Tổng số 30 sản phụ sau đẻ đang nằm tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình đã tham gia đầy đủ các hoạt động đánh giá và phân tích số liệu từ các phiếu điều trạ Qua đó, tôi thu được kết quả cụ thể như sau:
ạ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi, nơi ở, nghề nghiệp và trình độ học vấn:
Bảng 1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
STT Thông tin chung về ĐTNC Số lượng Tỷ lệ %
1 Tuổi <20 tuổi 0 0 Từ 20 đến 30 tuổi 25 83.3 >30 tuổi 05 16.7 2 Nơi ở Nông thôn 16 53.3 Thị xã 14 46.7 3 Nghề nghiệp
Lao động chân tay 7 23.3
Lao động trí óc 13 43.3 Khác 10 33.4 4 Trình độ học vấn ≤ Trung học cơ sở 0 0 Trung học phổ thông 16 53.3 Cao đẳng, đại học 14 46.7 Sau đại học 0 0
Nhận xét: Dựa vào bảng 1 ta thấy rằng trong 30 đối tượng nghiên cứu thì: • Về độ tuổi: Kết quả nghiên cứu thu được tuổi trung bình của các đối
tượng nghiên cứu là 27.13 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 21 tuổi, tuổi lớn nhất là 35 tuổị Nhóm đối tượng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, gồm có 25 người chiếm tỷ lệ 83.2%. Nhóm tuổi trên 30 ít chỉ có 5 người chiếm tỷ lệ 16.7%.
• Về nơi ở: Số người sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn người ở thị xã, cụ thể là số người sống ở nông thôn có 16 người chiếm tỷ lệ 53.3% và số
người sống ở thị xã là 14 người chiếm tỷ lệ 46,7%.
• Về nghề nghiệp: đối tượng thuộc nhóm lao động trí óc chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43.3%, thấp nhất là đối tượng thuộc nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 23.3%.
• Về trình độ học vấn: có 16 người có trình độ học vấn là trung học phổ
thông chiếm 53.3% và số người có trình độ học vấn là đại học, cao đẳng gồm 14 người chiếm tỷ lệ 46.7%.
- Số lần sinh con:
Biều đồ 1: Số lần sinh con của các đối tượng nghiên cứu
Nhận xét : Trong 30 bà mẹ tham gia khảo sát, khi được hỏi về số lần sinh con của các bà mẹ thì đa số các bà mẹ sinh con lần đầu (50%), số bà mẹ sinh con thứ
3 trở lên có tỷ lệ thấp nhất (7%) và số các bà mẹ sinh con lần 2 cũng chiếm khá cao (43%)
- Tiền sử bị tắc tia sữa:
Biểu đồ 2: Tiền sử bị tắc tia sữa
Nhận xét : Dựa vào biểu đồ 2 ta thấy trong số 30 bà mẹ tham gia nghiên cứu thì có 67% các đối tượng chưa từng bị tắc tia sữa và có 33% các bà mẹ có tiền sử
tắc tia sữa ở các lần sinh trước
50% 43% 7% Lần đầu Lần 2 Lần thứ 3 trở lên 33% 67% Đã từng Chưa từng
- Tình hình tiếp cận thông tin GDSK về phòng tránh tắc tia sữa của ĐTNC:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Khi các ĐTNC được hỏi rằng có từng nhận được thông tin GDSK về tắc tia sữa ởđâu không thì có 20 người trả lời rằng họ đã từng được tiếp nhận thông tin và có 10 bà mẹ trả lời rằng họ chưa hề tiếp nhận thông tin nào liên quan
đến vấn đềđó; tỷ lệ lần lượt là 66.7% và 33.3% (theo biểu đồ 3) - Nguồn tiếp cận thông tin GDSK:
Bảng 2: Nguồn tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu
Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ %
Người thân 4 13.3 Nhân viên y tế 9 30 Báo, tạp chí, sách 8 26.7 Đài phát thanh, ti vi 1 3.3 Mạng internet 10 33.3 Nguồn khác 0 0
