Nguyên nhân của vấn đề

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2018 (Trang 29)

Nhìn chung chúng ta có thể thấy rằng hiểu biết của các bà mẹ về vấn đề NCBSM còn chưa ở mức cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Nguyên nhân chủ quan có thể kể đến như do bản thân bà mẹ, gia đình chưa thực sự quan tâm tới vấn đề NCBSM. Các bà mẹ cũng như gia đình vẫn chưa tích cực tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới NCBSM, cũng như chưa thực sự biết cách tìm đến những nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy. Các nghiên cứu cho thấy khi bà mẹ gặp khó khăn về nuôi con bằng sữa mẹ, họ thường tìm đến sự hỗ trợ và lời khuyên từ người khác, thường từ mẹ đẻ/ mẹ chồng, thành viên trong gia đình, và bạn bè, hàng xóm. Tuy nhiên, các nguồn thông tin này lại chưa thật sự đáng tin cậy, thường chỉ dựa theo kinh nghiệm.

Nguyên nhân khách quan là các bà mẹ vẫn chưa được tiếp cận nhiều với các thông tin tư vấn về NCBSM. Nguồn thông tin đa phần đến từ các phương tiện truyền thông như truyền hình, mạng internet, báo đài...mà ở đây chủ yếu là từcác kênh truyền hình. Tuy nhiên, các bà mẹ thường nhìn thấy các quảng cáo sữa bột trên truyền hình nhiều hơn là các thông tin về NCBSM. Thông điệp bà mẹ nhận được nhiều nhất về nuôi dưỡng trẻ nhỏ gần như chỉ là trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn

trong vòng 6 tháng đầu, ít khi nhìn thấy các thông điệp khác về nuôi dưỡng trẻ nhỏ trên ti vi.

Cán bộ y tế cũng là nguồn cung cấp thông tin về nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, nguồn thông tin này vẫn chưa thật sự hiệu quả. Thực tế là công tác quản lý, đội ngũ nhân viên y tế thường chỉ chú trọng tới công tác chăm sóc và điều trị, chứ ít coi trọng tới việc tư vấn giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ. Tuy nhiên một phần cũng bởi các bệnh viện hầu hết đều đang thiếu nhân lực, không đáp ứng đủ cho các hoạt động của bệnh viện. Bởi vậy mà công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe càng bị xem nhẹ. Bệnh viện phụ sản Nam Định cũng không ngoại lệ.

Bảng 2.11.Nhân lực tại các khoa lâm sàng bệnh viện phụ sản Nam Định Khoa lâm sàng Tổng Bác sĩ, Y sĩ Điều dưỡng, Hộ sinh Khác Khoa khám bệnh 17 6 10 1 Khoa phẫu thuật 18 7 11

Khoa HSCC 12 3 8 1

Khoa sản 14 4 9 1

Khoa điều trị tự nguyện 13 3 9 1

Khoa phụ 12 4 7 1

Khoa sơ sinh 19 7 11 1

Phòng đẻ 23 4 16 3

Từ bảng 2.11 có thể nhận thấy nhân lực giữa các khoa lâm sàng của bệnh viện phụ sản Nam Định là chưa đồng đều. Khoa Hồi sức cấp cứu và khoa phụ là 2 khoa có số nhân lực ít nhất là 12 người. Phòng đẻ có nhiều nhân lực nhất với 23 người. Tỷ lệ giữa điều dưỡng, hộ sinh với bác sĩ, y sĩ cũng có sự chênh lệch giữa các khoa, cao nhất là ở phòng đẻ với tỷ lệ 4 điều dưỡng, hộ sinh/ 1 bác sĩ, y sĩ, thấp nhất là khoa phẫu thuật và khoa sơ sinh với tỷ lệ 1,57 điều dưỡng, hộ sinh/ bác sĩ, y sĩ.

Bảng 2.12. Hoạt động khám bệnh tại bệnh viện phụ sản Nam Định

(Báo cáo thống kê tháng 3/2018)

Khám chuyên khoa Số lần khám Số lần cấp Số lần vào Số lần chuyển Điều trị ngoại trú Số người Số ngày

cứu viện viện bệnh

Tổng số 10.758 3.588 4.125 1.026 129 1.290 Khám sản phụ khoa 10.555 3.581 4.072 1.025 0 1.290 Khám sơ sinh 74 6 50 1 0 0 Điều trị ngoại trú 129 1 3 0 129 0

Bảng 2.13. Hoạt động điều trị tại bệnh viện phụ sản Nam Định

(Báo cáo thống kê tháng 3/2018)

