III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy của trẻ em
2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy của trẻ em theo nội dung.
Bảng 3.3. Kiến thức về bệnh tiêu chảy (n=30).
Nội dung Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Định nghĩa
Đi ngoài phân lỏng 13 43,3
Đi ngoài phân lỏng ≥ 3 lần 17 56,7
Nguyên nhân Virus 22 73,3 Vi khuẩn 28 93,3 Ký sinh trùng 15 50 Nấm 12 40 Dấu hiệu mất nước Môi khô 18 60 Nếp véo da mất chậm 4 13,3 Mắt trũng 12 40 Vật vã, kích thích hoặc li bì 8 26,7 Khóc không có nước mắt 10 33,3
Uống nước háo hức hoặc không uống được
17 56,7
Nhận xét: Qua bảng 3.3 cho thấy: Bà mẹ có kiến thức đúng về định nghĩa tiêu
chảy chiếm tỷ lệ 56,1 %. Đa số các bà mẹ cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus với tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 73,3%. Khi được hỏi về các dấu hiệu mất nước thì tỷ lệ các dấu hiệu giảm dần theo thứ tự Môi khô chiếm 60%, uống nước háo hức hoặc không uống được chiếm 56,7%, mắt trũng chiếm 40%, khóc không có nước mắt chiếm 33,3%, vật vã kích thích hoặc li bì chiếm 26,7%, nếp véo da mất chậm
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về cách chăm sóc trẻ tiêu chảy ( n= 30).
Nội dung Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Thời điểm ăn sam
< 4 tháng 2 6,7
4– 6 tháng 12 40
> 6 tháng 16 53,3
Thời điểm cai sữa
< 12 tháng 3 10
12 – 18 tháng 13 43,3
> 18 tháng 14 46,7
Biết tiếp tục cho bú sữa mẹ hoặc ăn sam
Đúng 11 36,7
Sai 19 63,3
Nhận xét: Kết quả bảng 3.4 Cho thấy: tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về thời
điểm cho trẻ ăn sam là > 6 tháng chiếm tỷ lệ 53,3%. Về thời điểm cai sữa chưa đúng là < 18 tháng chiếm tỷ lệ 53,3%, bà mẹ biết tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc ăn sam là 36,7 %.
Bảng 3.5. Kiến thức sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu ( n=30).
Nội dung Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Biết loại ORS
Biết 1 loại 4 13,4 Biết 2 loại 13 43,3 Biết 3 loại 2 6,7 Không biết 11 36,6 Biết thành phần gói ORS Đúng một phần 7 23,3 Đúng hoàn toàn 0 0 Không biết 23 76,7
Biết lượng ORS cho trẻ uống
Đúng hoàn toàn 4 13,4
Đúng một phần 17 56,6
Không biết 9 30
Tác dụng của ORS
Thuốc diệt khuẩn 4 13,3
Cung cấp dinh dưỡng 1 3,3
Thuốc điều trị tiêu chảy 5 16,7
Bù nước và điện giải 20 66,7
Loại dung dịch thay thế
Nước gạo rang 12 40
Nước cháo muối 17 56,7
Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy số bà mẹ biết 3 loại Oresol chiếm tỷ lệ thấp chiếm
6,7 %, không biết thành phần của gói Oresol chiếm tỷ lệ cao 73,4%, tỷ lệ bà mẹ có
kiến thức đúng về tác dụng của Oresol chiếm tỷ lệ 66,7%.
Bảng 3.6. Kiến thức về loại nước pha, cách pha, cách uống và thời gian bảo quản ORS ( n=30).
Nội dung Tần số ( n ) Tỷ lệ ( % )
Loại nước pha
Nước đun sôi để nguội 17 56,7
Nước khoáng 4 13,3
Nước cháo 5 16,7
Nước hoa quả 4 13,3
Cách pha ORS gói ORS 27,9 g Pha cả gói với 1 lít nước đun sôi để nguội
18 60
Chia nhỏ gói ORS 12 40
Cách cho trẻ uống ORS
Uống cả cốc 11 36,7
Uống từ từ, ít một bằng thìa, cốc 19 63,3
Thời gian bảo quản dung dịch ORS đã pha
Trong 6 giờ 3 10
Trong 18 giờ 4 13,3
Trong 24 giờ 23 76,7
Nhận xét: Qua kết quả thu được: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về loại nước
pha ORS là nước đun sôi để nguội chiếm 56,7 % . Về cách pha ORS đúng là pha cả gói với 1 lít nước đun sôi để nguội chiếm tỷ lệ 60%. Về cách cho trẻ uống ORS hiệu quả là cho trẻ uống từ từ ít một bằng thìa, cốc chiếm tỷ lệ 63,3%. Về thời gian bảo quản dung dịch ORS, số bà mẹ bảo quản trong 24 giờ là 76,7 %.
