Thực trạng kiến thứcvề phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type iitại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2020 (Trang 57 - 62)

4.2.1. Thc trng kiến thc v bnh đột qu não ca đối tượng nghiên cu

Kết quả nghiên cứu có 71,4% người bệnh có kiến thức về bệnh ĐQN ở mức

độ đat, 28,6% người bệnh có kiến thức về bệnh mức độ không đạt (bảng 3.9). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Đinh Thị Yến nhận thức về dấu hiệu cảnh báo ĐQN (dấu hiệu bệnh) đạt 67,2%, không đạt 32,8% [27]. Có sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu cũng nhưđịa điểm của 2 nghiên cứu khác nhau.

Nghiên cứu của Birgitta M Weltermann và et al (2013) khảo sát trên 250 người bệnh ĐTĐ có 52,8% người bệnh có kiến thức triệu chứng ĐQN tốt [35]. Nghiên cứu của Sarafadeen Adeniyi Arisegi1& et al (2018) 87,0% người bệnh có kiến thức đạt về các dấu hiệu hoặc triệu chứng của ĐQN [60].

Kiến thc v cơ quan b tn thương ca đột qu não

Dựa vào bảng 3.3 có 74,6% người bệnh cho rằng cơ quan bị tổn thương của

đột quỵ não là não bộ. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Đinh Thị Yến tỷ lệ đối tượng tham gia nghiên cứu có nhận thức đúng khi cho rằng não cơ quan tổn thương của ĐQN chiếm 51,7%; 7% cho rằng ĐQN gây tổn thương cơ quan khác và có tới 41,1% người tham gia không biết câu trả lời [27]. Có kiến thức đúng về cơ

quan tổn thương, cách khởi phát và hiểu được tính chất nguy hiểm của ĐQN là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hành vi tự chăm sóc, thái độ

cơ hàng đầu gây xơ vữa mạch và biến chứng ĐQN [27].

Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ có 18,1% người bệnh biết bệnh ĐQN có thể dự

phòng được (bảng 3.4.). Trong khi đó, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật có thể phòng ngừa trên toàn thế giới [37]. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ĐQN của đối tượng nghiên cứu. Do đó, việc tư vấn kiến thức về bệnh ĐQN cho người bệnh là vô cùng quan trọng, đòi hỏi cán bộ nhân viên y tế cũng như người thân, bạn bè cần chú trọng tư vấn điểm này cho người bệnh.

Kiến thc v các du hiu đột qu não

Kết quả từ bảng 3.5, tỷ lệ người bệnh cho rằng dấu hiệu đột nhiên chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác 70,2%, đau đầu đột ngột và dữ

dội 55,6%, đột ngột giảm hoặc mất thị lực 72,2%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nhận thức về dấu hiệu cảnh báo ĐQN của nghiên cứu Ana Sofia Duque (2015) khi sử dụng câu hỏi mở với tỷ lệđược xác định lần lượt là: Liệt mặt 11,4%; chóng mặt 13,2%; đột ngột đau đầu 13,2% [30]. Điều này có thể lý giải rằng khi sử dụng bộ câu hỏi mở để phỏng vấn đối tượng nghiên cứu phải tự nghĩ ra câu trả lời hoặc tự nhớ lại để trả lời, còn khi sử dụng bộ câu hỏi đóng đối tượng nghiên cứu đã được gợi ý bằng cách người phỏng vấn đọc một loạt các dấu hiệu cảnh báo và người tham gia chỉ cần xác định các dấu hiệu mà mình cho rằng đúng, vì thế kết quả kiến thức khi sử dụng bộ câu hỏi đóng cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi mở [27].

Thc trng kiến thc x trí ban đầu khi gp trường hp đột qu não

Tỷ lệ người bệnh cho rằng khi có dấu hiệu ĐQN cần phải làm Tránh té ngã

96,0%, cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt 96,4%, đưa đến nhà chùa hoặc nhà thờ trước khi đưa đến bệnh viện 16,9% (bảng 3.6.).Kết quả này tốt hơn so với nghiên cứu của Đinh Thị Yến tránh té ngã 52,2%, cần đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt 72,2%,đưa đến nhà chùa hoặc nhà thờ trước khi đưa đến bệnh viện 23,3% [27]. Có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của tôi người bệnh đã được

khám và điều trị bệnh ở bệnh viện, còn nghiên cứu của Đinh Thị Yến đối tượng nghiên cứu là NCT ở cộng đồng, nguồn nhận thông tin về bệnh phòng ĐQN kém hơn. Việc chưa hiểu được sự nguy hiểm của ĐQN và tầm quan trọng của việc xử trí

đúng sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật do ĐQN và có thể những kiến thức chưa thực sự đầy đủ này có thể vô tình sẽ cản trở việc đưa người bệnh tiếp cận sớm với dịch vụ y tếđểđiều trị sớm.

Như vậy, tỷ lệ kiến thức của người bệnh về ĐQN mức độ đạt ở các nghiên cứu là khác nhau, nhưng đều thấy có những lỗ hổng được xác định trong kiến thức về các dấu hiệu và triệu chứng của ĐQN trong số những người được hỏi. Trong nghiên cứu này nhấn mạnh sự cần thiết của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giáo dục người bệnh về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tại mỗi lần khám tại phòng khám [60].

4.2.2. Thc trng kiến thc v yếu t nguy cơ gây đột qu não ca đối tượng nghiên cu

Kết quả từ bảng 3.9. có 72,6% người bệnh có kiến thức đạt về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐQN, chỉ có 27,4% người bệnh có kiến thức không đạt. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đinh Thị Yến nhận thức về yếu tố nguy cơ không đạt 33,3%, đạt 66,7% [27]. Trong nghiên cứu của Sarafadeen Adeniyi Arisegi1 & et al (2018) 86,6% người bệnh có kiến thức đạt về các yếu tố nguy cơĐQN [60].

