Phương pháp và công cụ thu thập số liệ ụ

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức về phòng loét tái phát của người bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 25 - 27)

-Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng bộ câu hỏi tựđiền. -Thời điểm thu thập số liệu sau phẫu thuật 3 ngàỵ

+Điều tra viên sẽ giải thích cho người bệnh hiểu về mục đích của nghiên cứu và cam đoan những thông tin mà người bệnh cung cấp trong phiếu điều tra chỉ

nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu và được bảo mật. Người bệnh có quyền từ chối tham gia nghiên cứu và có thể ngừng tham gia nghiên cứu giữa chừng. Sau khi người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì điều tra viên sẽ cho người bệnh ký vào bản chấp thuận tham gia nghiên cứụ

+Sau đó điều tra viên sẽ phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu điều tra

đã chuẩn bị sẵn. Trong quá trình phỏng vấn câu hỏi nào người bệnh không hiểu thì

điều tra viên sẽ giải thích. Sau khi suy nghĩ người bệnh đưa ra đáp án trả lời, điều tra viên từđó khoanh vào đáp án trong bộ câu hỏị

+Sau khi phát bộ câu hỏi điều tra đến tận tay từng bệnh nhân nằm điều trị tại khoa Ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, mỗi bệnh nhân có khoảng thời gian 10 – 15 phút để tự hoàn thành. Sau khi hoàn thành, bệnh nhân sẽ nộp lại bộ câu hỏi

điều tra của mình cho nghiên cứu viên.

-Bộ công cụ thu thập số liệu: Được sử dụng theo bộ công cụ của tác giả

Nguyễn Thị Lệ Thủỵ

-Bộ công cụ thu thập số liệu có tổng số 18 câu hỏi và chia làm 2 phần: * Phần I: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: gồm 7 câu hỏi về giới tính, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tiền sử, nguồn thông tin giáo dục.

* Phần II: Kiến thức về phòng loét Đ – TT: gồm 11 câu với 5 nội dung. Cụ

thể như sau:

+Nội dung 1: từ câu 8 – câu 10 là kiến thức về dịch tễ (bệnh thường gặp ở

giới tính, độ tuổi, đối tượng nào).

+Nội dung 2: từ câu 11 – câu 12 là kiến thức về chế độ ăn uống phòng loét dạ dày – tá tràng tái phát (cần tránh loại thức ăn, đồ uống nào).

+Nội dung 3: từ câu 13 – câu 14 là kiến thức về chếđộ vệ sinh phòng loét dạ

dày – tá tràng tái phát (vi khuẩn HP lây qua đường nào, để phòng lây vi khuẩn HP cần rửa tay khi nào).

+Nội dung 4: từ câu 15 – câu 16 là kiến thức về chếđộ nghỉ ngơi và lao động phòng loét (cần nghỉ ngơi, tránh lao động như thế nào).

+Nội dung 5: từ câu 17 – câu 18 là kiến thức về sử dụng thuốc và tái khám (có cần tái khám không, nên sử dụng thuốc kích ứng dạ dày như thế nào).

Có 2 mức độ: + Kiến thức đạt: ≥ 11 điểm (tương đương trả lời đúng ≥ 50% tổng số đáp án đúng, từ 11/21 đáp án). + Kiến thức chưa đạt: < 11 điểm (tương đương trả lời đúng < 50% tổng số đáp án đúng, dưới 11/21 đáp án). -Cách tính điểm cho bộ công cụ:

Dựa vào câu trả lời của người bệnh để đánh giá kiến thức: Tổng cộng có 11 câu hỏi từ câu 8 – câu 18 trong đó có 5 câu chỉ chọn 1 đáp án duy nhất, mỗi câu trả

lời đúng cho 1 điểm, chọn sai hoặc không chọn cho 0 điểm. Có 6 câu chọn nhiều

đáp án, có tất cả 16 đáp án đúng, chọn được 1 đáp án đúng cho 1 điểm, chọn sai hoặc không chọn cho 0 điểm. Tổng là 21 điểm.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức về phòng loét tái phát của người bệnh sau phẫu thuật thủng ổ loét dạ dày – tá tràng tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)