2.2. Kiến thức của ĐTNC về bệnh tiêu chảy ở trẻ em theo điểm trung bình
Để tính được điểm trung bình kiến thứcvề sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu cho trẻ tiêu chảy tác giả sử dụng phương pháp gán điểm. Với mỗi câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất, khi ĐTNC lựa chọn được đáp án đúng nhất được 1 điểm, sai hoặc không biết được 0 điểm. Tổng có 11 câu hỏi lựa chọn 1 đáp án đúng nhất sẽ có tổng điểm là 11. Với câu hỏi có lựa chọn nhiều đáp án, với mỗi đáp án đúng mà người bệnh trả lời được sẽ được cộng 1 điểm, sai hoặc không biết cộng 0 điểm. Tổng có 7 câu hỏi nhiều lựa chọn với tổng điểm 35 điểm. Như vậy, tổng điểm kiến thức cao nhất là 47 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Kiến thức của người bệnh là “Đạt” khi tổng điểm kiến thức ≥ 50% ( tương đương với ≥ 23,5), “Chưa đạt” khi tổng điểm kiến thức < 50% ( tương đương nhỏ hơn 23,5 điểm).
Bảng 3.7. Điểm trung bình chung kiến thức (n=30).
Nội dung Min Max ± SD
Tổng điểm kiến thức của đối tượng 11 21 16 ± 6,175
Điểm kiến thức của đối tượng ngiên cứu với số điểm thấp nhất là 11, cao nhất là 21, trung bình 16, độ lệch chuẩn là 6,175.
Bảng 3.8. Phân loại mức độ kiến thức của ĐTNC (n=30).
TT Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Đạt 3 10
2 Không đạt 27 90
Bảng trên cho ta thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức đạt chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều so với số đối tượng có kiến thức không đạt.
3.1. Thái độ về sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu theo nội dung.
Bảng 3.9. Thái độ của bà mẹ về việc sử dụng ORS khi trẻ bị tiêu chảy (n =30).
Nội dung Phân loại Tần số ( n) Tỷ lệ ( %)
Thường xuyên để sẵn gói ORS trong tủ thuốc ở nhà
Luôn luôn 4 13,3
Thỉnh thoảng 15 50
Không bao giờ 11 36,7
Thấy điều trị tiêu chảy bằng ORS hiệu quả
Tốt 20 66,7
Chưa tốt 4 13,3
Không biết 6 20
Sử dụng ORS khi trẻ bị tiêu chảy
Tiếp tục dùng ORS 26 86,6
Chưa biết 6 20
Không dùng nữa 0 0
Nhận xét: Bảng trên cho ta thấy trong 30 bà mẹ, có 36,7% bà mẹ không để sẵn
gói oresol trong tủ thuốc gia đình, 66,7% bà mẹ thấy sử dụng oresol có hiệu quả, 86,6% bà mẹ lựa chọn sử dụng oresol khi trẻ bị tiêu chảy.
3.2. Thái độ của ĐTNC về bệnh tiêu chảy ở trẻ em theo điểm trung bình
Để tính được điểm trung bình thái độ ĐTNC về sử dụng ORS trong chăm sóc trẻ tiêu chảy, tác giả sử dụng phương pháp gán điểm. Tương đương 3 mức độ điểm là 2,1,0. Như vậy với 3 câu hỏi thái độ, tổng điểm cao nhất là 6 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Thái độ của đối tượng coi như “ Đạt” khi tổng điểm thái độ ≥ 50% (≥ 3 điểm), “ Chưa đạt” khi tổng điểm thái độ < 50% (< 3 điểm).
Bảng 3.10. Điểm trung bình chung thái độ (n=30).
Nội dung Min Max ± SD
Tổng điểm thái độ của đối tượng 0 5 3,87 ± 1,137
Tổng điểm thái độ của đối tượng nghiên cứu nhỏ nhất là 0, cao nhất là 5, trung bình là 3,87, độ lệch chuẩn SD là 1,137.
Bảng 3.11. Phân loại mức độ thái độ của đối tượng nghiên cứu (n=30).
TT Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Đạt 20 66,7
2 Không đạt 10 33,3
Bảng trên cho ta thấy số đối tượng có thái độ đạt chiếm 66,7% cao hơn số đối tượng có thái độ chưa đạt chiếm 33,3%
4. Hành vi sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu
4.1. Hành vi sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu theo nội dung.
Bảng 3.12. Hành vi sử dụng ORS của bà mẹ có con bị tiêu chảy (n=30).
