Tình hình chăm sóc vết thương tại Khoa Ngoại Tổng Hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vết mổ của điều dưỡng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 29 - 41)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2.2 Tình hình chăm sóc vết thương tại Khoa Ngoại Tổng Hợp

Quá trình chuẩn bị của điều dưỡng:

- 100% số lần quan sát có đủ dung dịch sát khuẩn vết thương theo quy định và 95% có đủ phương tiện thu gom chất thải theo quy định và đây cũng là con số của chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay vô khuẩn.

- 64% lượt thay băng không có cốc mới đựng dung dịch sát khuẩn vết thương (dùng lại). Điều này do cơ số hộp dụng cụ vô khuẩn của hai khoa chưa đủ, đồng thời cũng thể hiện sự dự trù đề suất của điều dưỡng trưởng chưa tốt.

- 35% lượt thực hành thay băng ĐDV- NHS không chuẩn bị lót nilon hoặc khay hạt đậu.

- Có tới 25% kỹ thuật thực hành thay băng ĐDV- NHS chuẩn bị sai (không ghi ngày pha hóa chất ) hoặc không chuẩn bị xô/chậu đựng hóa chất xử lý dụng cụ.

- 4% chuẩn bị chưa đúng hộp dụng cụ thay băng, 5% số lần TB người thực hiện không chuẩn bị găng tay vô khuẩn khi TB, trong khi bệnh viện trang bị đủ găng phục vụ cho công việc làm thủ thuật, 5% số lần quan sát, không mang theo xe để dụng cụ khi thay băng trong khi cả hai khoa đều được trang bị xe thay băng , một lần nữa chứng tỏ công tác chuẩn bị của một số cán bộ khi thay băng chưa tốt.

- Có 5% số lần quan sát thực hiện chuẩn bị bông gạc vô khuẩn chưa đúng (quá hạn sử dụng).

Tuy vậy, so với nghiên cứu của WHO và BYT năm 2008 có 43,9% không rửa tay thì trong quá trình quan sát tại khoa tỉ lệ này giảm đáng kể.

 Thực hành quá trình thay băng

Nhận xét quá trình thực hiện thay băng của đối tượng nghiên cứu:

Toàn bộ quá trình thực hiện thay băng của điều dưỡng thực hiện đúng chiếm tỷ lệ cao. Trong đó có hai thao tác 100% Điều dưỡng viên thực hiện đúng là: Bộc lộ vết thương và đổ dung dịch rửa ra cốc.Các bước Điều dưỡng viên thực hiện sai nhiều nhất là: Không trải tấm lót dưới vị trí vết thương, đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi, sát khuẩn vết thương sai nguyên tắc vẫn xảy ra, không dặn dò NB, không

giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, không thấm khô vết thương.Kết quả quan sátquá trình thực hiện quy trình thay băng cho thấy đối tượng thực hiện đúng toàn bộ quá trình thay băng chiếm đa số.Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Ngô Thị Huyền và Phan Văn Tường (2012).Điều này chỉ ra rằng Tầm quan trọng của thay băng trong những năm gần đây rất được chú trọng và thực trạng thay băng đã được cải thiện đáng kể.Vấn đề rửa tay thường quy cũng có những thay đổi đáng kể so với trước đây.Công tác kiểm tra giám sát của các phòng chức năng và việc cung cấp đầy đủ phương tiện đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi hành vi của nhân viên y tế về vấn đề này. Qua quansát dù không có sự thông báo trước nhưng 100% đối tượng tham gia nghiên cứu đều tuân thủ rửa tay thường quy nhưng còn một con số nhỏ cán bộ rửa tay còn thiếu bước hoặc không đủ thời gian.Tỷ lệ này có sự khác biệt không nhỏ so với các nghiên cứu trước đây.Cụ thể nghiên cứu của Phùng Thị Huyền và cộng sự (2012) [10], tỷ lệ không rửa tay thường quy sau khi thực hiện xong quy trình là 17,3%, nghiên cứu của Ngô Thị Huyền và Phan Văn Tường (2012) [11], tỷ lệ không rửa tay hoặc rửa không đúng là 24,7%.

