của người dân xã Nam Phong trong dịch Covid-19.
Nghiên cứu 226 người dân tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định, chủ yếu có trình độ học vấn bậc trung học cơ sở 57,1%; Tỷ lệ Nam/Nữ >1 (trong đó 64,2% là nam; 35,8% là nữ). Độ tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (68,6%) nằm trong nhóm từ 40- 59 tuổi, chúng tôi nhận thấy:
Kiến thức của người dân về phòng chống dịch bệnh khá tốt trong các nội dung như 88,9% đối tượng biết đến virus Corona là gì; 83,6% người dân cho rằng bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc gần và triệu chứng của bệnh là Ho (78,7%); khó thở là 93,3 %; Ngoài ra đa phần đối tương đánh giá cao tầm quan
Tivi, báo đài Mạng xã hội Loa phóng thanh Cán bộ Y tế Nguồn tin khác
60%
50%
25%
trọng của đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách trong phòng chống bệnh chiếm 92,9%. Đồng thời trả lời đúng về cách phòng bệnh như hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng khi ho, hắt hơi và cần kẹp nhiệt độ hàng ngày lần lượt là: 83,3%, 84,9% và 83,6%.
Bảng 2.4 cho thấy Phần lớn các đối tượng có kiến thức về sử dụng khẩu trang đúng cách như 87,7% đối tượng thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, 73,6% đối tượng cho rằng cần kết hợp đeo khẩu trang và rửa tay để phòng bệnh, 83,6% đối tượng giặt khẩu trang vải sau mỗi lần sử dụng. Bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ đối tượng có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt hơi lần lượt là: 96,9%, 77,4% và 54,4 %; bên cạnh đó có 87,7% đối tượng cho rằng cần rửa tay với xà phòng trên 20 giây mới là sạch và 78,7 % sẽ rửa tay với dung dịch sát khuẩn tay nhanh nếu không có xà phòng rửa tay.
Sở dĩ người dân có kiến thức một số nội dung khá cao như trên có thể là do bản thân họ nhận thức được mức độ nghiêm trọng cũng như rất nghiên trọng (85%), mức độ nguy hiểm mà dịch Covid đem lại nếu như họ bị mắc bệnh. Chính vì thế mà trong nghiên cứu có 96,4% ý kiến đồng ý với việc cần thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp phòng dịch; 100% % đối tượng tuân thủ các khuyến cáo của Bộ y tế. Phải chăng người dân có tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin được cập nhật hàng ngày về tình hình các biện pháp phòng dịch cũng như có sự vào cuộc của Ủy ban nhân dân xã và trạm Y tế xã trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn xã Nam Phong.
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều nội dung kiến thức về phòng chống Covid 19 mà người dân xã Nam Phong còn nhiều hạn chế như:
Có tới 11,1% đối tượng nghiên cứu chưa biết đến virus gây bênh Covid-19. và 34,9% tỷ lệ đối tượng đánh giá sai nguồn lây: Một số y kiến còn cho rằng Sar- covid 2 lây qua đường máu hoặc qua di truyền.... Trong câu hỏi về cách xử lý khi có các triệu chứng của bệnh thì có tới 65,4% đối tượng lựa chọn đến viện khám và 6,6 % cho rằng mình sẽ tự mua thuốc điều trị, ngoài ra còn một số đối tượng chưa biết cần xử lý như thế nào do chưa được tư vấn và hướng dẫn cách xử lý trong trường hợp này.
Trong các câu hỏi về kiến thức rửa tay và đeo khẩu trang thì có tới 27,4% đối tượng cho rằng chỉ đeo khẩu trang y tế là có thể bảo vệ bản thân an toàn khỏi dịch bệnh. 25,5% người dân không có thói quen sử dụng khẩu trang khi ra ngoài trong mùa dịch này. 49,5% cầm trực tiếp vào mặt ngoài khẩu trang khi tháo điều này làm nâng cao việc bị nhiễm khẩu từ khẩu trang sang tay. Ngoài ra, còn có một số đối tượng cho rằng chỉ rửa tay bằng nước là sạch (12,3%).
Có tới 30,9% đối tượng chưa sẵn sàng đi cách ly 14 ngày nếu có các triệu chứng của bệnh. Một số ý kiến cho rằng, họ có thể tự cách ly tại nhà, họ sợ lây nhiễm bệnh khi ở chung khu cách ly hoặc đơn giản là do họ là lao động chính kiếm ra thu nhập của gia đình nên họ không sẵn sàng đi cách ly...
Nguyên nhân của những tồn tại trên:
- Vẫn còn một số đối tượng còn đánh giá dịch bệnh nghiêm trọng đang ở mức bình thường (11%).
- Người dân còn hạn chế nhiều về kiến thức phòng dịch bệnh Covid 19. - Chính quyền địa phương chưa đa dạng hóa các kênh thông tin truyền thông tới cộng đồng cả về kiến thức, cách phòng chống dịch. Vì chỉ có 28% đối tượng tiếp nhận thông tin Covid 19 thông qua loa phóng thanh và 5% thông qua sự tư vấn của nhân viên y tế.
- Tỷ lệ người dân làm nông nghiệp, buôn bán chiếm tỷ lệ cao và phần lớn chưa có thói quen sử dụng khẩu trang và nước sát khuẩn tay. (ảnh hưởng của thói quen và nghề nghiệp).
- Do chi phí mua khẩu trang và nước sát khuẩn tay trên thị trường khá cao và khan hiếm hàng hóa nên người dân chưa mua được.
Chương 3
KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI
Từ kết quả ở trên, nghiên cứu có một số kiến nghị và giải pháp như sau: