bao lâu rồi?... ngày
B5. Bệnh kèm theo của người bệnh?
1. Tăng huyết áp 5. Suy thận
2. Đái tháo đường 6. Tai biến mạch máu não 3. Thoái hóa khớp 7. Đột quỵ não
4. Xuất huyết não 8. Khác (ghi rõ)…………