Khoa Số giường Số NB đầu kỳ Số NB điều trị nội trú Số ngày điều trị nội trú Số tử vong Sô NB còn lại Tổng 250 249 5.033 27.302 9 241

Khoa phẫu thuật 16 6 1.560 6 Khoa HSCC 40 47 1.392 6.635 58 Khoa sản 50 51 1.416 6.771 43 Khoa điều trị tự nguyện 45 46 865 4.280 36 Khoa phụ 50 50 787 5.365 55 Khoa sơ sinh 30 37 573 4.239 9 37 Phòng đẻ 20 12 3.137 12 17

Nhìn vào bảng 2.11, 2.12 và 2.13 có thể nhận thấy, nhân lực tại các khoa lâm sàng của bệnh viện phụ sản Nam Định là không đủ để đáp ứng cho nhu cầu thăm khám và điều trị tại cơ sở. Bởi vậy mà công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ nói chung và người bệnh nói riêng vẫn chưa được quan tâm, thực hiện một cách tích cực, có hiệu quả.

III. Khuyến nghị, đề xuất giải pháp

Căn cứ vào tình hình tại Bệnh viện phụ sản Nam Định, chúng ta có thể áp dụng thực hiện các biện pháp sau đây:

Bệnh viện đứng ra tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo có mời các chuyên gia về chủ đề NCBSM để nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện. Có thể kết hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan để cùng tổ chức định kỳ các buổi hội thảo theo quý hay theo năm.Thường xuyên truyền đạt các chính sách về NCBSM bằng văn bản đến tất cả nhân viên chăm sóc sức khỏe.Đào tạo tất cả các nhân viên y tế về các kỹ năng cần thiết để thực hiện các chính sách này.

Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ.Tổ chức định kỳ hàng tháng các buổi tư vấn tại các văn phòng khoa hay tại hội trường lớn bệnh viện. Người tư vấn có thể là bất kỳ nhân viên y tế nào của bệnh viện,nắm chắc những kiến thứcliên quan đến vấn đề NCBSM và có kỹ năng tư vấn, truyền thông. Đối tượng tham gia có thể là các bà mẹ đang được chăm sóc hậu sản, những bà mẹ đang mang thai hay người thân chăm sóc chính của bà mẹ... Nội dung tư vấn nên trọng tâm vào các vấn đề như lợi ích của NCBSM và NCBSMHT, các biện pháp giúp duy trì nguồn sữa, cách cho con bú và duy trì cho con bú, ngay cả khi bà mẹ đang tách ra khỏi trẻ sơ sinh,biện pháp duy trì NCBSM khi bà mẹ quay lại với công việc, tư thế cho trẻ bú, dấu hiệu nhận biết trẻ bú đúng...Bên cạnh đó cũng nên cung cấp cho các bà mẹ kiến thức về ăn bổ sung như tuổi bắt đầu cho ăn bổ sung, và số bữa ăn chính và bữa ăn phụ theo tuổi của trẻ, cần làm rõ số lượng thức ăn trẻ cần ăn ở các độ tuổi khác nhau cũng như thói quen ăn uống hàng ngày và cân nặng bình thường của trẻ.Công tác tư vấn cũng có thể được lồng ghép với các hoạt động chăm sóc, điều trị khác trong quá trình các bà mẹ đang được chăm sóc, điều trị nội trú tại viện.

Thực hiện tư vấn cho các bà mẹ và gia đình thông qua việc phát các sổ tay, tờ rơi khi các bà mẹ đến viện để thăm khám và điều trị. Sổ tay cần cung cấp thông tin và hỗ trợ về cách NCBSM và cách giải quyết những khó khăn, đặc biệt là những khó khăn ngay sau sinh khi bắt đầu cho trẻ bú mẹ. Nội dung cũng nên tập trung vào việc xây dựng niềm tin và sự tự tin của bà mẹ về số lượng và chất lượng sữa của mình. Cần phải khẳng định với bà mẹ rằng sữa mẹ là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Sổ tay cũng không chỉ nhấn mạnh lợi ích của NCBSM, mà còn phải chỉ ra những tác hại tiềm tàng của việc cho trẻ ăn sữa bột và/hoặc nước trước 6 tháng đầu (ví dụ: tăng nguy cơ bị tiêu

chảy, nhiễm trùng và ốm, các chất gây bệnh tiềm tàng trong sữa, chi phí v.v…).Cũng như cung cấp thêm cho các bà mẹ kiến thức về ăn bổ sung như tuổi bắt đầu cho ăn bổ sung, và số bữa ăn chính và bữa ăn phụ theo tuổi của trẻ, cần làm rõ số lượng thức ăn trẻ cần ăn ở các độ tuổi khác nhau cũng như thói quen ăn uống hàng ngày và cân nặng bình thường của trẻ.