Nhận xét: Dựa vào bảng 2 ta thấy, nguồn tiếp cận thông tin của các ĐTNC rất phong phú. Trong số 20 đối tượng đã từng được tiếp nhận thông tin về phòng ngừa tắc tia sữa thì các đối tượng nhận được thông tin GDSK chủ yếu tập trung ở
phương thức dùng mạng internet (33.3%), tiếp theo là thông qua các nhân viên y tế để biết thông tin (chiếm 30%), tiếp cận thông tin qua đài phát thanh và tivi chiếm tỉ
lệ thấp nhất (3.3%). 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% Có Không
b.Kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của các đối tượng nghiên cứu
Bảng 3: Kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của đối tượng nghiên cứu
STT Kiến thức phòng ngừa tắc tia sữa Số lượng Trả lời đúng Tỷ lệ Trả lời sai % lượng Số Tỷ lệ %
1 Định nghĩa 10 33.3 20 66.7
2 Sử dụng áo ngực 25 83.3 5 16.7
3 Xử lý sữa thừa khi trẻ không
bú hết 18 60 12 40
Nhận xét: Dựa vảo bảng 3 ta thấy, khi được hỏi vềđịnh nghĩa của tắc tia sữa thì chỉ có 10 bà mẹ (33.3%) chọn câu trả lời đúng rằng tắc tia sữa là hiện tượng hệ
thống ống tuyến sữa bị tắc do vậy sữa không chảy ra được và có 20 người (66.7%) trả lời sai câu hỏi nàỵ
Đối với câu hỏi về việc sử dụng áo ngực khi cho con bú thì có 25 bà mẹ
(83.3%) trả lời đúng rằng trong thời gian cho con bú thì nên sử dụng áo ngực rộng rãi để tránh gây tắc tia sữạ
Tuy nhiên, khi được hỏi rằng trong trường hợp mẹ nhiều sữa mà trẻ bú không hết mẹ sẽ xử lý ra sao thì có tới 12 bà mẹ (40%) trả lời rằng vẫn giữ lại lượng sữa thừa để cho con bú lần sau, có 18 bà mẹ (60%) trả lời đúng rằng sau khi trẻ bú no thì phải hút hết sữa dư thừa ra để tránh gây tắc tia sữạ
- Các bà mẹ sau sinh đều bị tắc tia sữa đúng hay sai
Biều đồ 4: Kiến thức về tắc tia sữa
Nhận xét: Dựa vào biểu đồ 4, ta thấy có 56.7% bà mẹ chọn đáp án trả lời
đúng rằng quan điểm các bà mẹ sau sinh đều bị tắc tia sữa là hoàn toàn saị Số
người đồng tình với quan điểm đó chỉ chiếm 43.3%.
0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% Đúng Sai
- Nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc tia sữa
Bảng 4: Kiến thức về nguyên nhân gây tắc tia sữa
STT Nguyên nhân gây tắc tia sữa Số lượng Tỷ lệ %
1 Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên 15 50%
2 Mẹ không có sữa cho trẻ bú 15 50%
3 Trẻ ngậm bắt vú không đúng cách 1 3.3%
4 Mặc áo ngực chật 22 73.3%
5 Không xử lý sữa dư sau mỗi lần trẻ bú 4 13.3%
Nhận xét: Khi hỏi về các nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa, đa số các bà mẹ đã biết được rằng việc mặc áo ngực chật là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa (73.3%), 15 bà mẹ (50%) hiểu được rằng việc mẹ
không cho trẻ bú thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng tắc tia sữạ Bên cạnh đó, có 15 bà mẹ (50%) chọn sai đáp án rằng việc mẹ không có sữa cho trẻ bú là nguyên nhân gây tắc tia sữạ
- Hậu quả của tắc tia sữa:
Bảng 5: Kiến thức về hậu quả của tắc tia sữa
STT Hậu quả của tắc tia sữa Số lượng Tỷ lệ %
1 Viêm tuyến vú 22 73.3%
2 Tử vong 4 13.3%
3 Áp xe tuyến vú 9 30%
Nhận xét: Dựa vào bảng 5 cho thấy 73.3% các bà mẹ biết được hậu quả của tắc tia sữa là viêm tuyến vú và 30% các bà mẹ viết được tắc tia sữa sẽ gây nên áp xe tuyến vú, lâu dần sẽ trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Bên cạnh đó vẫn có 13.3% bà mẹ mắc sai lầm rằng tắc tia sữa sẽ dẫn tới tử vong.
