Điều dưỡng là một nghề khoa học, một nghệ thuật về chăm sóc người bệnh. Trước thực trạng việc chăm sóc người bệnh của điều dưỡng còn một số những tồn tại nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc. Tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
- Tăng cường sự hiểu biết của người nhà và người bệnh:
+ Người điều dưỡng cần nâng cao trách nhiệm của mình hơn nữa trong lĩnh vực chăm sóc cho người bệnh, tăng cường mối quan hệ và biết phối hợp với các thành viên trong khoa và trong bệnh viện để việc chăm sóc cho người bệnh đạt hiệu quả cao nhất.
+ Người điều dưỡng luôn chủ động và độc lập trong công việc của mình và không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và đáp ứng được với nhu cầu xã hội.
+ Tạo một môi trường bệnh viện thân thiện, là nơi điều trị dưỡng bệnh an toàn và tin cậy cho mọi người dân và luôn gần gũi quan tâm giải thích động viên cho người bệnh hiểu rõ bệnh của họ và giúp họ sẵn sàng đón nhận mọi vấn đề đến với họ. Không gây nhũng nhiễu, phiền hà, đòi hỏi gợi ý tiêu cực đối với người bệnh.
+ Hướng dẫn cho người bệnh về nội quy khoa phòng giúp họ tuân thủ theo quy định. Hạn chế tình trạng người bệnh không hiểu hoặc hiểu sai hướng dẫn của điều dưỡng. Giúp cho người bệnh hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ, trách
nhiệm của mình khi đến khám và điều trị tại bệnh viện. Đồng thời giúp người bệnh hiểu được vai trò, vị trí của CBYT.
+ Tăng cường hiểu biết cho NB có nhiều cách, nhưng đơn giản và hiệu quả là sử dụng bảng hiệu hướng dẫn, đặt trong các khoa, phòng hoặc các vị trí NB dễ dàng nhìn thấy.
+ Khuyến khích lấy ý kiến phản hồi từ phía NB và gia đình NB thông qua tổ chức họp hoặc thông qua hòm thư góp ý một cách công khai minh bạch.
- Tăng cường lòng yêu nghề cho người ĐD:
+ Tăng cường hơn nữa sự giám sát, có các cuộc giao ban thường liên nhắc nhở kịp thời những thiếu sót và sai phạm của ĐD trong công tác chăm sóc, có hướng xử lý kịp thời và biểu dương những tấm gương tiêu biểu nhằm khích lệ họ và cũng làm tấm gương cho ĐD khác phấn đấu.
+ Tăng cường thêm nguồn lực y tế để giảm bớt khối lượng công việc, áp lực công việc cho cán bộ ĐD để họ đẩy mạnh và nâng cao trách nhiệm chăm sóc NB.
- Chăm sóc về tinh thần:
+ Phòng bệnh cần đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng và yên tĩnh.
+ Điều dưỡng cần động viên an ủi NB, luôn quan tâm đến nỗi đau cả về mặt thể chất và tinh thần của NB.
+ Cung cấp những kiến thức về bệnh, chế độ điều trị và chăm sóc. Giải thích lý do, mục đích trước khi làm bất cứ thủ thuật gì trên cơ thể NB giúp cho họ yên tâm và tin tưởng và hợp tác.
+ Động viên người nhà luôn ở bên cạnh và đông viên người bệnh.
- Chăm sóc DHST:
+ Người ĐD cần nâng cao ý thức trách nhiệm khi theo dõi DHST, ghi chép hồ sơ bệnh án đầy đủ chính xác và khoa học.
+ Điều dưỡng trưởng thường xuyên kiểm tra đôn đốc và giám sát việc ghi chép hồ sơ.
- Chăm sóc ống sonde niệu quản bàng quang:
+ ĐD phải theo dõi chặt chẽ tình trạng dịch qua ống dẫn lưu, không được giao phó công việc đó cho gia đình người bệnh.
+ Túi đựng là một hệ thống kín, một chiều được đặt đúng quy định thấp hơn dẫn lưu 60 cm.
+ Đảm bảo vô khuẩn tránh vấn đề nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Chăm sóc vận động:
+ Người ĐD hiểu được chế độ vận động là rất cần thiết đối với NB sau mổ do vậy ĐD áp dụng cho từng đối tượng và động viên khuyến khích NB tập
luyện để tránh các biến chứng có thể xảy ra, có thể nhờ sự hỗ trợ của người nhà nhưng không được giao phó cho họ.
- Chăm sóc dinh dưỡng:
+ Người ĐD cần biết dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh do vậy khi người bệnh sau mổ mà đã tỉnh song song với việc nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch thì phải cho NB ăn theo đường miệng ăn lỏng số lượng ít cho ăn nhiều bữa.
* KẾT LUẬN
- Sỏi niệu quản là bệnh lý thường gặp mà nguyên nhân phần lớn là do sỏi thận rơi xuống chiếm (80%) gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí gây đến tử vong.
- Việc chăm sóc NB trước, trong và sau phẫu thuật cơ bản là đã làm tốt. Bên cạnh đó còn một số vấn đề chăm sóc vẫn còn cắt xén, làm tắt, chưa tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật như: quy trình lấy DHST, tiêm truyền, theo dõi tính chất đau, theo dõi ống sonde niệu đạo bàng quang.
- Kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình NB còn hạn chế, nhiều người bệnh vẫn chưa được tư vấn, hướng dẫn kỹ về chế độ dinh dưỡng, vệ sinh, vận động hợp lý với tình trạng bệnh hiện tại và cách phòng tránh bệnh tái phát.
- Máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc còn thiếu thốn. - Việc tăng cường thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho ĐD luôn được thường xuyên hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh học và chăm sóc ngoại khoa, ( 2005) Nhà xuất bản y học Hà Nội 2. Điều dưỡng ngoại khoa. Nhà xuất bản Y học (2006) tr 98 - 103
3. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh ngoại khoa (2002), Nhà xuất bản y học Hà Nội. Tr 112 - 118
4. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2016), Điều dưỡng ngoại khoa cơ bản, Bộ môn Điều dưỡng ngoại.tr 211- 219.
5. Chăm sóc NB hệ tiết niệu và GDSK ( 2013) BVĐK tỉnh VP, tr 5 -9
6. Phạm văn linh, Hồ duy bính, Điều dưỡng ngoại, Tập I – II, nhà xuất bản Y học Hà Nội.
7. Bộ y tế (2008), Ngoại bệnh lý 2, Nhà xuất bản Y học Hà nội
8. Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2013) Điều dưỡng thận – tiết niệu, Bộ môn Điều dưỡng ngoại.
9. Trường Đại học Điều dưỡng nam Định (2015) Điều dưỡng ngoại khoa, Bộ môn Điều dưỡng ngoại. Tr 5- 17
10. Trường Đại học y Dược Thái Bình ( 2013) Ngoại bệnh học và điều trị.tr 120- 124
11. Trường Đại học y Dược Thái Nguyên ( 2012) Điều Dưỡng ngoại khoa, tr 165- 170
12. Densted JD, Serwein PM, SinghRR. The Swiss lithoclast: a new device for intracorporeal lithotripsy, 1992, 148: 1088-1090
13. Harmon WJ, Sershon PD, Blute ML, PattersonDE, Segura JW.Ureteros copy Cu rrent prac ticeandlongtem complications. J Urol. 1997, 157: 28-32