IV. Kết luận

1. Thực trạng kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản Nam Định

Phỏng vấn 30 bà mẹ đang được chăm sóc hậu sản tại bệnh viện phụ sản Nam Định thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn cho kết quả có 14 bà mẹ (46,7%) có kiến thức tốt về vấn đề, 16 bà mẹ (53,3%) có kiến thức chưa tốt.

63,3% bà mẹ cho rằng có thể cho trẻ ăn sữa non dành cho trẻ sơ sinh trước khi cho trẻ bú lần đầu.

Số các bà mẹ hiểu đúng về NCBSMHT còn chưa thật sự cao (60%), còn lại các bà mẹ đều cho rằng NCBSMHT là cho trẻ bú mẹ và dùng thêm sữa công thức (20%), dùng thêm nước sạch (13,3%), dùng thêm vitamin (6,7%).

Số bà mẹ cho rằng nên NCBSMHT khi trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi chiếm 1 tỷ lệ tương đối (26,7%), tỷ lệ bà mẹ cho rằng nên NCBSMHT cho tới khi trẻ được đủ 6 tháng tuổi là 63,3%.

53,3% bà mẹ cho rằng nên duy trì NCBSM đến khi trẻ được 18 – 24 tháng tuổi. Chỉ có 30% bà mẹ cho rằng nên cai sữa cho trẻ vào mùa mát, 53,3% cho rằng cai sữa cho trẻ vào mùa nào cũng được.

100% các bà mẹ cho rằng ăn uống giúp hỗ trợ cho sự tiết sữa, nhưng chỉ có 13,3% bà mẹ cho rằng đảm bảo kiệt sữa sau mỗi lần cho bú cũng là yếu tố hỗ trợ cho sự tiết sữa.

Tỷ lệ bà mẹ nhận biết được những dấu hiệu trẻ ngậm bắt vú tốt và nhận biết dấu hiệu trẻ bú chưa đúng vẫn còn khá thấp. Các tỷ lệ này lần lượt là 20% và 26,7%.

Tuy số liệu thu thập không đủ lớn để mang tính đại diện, nhưng từ kết quả khảo sát chúng ta có thể thấy rằng đã có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về vấn đề giữa các nhóm tuổi, các ngành nghề, giữa những nhóm người có trình độ học vấn khác nhau và giữa những người sinh con lần đầu và sinh con lần thứ 2 trở lên.

2. Giải pháp pháp hợp cho vấn đề địa bàn nghiên cứu

Tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về chủ đề NCBSM để nâng cao kiến thức, kỹ năng tư vấn cho đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện.

Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, thực hiện lồng ghép việc tư vấn NCBSM với các hoạt động chăm sóc và điều trị. Tổ chức các buổi truyền thông nâng cao kiến thức về NCBSM cho các bà mẹ và các nhóm đối tượng liên quan.

Thực hiện tư vấn cho các bà mẹ và gia đình thông qua việc phát các sổ tay, tờ rơi khi các bè mẹ đến viện để thăm khám và điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:

1. PhạmDuy Cường(2014),Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ và một số yếu tố liên quan tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2013, Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học Y dược Thái Bình.

2. Trần Nguyễn Thị Anh Đào, Huỳnh Thị Duy Hương(2011), Mối liên quan giữa kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ với bú mẹ hoàn toàn,Tạp chí nghiên cứu y học,15, 217-221.

3. Lưu Ngọc Hoạt, Lê Thị Hương và Lê Thị Thanh Xuân(2010), Kiến thúc và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ Hà Nội năm 2010 – các rào cản và yếu tố thúc đẩy,Tạp chí Y học thực hành, 723(6/2010), 42 – 47.

4. Tạ Thị Lạc và cộng sự(2015).Khảo Sát Kiến Thức, Thực Hành Về Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Của Các Bà Mẹ Có Con Dưới 5 Tuổi Đang Điều Trị Tại Khoa Nhi BVĐK Huyện Tịnh Biên Năm 2015,http://benhvientinhbien.vn/vi/khoa- hoc/Nghien-Cuu-Khoa-Hoc-2015/Khao-Sat-Kien-Thuc-Thuc-Hanh-Ve-Nuoi-Con- Bang-Sua-Me-Cua-Cac-Ba-Me-Co-Con-Duoi-5-Tuoi-Dang-Dieu-Tri-Tai-Khoa- Nhi-BVDK-Huyen-Tinh-Bien-Nam-2015-5/ , xem 28/04/2018.