- Cho trẻ bú sớm sau sinh:
Biểu đồ 5: Kiến thức cho trẻ bú sớm sau sinh của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét: Biểu đồ 5 cho thấy có tới 50% các bà mẹ biết được rằng nên cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờđầu sau sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số bà mẹ mắc sai lầm rằng nên cho trẻ bú 2 giờ sau sinh với tỷ lệ 13%; có tới 37% bà mẹ cho rằng phải đợi đến khi có nhiều sữa thì mới cho trẻ bú.
- Chếđộ nghỉ ngơi phòng tránh tắc tia sữa Bảng 6: Kiến thức về chếđộ nghỉ ngơi phòng ngừa tắc tia sữa STT Chế độ nghỉ ngơi Số lượng Tỷ lệ % 1 Không thức khuya 21 70% 2 Không tập thể dục 0 0% 3 Giữ tinh thần lạc quan 14 46.7% 4 Lo lắng, suy nghĩ tiêu cực 0 0% 5 Thức đêm 0 0% Nhận xét: Khi được hỏi về chếđộ nghỉ ngơi của các bà mẹđể phòng tránh tắc tia sữa thì các bà mẹđều biết được rằng không thức khuya và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh stress là những biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa với tỷ lệ lần lượt là 70% và 46.7%. 13% 50% 37% 2 giờ sau sinh Trong vòng 1 giờ đầu sau sinh Đợi đến khi có nhiều sữa
- Mức độ kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa của ĐTNC
Bảng 7: Mức độ kiến thức về phòng tắc tia sữa của các đối tượng nghiên cứu
Mức độ kiến thức Tần số Tỷ lệ %
Đạt 14 46.7%
Chưa đạt 16 53.3%
Tổng 30 100%
Nhận xét: Bảng 7 cho thấy trong 30 bà mẹ tham gia vào nghiên cứu thì số bà mẹ có kiến thức đạt là 14 người chiếm tỷ lệ 46.7% ; số bà mẹ có kiến thức chưa đạt là 16 người chiếm tỷ lệ 53.3%.
- Điểm trung bình chung kiến thức của ĐTNC (n=30)
Bảng 8: Điểm trung bình chung kiến thức của các đối tượng nghiên cứu (n=30)
Nội dung Min Max ± SD
Tổng điểm kiến thức của đối tượng 4 10 6.43 ± 1.85 Tổng điểm kiến thức của ĐTNC thấp nhất là 4 điểm , cao nhất là 10 điểm, trung bình X là 6.43; độ lệch chuẩn SD là 1.85.
Chương 3 KHUYẾN NGHỊ
Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc cho trẻ bú đúng, chế độ chăm sóc vú, nghỉ ngơi, dinh dưỡng của bà mẹ là rất quan trọng bởi nếu trong quá trình cho trẻ bú mẹ nếu không biết cách sẽ
gây nên các bệnh lý về vú, điển hình là tắc tia sữạ Chúng ta không thể xem thường tình trạng tắc tia sữa bởi hiện tượng tắc tia sữa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp- xe tuyến vú, lâu dần trở
thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bịảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài Vì thế, việc trang bị cho các sản phụ kiến thức về phòng tránh tắc tia sữa là vô cùng quan trọng. 3.1. Đối với sản phụ: - Nắm vững các kiến thức cơ bản về phòng ngừa tắc tia sữa • Tư thế cho trẻ bú đúng • Cách trẻ ngậm bắt vú đúng • Chếđộ chăm sóc vú • Chếđộ nghỉ ngơi, chăm sóc tinh thần
- Chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan về thai sản qua sách, báo, internet,…
- Luôn lắng nghe và hợp tác với NVYT khi họ thực hiện chăm sóc các sản phụ sau đẻ.
- Chủ động tìm và tham gia các lớp học tiền sản để trau dồi thêm các kiến thức.
- Chủđộng chia sẻ những vấn đề còn thắc mắc với các nhân viên y tếđểđược giải đáp và tư vấn, không nên ngần ngạị
- Tái khám sức khỏe định kì theo lịch hẹn của bác sỹ.
3.2. Đối với cán bộ y tế
- Tích cực chủ động trong việc trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng tư vấn , giáo dục sức khỏe cho bà mẹ về các bệnh lý sau đẻ, đặc biệt là tình trạng tắc tia sữạ
- Luôn luôn lắng nghe và giải đáp các thắc mắc của các bà mẹ đến khám và
- Chủđộng giúp đỡ các sản phụ cho trẻ bú sớm sau sinh.