Như vậy có thể thấy đa số Điều dưỡng đều rất tuân thủ quy trình thay băng nhưng tỷ lệ Điều dưỡng còn chưa thực hiện đúng và đủ các bước vẫn chiếm tỷ lệ đáng lo ngại.Điều này có thể giải thích do số lượng người bệnh quá tải, áp lực cộng việc nhiều và nhân lực làm việc tại các khoa thiếu.Công tác kiểm tra và tập huấn lại cho cán bộ chưa thường xuyên, thiếu hiệu quả.Nhìn vào số liệu thống kê trên cũng cho thấy tỷ lệ Điều dưỡng khi thay băng khôngTrải tấm lót dưới vị trí vết thương, đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi chiếm tỷ lệ khá cao là lỗi thường gặp nhất.Bước này có điểm tương đồng với nghiên cứu của Phùng Thị Huyền Và cộng sự (2012) 29,1% cũng là lỗi thường gặp nhất.Tuy bước này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của thay băng nhưng cũng cần phải có những hành động để làm thay đổi hành vi này.vì khi không thực hiện bước này thì các Điều dưỡng đều bỏ trực tiếp vào sô trong khi thay băng và điều này cũng đồng nghĩa với việc làm phát tán vi khuẩn nếu gây vương vãi ra sàn nhà.

Hình1 : ĐD thực hiện thay băng cho NB Các bước trong quy trình còn sai sót khá cao đó là :

Đánh giá tình trạng vết thương chưa đúng và không thông báo tiến triển của vết thương tới người bệnh

Rửa vết thương bằng dung dịch chưa thích hợp Không thấm khô vết thương

Sát khuẩn vết thương sai nguyên tắc

Đó là những bước rất căn bản của quá trình thay băng.Những bước này đều liên quan đến kiến thức và kỹ năng về quy trình thay băng.Như vậy cần phải thường xuyên tập huấn để cung cấp thêm kiến thức và kỹ năng cho điều dưỡng để công tác thay băng trở nên chuyên nghiệp hơn.

Hình 2: ĐD thay băng vết mổ cho NB

 Thực hành quá trình sau thay băng:

- Trong 384 kỹ thuật thực hành thay băng, không có kỹ thuật thực hành thay băng nào ĐDV- NHS thực hiện đúng toàn bộ các bước của quy trình thay băng.

- 13% không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ thay băng và 45% không vệ sinh tay sau khi bóc băng bẩn.

- 9% rửa vết thương không đúng quy định , 5% không mang găng vô khuẩn khi thay băng. Các tỷ lệ này tuy không cao nhưng cũng phản ánh ý thức cũng như kiến thức của một số cá nhân thay băng chưa tốt .

- 18% động viên giải thích chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc không giao tiếp với bệnh nhân, đây cũng là hạn chế của một số cán bộ làm công tác điều dưỡng khi thay băng nói riêng và khi tiếp xúc với bệnh nhân nói chung. - 35% lượt thay băng chưa có túi nilon lót dưới vùng thay băng, có lẽ

nguyên nhân là do không được trang bị đầy đủ.

- 64% sử dụng lại dung dịch sát khuẩn của những lần thay băng trước Các lỗi thay băng thường gặp trong quy trình thay băng:

- Không rửa tay/ SKTN khi chuẩn bị dụng cụ (13%)

- Kiểm tra, thông báo, động viên, giải thích cho NB không đầy đủ (18%) - Không lót nilon hoặc đặt khay hạt đậu ở nơi thích hợp (35%)

- Không SKTN sau khi bóc băng bẩn (45%)

- Sử dụng lại dung dịch SK đã dùng cho BN trước (64%). 2.3. Những ưu điểm và nhược điể

2.3.1. Ưu điểm

- Tại khoa Ngoại Tổng Hợp đã có 8 cử nhân điều dưỡng đại học. Điều dưỡng trong khoa đều có trách nhiệm trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

- Có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc người bệnh.

- Thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ người bệnh

- ĐDV không chỉ thực hiện y lệnh của thầy thuốc mà chủ động chăm sóc, điều trị và Công tác tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe về chế độ dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… cho người bệnh.

- Sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và điều dưỡng nên công việc chăm sóc bệnh

nhân luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót

- Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

- Điều dưỡng thực hiện cấp cứu NB khẩn trương, nhanh chóng và hết lòng vì NB.

2.3.2.. Nhược điểm

- Có đa số ĐDV có trình độ cao đẳng và đại học. Nhưng đội ngũ ĐD này cũng chưa phát huy được hết chức năng của mình. Chưa lập được kế hoạch cho từng nhóm, chỉ có Điều dưỡng trưởng (ĐDT) lập kế hoạch cho các ĐD, tính chủ động trong công việc còn chưa cao.

- Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

- Nhân lực ít mà lượng người bệnh đông thường xuyên trong tình trạng quá tải dẫn đến điều dưỡng thực hiện quy trình thay băng khần chương, nhanh chóng đảm bảo phục vụ tất cả các bệnh nhân nên dễ làm ẩu, làm tắt các bước hoặc thực hiện các bước không đạt yêu cầu về thời gian.

- Về kỹ thuật:

+ Thực hiện quy trình còn làm tắt các bước, thiếu bước và thực hiện các bước còn chưa chính xác, chưa đủ thời gian nhất là thực hiện rửa tay thường quy.

+ Những ĐD trẻ mới ra trường có nhiều kiến thức nhưng kinh nghiệm chăm sóc NB thực tế chưa có nhiều nên việc thực hiện quy trình chưa chuẩn xác, các động tác còn chưa dứt khoát, thiếu tự tin.Đặc biệt chưa có kinh nghiệm trong việc nhận định, đánh giá tình trạng vết thương.

+ Chăm sóc vết thương, vết mổ là một trong các kỹ thuật điều dưỡng phải thực hiện hàng ngày. Đội ngũ điều dưỡng được đào tạo quy trình kỹ thuật từ nhiều trường khác nhau, có trình độ chuyên môn không đồng đều dẫn đến chất lượng công tác thay băng chưa đảm bảo. Thực hiện thay băng chưa thực sự thống nhất trong toàn khoa.

2.3.3. Nguyên nhân

2.3.3.1. Các yếu tố từ về phía người bệnh

- Do đặc thù của NB sau phẫu thuật chịu nhiều đau đớn nên việc phối hợp với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc thực hiện thủ thuật gặp nhiều hạn chế, NB dễ cáu gắt và than phiền về tình trạng bệnh tật.

- Ở NB sau phẫu thuật thường hạn chế về vận động - Tình trạng NB luôn quá tải.

2.3.3.2. Các yếu tố từ phía nhân viên y tế Nguồn lực tại khoa

- Chỉ tiêu giường bệnh cũng như biên chế nhân lực phụ thuộc vào phân bổ nhân lực giường bệnh của đơn vị chủ quản.

- Khoa Ngoại Tổng Hợp có tổng số 25 cán bộ trong đó có 12 ĐDV. Mỗi ngày có khoảng 10 ĐDV trực tiếp chăm sóc Người bệnh, số ĐDV còn lại làm công tác hành chính, phòng khám, quản lý đồ vải, thủ thuật, tiếp đón người bệnh và nghỉ trực. Trung bình mỗi ngày khoa điều trị khoảng 60 – 70 bệnh nhân. Trung bình một điều dưỡng chăm sóc 12 người bệnh nên thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải thiếu Điều dưỡng chăm sóc người bệnh vì vậy công tác thay băng cho người bệnh chưa thực sự được chú trọng, chưa chuyên nghiệp.