5. Phạm Thị Yến Nhi(2014),Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh tại Bệnh viện đa khoa Kiên Giang năm 2014, Luận văn thạc sĩ quản lý điều dưỡng, Trường đại học Y tế công cộng.

6. Phan Thị Minh Hạnh(2016), Giáo trình chăm sóc sức khỏe trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tr.168-175.

7. Khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương(2016). Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, http://benhviennhitrunguong.org.vn/huong-dan-nuoi-con-bang-sua-me.html, xem ngày 02/05/2018.

8. Đặng Cẩm Tú, Khương Văn Duy, Hoàng Văn Tân(2016), ”Hiệu quả can thiệp truyền thông thay đổi kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ có con dưới 25 tháng tuổi năm 2012-2015”, Tạp chí y học dự phòng,tập XXVI, số 13(186), tr.238 – 242.

9. Viện Dinh dưỡng và Tổng cục Thống kê(2006), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ năm 2005, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

10. Lucen Afrose và cộng sự(2012), Factors associated with knowledge about breastfeeding among female garment workers in Dhaka city,WHO South-East Asia Journal of Public Health,1(3), pp.249-255.

11. Modupe Rebekal Akinynka(2014),Breastfeeding knowledge and Practices among mothers of child under 2 years of age in a Military Barrack in Southweet Nigeria,Masters degree in Pulic Health, University of Lagos College of Medicine, Iri – Araba, Lagos Nigeria.

12. M.Sai Sunil Kishore, Praveen Kumar, Arunk Aggarwal (2009), Breastfeeding knowledge and practices amongst mothers in a rural population of North India: A community – bassed study,Journal of TropicalPediatrics, 55(3), pp.183-188.

13. National Population Commission(NPC)[Nigeria] and ICF International

(2014), Nigeria Demographic and Health Survey 2013, Abuja, Nigeria, and Rockville, Maryland, USA: NPC and ICF International, pp. 175–192.

14. Bireshwar Sinha và cộng sự(2015),Interventions to improve breastfeeding

outcomes: a systematic review and meta‐analysis. Available from

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/apa.13127

15. UNICEF(2018). Adopting optimal feeding practices is fundamental to a child’s survival, growth and development, but too few children benefit, https://data.unicef.org/topic/nutrition/infant-and-young-child-feeding/#[Accessed on 26 April 2018].

16. UNICEF(2004),Breastfeeding can save over 1 million lives yearly, New York. Available from www.unicef.org/media/media_22646.html Accessed on 24 May 2018.

18. Poreddi Vijayalakshmi, T Susheela and D Mythili(2015). Knowledge, attitudes, and breast feeding practices of postnatal mothers: A cross sectional survey.

International Journal of Health Sciences, 9(4), pp. 364 – 374.

19. WHO UNICEF(2003),Global strategy for infant andyoung child feeding. World HealthOrganization.Availablefrom

http://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/42590/9241562218.pdf;jsessionid= 2A712501CE47A52AA5263F218E51FF15?sequence=1

20. Cai Xiaodong, Tessa Wardlow and David W Brown(2012), Global trend in exclusive breastfeeding,International Breastfeeding Journal, 28 September 2012. Available from

https://internationalbreastfeedingjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/1746- 4358-7-12

PHỤ LỤC 1

BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ

Tôi tên là Đỗ Thị Ngọc Lan. Tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp cử nhân diều dưỡng. Nội dung phiếu khảo sát này nhằm tìm hiểu hiểu biết của các bà mẹ về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ. Kính mong quý vị giúp tôi hoàn thành phiếu khảo sát này. Mọi thông tin sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu. Xin cảm ơn!

I. Thông tin chung

1. Tuổi: ...

2. Trình độ học vấn: ...

3. Nghề nghiệp: ...

4. Số con đã có: ...

II. Nội dung 5. Loại thức ăn nào tốt nhất cho trẻ sơ sinh? A. Sữa mẹ B. Sữa công thức cho trẻ sơ sinh C. Nước đường D. Nước thảo mộc E. Nước sạch F. Khác ... 6. Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ là gì? (chọn nhiều đáp án)

A. Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất mà trẻ cần B. Tăng cường sức đề kháng của trẻ

C. Tiết kiệm chi phí D. Tiện lợi, dễ thực hiện

E. Tăng cường gắn kết tình cảm mẹ con F. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ

G. Không biết

7. Khi nào thì nên bắt đầu cho trẻ bú mẹ? A. Trong vòng 30 phút – 1 giờ sau sinh B. Trong vòng 24 giờ đầu

D. Khi bé đã ỉa phân su

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2018 (Trang 29)