- Hướng dẫn tư thế cho trẻ bú đúng và dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú đúng, cách xử
lý lượng sữa thừa sau khi trẻ bú.
- Hướng dẫn các sản phụ cách vắt sữa bằng tay và bằng máy, đặc biệt là các bà mẹ sinh con lần đầụ
- Tạo mối quan hệ gần gũi, sử dụng tốt các kỹ năng giao tiếp không lời và có lời, giữ thái độ đúng mực làm cho sản phụ tin tưởng từđó động viên sản phụ
thực hiện tốt những gì đã hướng dẫn và động viên sản phụ giữ tinh thần thoải mái, yên tâm khi đã có NVYT ở cạnh, tránh căng thẳng, stress đặc biệt là
đối với các bà mẹ sinh con lần đầu, chưa có kinh nghiệm.
- Tăng cường kết nối với người bệnh để kiểm soát kiến thức phòng bệnh và khắc phục những kiến thức sai làm tình trạng bệnh tăng thêm.
- Tiến hành thực hiện nghiên cứu trên quy mô rộng hơn với cỡ mẫu lớn hơn, áp dụng những biện pháp can thiệp về thay đổi kiến thức phòng ngừa tắc tia sữa sau sinh, bằng chứng khoa học trong quá trình chăm sóc người bệnh tắc tia sữa nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc.
3.3. Đối với bệnh viện
- Phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các cán bộ chuyên môn và các
đoàn thể nhất là hội phụ nữ trong công tác giáo dục truyền thông. Có sự hỗ
trợ giúp đỡ của các ban ngành qua truyền thông, giáo dục những kiến thức về
phòng ngừa các bệnh lý về vú đặc biệt là tắc tia sữa rộng rãi tới quần chúng nhân dân.
- Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo thêm cho NVYT (các hộ sinh,
điều dưỡng làm việc tại các khoa liên quan đến sản, nhi) để được cập nhật những thông tin mới nhất về mọi lĩnh vựa trong y tế, từđó người NVYT nhất là nữ hộ sinh thành thạo hơn trong công tác chăm sóc, tư vấn cho các bà mẹ
về cách chăm sóc vú, cách cho trẻ bú đúng, các chế độ dinh dương , vận
động, nghỉ ngơi để phòng tránh tắc tia sữa cũng như các bệnh lý khác về vú. - Có phòng tư vấn, tăng thêm nhân lực làm công tác tư vấn tại các phòng bệnh
cũng như phòng khám, cần tạo điều kiện cho trẻ gần mẹ sớm, hướng dẫn mẹ
cho trẻ bú sớm sau sinh.
- Bệnh viện nên xem xét việc mở các lớp tiền sản để chuẩn bị hành trang cho các cặp vợ chồng, qua đó cung cấp những kiến thức về phòng ngừa tắc tia sữa cũng như hướng dẫn các kỹ năng thực hành phòng ngừa cho họ. Sau các
buổi học có thể sử dụng các phiếu test nhanh lại kiến thức để họ nắm chắc và nhớ lâu hơn.
- Tổ chức các cuộc thi về chăm sóc hậu sản cho các cán bộ NVYT để họ vừa có sân chơi giải tỏa áp lực công việc, vừa học hỏi và trau dồi được kiến thức nhiều hơn.
- Làm một số câu hỏi hoặc hình ảnh test treo ở khoa, phòng bệnh viện để
người bệnh tự kiểm tra ý thức phòng bệnh của mình để từđó rút ra những lỗi mình thường mắc và thay đổi những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của người bệnh.
Chương 4 KẾT LUẬN
Qua khảo sát điều tra 30 sản phụ sau đẻ đang nằm tại khoa Sản – BVĐK khu vực Bắc Quảng Bình chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Chỉ có 33.3% các bà mẹ trả lời đúng định nghĩa của tắc tia sữa
- Có83.3% bà mẹ hiểu được nên sử dụng áo ngực rộng rãi trong quá trình cho trẻ bú mẹ
- Trong trường hợp mẹ có sữa nhiều nhưng trẻ không bú hết thì có 60% biết
được sau khi trẻ bú no thì phải vắt bỏ lượng sữa thừa để tránh tắc tia sữa - Có 56.7% bà mẹ hiểu rằng không phải tất cả các bà mẹ sau sinh đều gặp phải
tình trạng tắc tia sữa
- Đối với các nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa thì tỷ lệ các bà mẹ