- Tỷ lệ ĐD có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao còn 02 điều dưỡng trung học đang tiếp tục hoàn thiện hệ đại học điều dưỡng, Điều dưỡng được đào tạo từ các trường khác nhau, nhiều trường tham gia đào tạo nhưng cơ sở thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng đào tạo chưa đảm bảo, điều dưỡng ra trường nhưng năng lực không tương xứng với trình độ gây ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc sau mổ cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này Bệnh viện và Khoa Ngoại Tổng Hợp tổ chức đào tạo thường xuyên tại Khoa phòng để nâng cao trình độ cho điều dưỡng và đặc biệt quan tâm điều dưỡng trẻ mới tuyển dụng. Tuy nhiên thêm vào đó còn có yếu tố chủ quan do ĐD chưa có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ đặc biệt tính tự học chưa cao. Ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt độngchuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI

Qua nghiên cứu thực tế thực trạng thay băng thường quy tại khoa Ngoại Tổng Hợp- Bệnh Viện ĐK tỉnh Phú Thọ tôi có đề xuất một số giải pháp như sau:

3.1. Đối với Bệnh viện, khoa phòng.

- Bệnh viện xây dựng kế hoạch bổ xung nhân lực đặc biệt là đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên tăng cường trong giai đoạn bệnh nhân quá tải để đảm bảo chất lượng chăm sóc phục vụ người bệnh. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ y tế.

- Xây dựng tài liệu phù hợp,tổ chức đào tạo cho điều dưỡng viên bằng nhiều hình thức: đào tạo naang cao, đào tạo lại, cầm tay chỉ việc, tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa hoặc theo chuyên đề để điều dưỡng tự tin ,chủ động trong công việc. nâng cao chất lượng chăm sóc NB hơn nữa trong bệnh viện.

- Cần phải bố trí, sắp xếp lại buồng bệnh sao cho hợp lý, nên có phòng làm thủ thuật thay băng vô khuẩn riêng biệt.

- Cần thống nhất quy trình thay băng chuẩn của toàn bộ bệnh viện áp dụng theo quy định của Bộ Y Tế.Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cập nhật các kiến thức mới cho điều dưỡng về chăm sóc vết thương cho người bệnh.

- Cần đào tạo tại chỗ, thường xuyên giám sát liên tục thực hành của điều dưỡng về quy trình thay băng thường quy.

- Bệnh viện có những cải tiến trong quy trình thay băng để phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện và phù hợp với quy định của BYT.

- Định kỳ triển khai thăm dò, lấy ý kiến của người bệnh và người nhà trước khi ra viện về công tác chăm sóc nói chung và thay băng thường quy nói riêng của điều dưỡng.

- Kết hợp các công tác xã hội hóa, tiết kiệm vật tư tiêu hao để có tăng thu nhập cho cán bộ viên chức khích lệ tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, lòng yêu nghề để công tác chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn.

- Giảm tải thủ tục hành chính để điều dưỡng có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh hơn.

- Điều dưỡng viên phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

3.2. Đối với người điều dưỡng viên.

- Điều dưỡng viên phải nâng cao ý thức tự giác, lòng yêu nghề, thực hiện chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên và có tinh thần trách nhiệm trong công việc, phải chủ động trong công tác chăm sóc người bệnh.

- Cần phải trực tiếp chăm sóc vết thương cho người bệnh, không để cho người nhà tự ý thay băng vết thương, tránh nhiễm trùng cho người bệnh.

- Cần hướng dẫn và hỗ trợ người nhà người bệnh ( khi cần thiết) và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra do người nhà người bệnh thiếu kiến thức chăm sóc vệ sinh cá nhân …góp phần đảm bảo quá trình lành vết thương để giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí nằm viện và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

KẾT LUẬN

Qua kết quả thực tế công việc tại khoa Ngoại Tổng Hợp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tôi nhận thấy:

Trong quá trình điều trị, công tác chăm sóc của điều dưỡng có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Cùng với phẫu thuật thì vai trò của chăm sóc sau mổ rất quan trọng làm rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Đối với thực tiễn công tác thay băng thường quy của điều dưỡng tại khoa Ngoại Tổng Hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy các Điều dưỡng tại đây đã thực hiện chăm sóc người bệnh tận tình, chu đáo, áp dụng những cải tiến mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vết mổ của điều dưỡng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2019 (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)