Hành vi Phân loại Tần số ( n ) Tỷ lệ ( % )
Kiểm tra gói ORS khi pha
Có 11 36,6
Không 19 63,4
Nhận biết chất lượng gói ORS
Biết ≥ 2 đặc điểm 17 56,7
Biết 1 đặc điểm 11 36,6
Không biết 2 6,7
Theo đúng quy trình pha ORS
Đúng 7 23,3
Sai 23 76,7
Cho uống ORS đúng cách
Đúng hoàn toàn 4 13,3
Đúng một phần 23 76,7
Sai 3 10
Nhận xét: Bảng trên cho ta thấy, trong 30 bà mẹ, có 63,4% bà mẹ không kiểm
tra gói oresol trước khi pha. Số bà mẹ nhận biết chất lượng gói oresol nhiều hơn 2 đặc điểm là 56,7%, số bà mẹ pha oresol đúng quy trình là 23,3%, và số bà mẹ cho uống
Bảng 3.13. Các sai sót trong cách pha và cho uống ORS (n=30).
Đặc điểm Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Khi pha ORS
Không rửa tay 4 13
Không tráng dụng cụ 1 3,3
Đo lượng nước không chính xác 11 36,6
Không pha cả gói ORS trong 1 lần pha
28 93,3
Không đậy nắp bình 9 30
Dùng quá 24 giờ 7 23,3
Khi cho trẻ uống ORS
Chọn dụng cụ sai 13 43,3
Xử trí sai khi trẻ không chịu uống 19 63,3
Xử trí sai khi trẻ nôn 21 70
Nhận xét: Bảng trên cho ta thấy, trong 30 bà mẹ, có 93,3% bà mẹ không pha cả
gói oresol trong 1 lần pha, 23,3% bà mẹ sử dụng oresol đã pha trong quá 24 giờ, 63,3% bà mẹ xử trí sai khi trẻ không chịu uống và 70% bà mẹ xử trí sai khi trẻ nôn.
4.2. Hành vi sử dụng ORS của đối tượng nghiên cứu theo điểm trung bình.
Để tính được điểm trung bình hành vi sử dụng ORS của ĐTNC, ta sử dụng phương pháp gán điểm. Với mỗi một kỹ năng sẽ chia điểm theo 3 mức: có làm và làm đúng kỹ thuật được 2 điểm, có làm và làm chưa đúng kỹ thuật được 1 điểm, không làm được 0 điểm. Như vậy với 15 kỹ năng, tổng điểm cao nhất là 30 điểm, thấp nhất là 0 điểm. Hành vi của đối tượng coi như là “Đạt” khi tổng điểm hành vi ≥ 50% (≥ 15 điểm), “Chưa đạt” khi tổng điểm hành vi < 50% (<15 điểm)
Bảng 3.14. Điểm trung bình chung hành vi (n=30).
Nội dung Min Max ± SD
Tổng điểm hành vi của đối tượng 6 30 16,57 ± 7,375
Tổng điểm hành vi của đối tượng nghiên cứu nhỏ nhất là 6, cao nhất là 30, trung bình là 16,57, độ lệch chuẩn SD là 7,375.
Bảng 3.15. Phân loại mức độ kiến thức của đối tượng nghiên cứu (n=30)
TT Phân loại Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1 Đạt 2 6,7
2 Chưa đạt 28 93,3
Bảng trên cho ta thấy số đối tượng có thái độ đạt chiếm 76,7% cao hơn số đối tượng có thái độ chưa đạt chiếm 23,3%
5. Phân tích thực trạng sử dụng ORS của các bà mẹ có con bị tiêu chảy tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
5.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Tuổi của các bà mẹ là một trong các yếu tố giúp bà mẹ có thái độ trong chăm sóc, phòng bệnh và xử trí khi trẻ bị tiêu chảy. Qua kết quả thu được ở bảng 3.1, đa phần các bà mẹ trong nhóm nghiên cứu nằm trong độ tuổi sinh đẻ, nhóm tuổi ≥25 tuổi (63,3%). Đây là độ tuổi tương đối trưởng thành và là một trong những điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu những kiến thức về bệnh, chăm sóc và phòng bệnh. Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền ( 2016) về Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy nhóm tuổi từ 18 – 30 tuổi là 62,1%.[6]
Đề tài khảo sát được tiến hành tại một bệnh viện thuộc địa phận của thành phố nên hầu hết các bà mẹ cư trú tại thành phố và các vùng lân cận quanh thành phố. Qua
kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỉ lệ bà mẹ cư trú ở nông thôn cao hơn thành thị là 60%
.Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), tỷ lệ bà mẹ sống ở nông thôn là 66,7.[6]
Trình độ học vấn của bà mẹ là một yếu tố quan trọng giúp bà mẹ có khả năng tiếp nhận thông tin tư vấn sức khỏe về chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ
em. Qua kết quả thu được ở biểu đồ 3.1, bà mẹ có trình độ học vấn là trung học phổ
thông chiếm tỷ lệ cao nhất (56,7%), trung học cơ sở và tiểu học (20%) , Cao đẳng- Đại học, sau đại học (23,3%). Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), tỷ lệ bà mẹ có trình độ học vấn Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất (40,9%). Đây có thể là một yếu tố thuận lợi làm tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các bà mẹ.[6]
Về nghề nghiệp của các bà mẹ, với kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy, bà mẹ
có nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ cao là 53,3%. Điều này có thể được lý giải là do Nam Định là thành phố đang phát triển với nhiều khu công nghiệp trên địa bàn và khảo sát được tiến hành ở bệnh viện tuyến tỉnh nên hầu hết các bà mẹ sống ở vùng ngoại thành và thành phố.
Theo kết quả ở bảng 3.1, đa số các bà mẹ trong nghiên cứu có từ 1-2 con chiếm
tỷ lệ cao là 86,7%. Đây là một điều đáng mừng, nó cho thấy Nam Định đang thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình để nuôi con được tốt hơn.
Theo kết quả khảo sát ở bảng 3.2: nguồn thông tin tư vấn giáo dục sức khỏe từ
nhân viên y tế là nguồn thông tin các bà mẹ tin tưởng và mong muốn được nhận nhất , chiếm tỷ lệ 70%. Bởi vì nhân viên y tế là những đối tượng truyền đạt về kiến thức về bệnh tiêu chảy sâu rộng và dễ nắm bắt nhất.
Với kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.1 cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy lần đầu
chiếm tỷ lệ cao 60%, mắc từ lần thứ 2 trở lên là 40%. Tiêm chủng là một biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh tật trong đó có bệnh tiêu chảy, tuy nhiên trong khảo sát của tôi, bên cạnh những trẻ được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao là 76,7% vẫn còn không ít trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là 23,2%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với báo cáo của trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nam Định năm 2014 là tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ cao chiếm trên 90%[6]. Có thể lý giải điều này là do trẻ bị ốm nên các bà mẹ chưa cho trẻ
đi tiêm chủng đúng lịch. Tôi cho rằng, nhân viên y tế cần cung cấp cho các bà mẹ lợi ích và lịch tiêm chủng để bà mẹ có thể cho trẻ đi tiêm chủng sau khi khỏi bệnh.
5.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, kỹ năng sử dụng Oresol của bà mẹ có con bị tiêu chảy.
5.2.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy cấp
Qua bảng 3.3 cho thấy có 56,7% các bà mẹ biết đúng định nghĩa về bệnh tiêu
chảy, có 43,3% bà mẹ biết không đúng về định nghĩa tiêu chảy, kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của Phan Hoàng Thùy Linh (2017) tại bệnh viện Nhi Hải Phòng (68,7%)[7]. Kết quả chênh lệch có thể do Nam Định là một thành phố đang phát triển, các bà mẹ ở đây có trình độ học vấn tương đối so với các khu vực khác (THPT + Trên THPT: 80% ) nhờ đó khả năng tiếp nhận các thông tin về sức khỏe từ nhiều nguồn khác nhau của các bà mẹ cũng tương đối tốt.
Ngoài định nghĩa về bệnh tiêu chảy cấp, kiến thức về bệnh tiêu chảy cấp của các bà mẹ còn được đánh giá qua kiến thức chung bao gồm các kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu mất nước,…Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là một trong những
biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Qua bảng 3.3 cho thấy, đa số các bà mẹ cho rằng
nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus với tỷ lệ lần lượt là 93,3% và 73,3%. Kiến thức về nhận biết được dấu hiệu mất nước của trẻ cũng rất quan trọng cho việc chăm sóc cho trẻ. Biết được các dấu hiệu mất nước bà mẹ có thể có những quyết định kịp
thời để bù nước cho trẻ hay đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị. Qua bảng 3.3 cho
thấy, khi được hỏi về các dấu hiệu mất nước thì tỷ lệ các dấu hiệu mà bà mẹ trả lời được giảm dần theo thứ tự: Môi khô chiếm 60%, uống nước háo hức hoặc không uống