Trong bảng 3.7. Tỷ lệ người bệnh cho yếu tố nguy cơtiền sử bịđột quỵ não

100%, đái tháo đường 69,8%, thừa cân hoặc béo phì 64,9%; tăng huyết áp 99,2% (bảng 3.8). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu Đinh Thị Yến Tỷ lệ người bệnh cho yếu tố nguy cơ tiền sử bị đột quỵ não 42,8%, đái tháo đường 37,2% béo phì

36,1%; tăng huyết áp 62,8% [27]. Giải thích sự khác biệt này có thể do đối tượng,

địa điểm nghiên cứu là khác nhau.

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng ĐQN không xảy ra ngẫu nhiên, có những yếu tố rủi ro xảy ra trước ĐQN trong nhiều năm, do đó nhận thức và kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ này là rất quan trọng để phòng ngừa [60]. Tăng huyết

áp là nguy cơ hàng đầu trong cơ chế bệnh sinh của ĐQN và cũng là yếu tố có thể điều chỉnh được [12]. Bệnh ĐTĐ cũng là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với

ĐQN; những người mắc bệnh ĐTĐ được cho là có nguy cơđột quỵ gấp 1,5 đến 3 lần so với những người không mắc bệnh ĐTĐ [49].

Qua khảo sát cho thấy kiến thức về các yếu tố nguy cơ ĐQN của NCT tại bệnh viện Nội tiết Trung ương là tương đối tốt. Tuy nhiên để phòng bệnh ĐQN, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do ĐQN cần chú trọng tới việc nâng cao kiến thức về ĐQN cho NCT hơn nữa đặc biệt là xác định được các yếu tố nguy cơĐQN, nhất là những NCT đã bịĐTĐ như trong nghiên cứu của chúng tôi. Việc xác định và sớm, phòng ngừa và tiến tới loại trừ bớt các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần quan trọng trong công tác điều trị và dự phòng bệnh này.

4.2.3. Thc trng kiến thc thc hành v d phòng đột qu não ca đối tượng nghiên cu

Trong nghiên cứu, có 71,4% người bệnh có kiến thức thực hành dự phòng

ĐQN mức độ đạt, có 28,6% người bệnh có kiến thức thực hành dự phòng ĐQN mức độ không đạt (bảng 3.9.). Theo nghiên cứu của Birgitta M Weltermann và et al (2013) có 67,9% kiến thức thực hành về dự phòng ĐQN đạt [35].

Có 100% người bệnh có kiến thức đi khám đúng hẹn lịch của bác sĩ, 99,6% người bệnh có kiến thức tham gia tập thể dục thường xuyên, chỉ có 37,5% người bệnh có kiến thức theo dõi trọng lượng cơ thể thường xuyên để phòng ĐQN (bảng 3.8.).

Nhiều nghiên khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở người bênh ĐTĐ type II, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thể

lực thường xuyên và điều chỉnh chếđộ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc

ĐTĐ type II [69]. Khoảng 20 phút hoạt động thể lực hàng ngày có thể làm giảm 27% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và giúp giảm cân [70].

Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy kiến thức của đối tượng nghiên cứu về dự

phòng ĐQN còn nhiều hạn chế như hạn chế thức ăn chứa nhiều muối, hạn chế thức

ăn nhiều dầu mỡ lần lượt chỉ có 41,5%, 54% người bệnh biết nên thực hành dự

phòng ĐQN. Vì vậy, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng ĐQN rất quan trọng đối người bệnh. Nhân viên y tế cần chú trọng tư vấn cho người bệnh về kiến thức hổng về các yếu tố nguy cơ gây ĐQN cho người bệnh.

4.2.4. Thc trng kiến thc v d phòng đột qu não ca đối tượng nghiên cu

Dựa vào bảng 3.9. có 71,8% người bệnh có kiến thức về phòng ĐQN mức độ đạt, có 28,2% người bệnh có kiến thức về phòng ĐQN mức độ không đạt. Kết quả

này thấp hơn so với nghiên cứu của Sarafadeen Adeniyi Arisegi1& et al (2018) 90,8% người bệnh có kiến thức đạt về dự phòng ngừa ĐQN [60]. Kết quả của chúng tôi không tốt so với nghiên cứu của Moknaliza và cộng sự (2012) có tới 96,15% người tham gia có kiến thức phòng bệnh rất tốt, 2,35% có kiến thức tốt, 0,64% kiến thức hạn chế và 0,86% người có kiến thức nghèo nàn [54].

Một trong những lý do chính khiến ĐQN tăng cao là nguyên nhân tử vong là do người bệnh thiếu hiểu biết về các yếu tố nguy cơ liên quan [67]. Ngoài ra, thiếu sự tham gia của người bệnh trong việc quản lý bệnh. Sự tham gia này đòi hỏi động lực, kiến thức và sự tuân thủ của người bệnh vì đây là chếđộ suốt đời phức tạp cần phải tuân theo. Người bệnh không có kiến thức về các yếu tố nguy cơ của ĐQN ít tham gia vào các thực hành phòng ngừa ĐQN như kiểm soát huyết áp và thay đổi mô hình hành vi như cai thuốc lá và ăn chế độăn ít muối [62]. Trong khi tỷ lệ bệnh

đái tháo đường đang gia tăng ở nhiều nước đang phát triển trong thời gian gần đây, một phần là do sự ưa thích ngày càng tăng đối với chế độ ăn uống bao gồm carbohydrate béo và tinh chế và béo phì [58]. Vì vậy, việc điều trị cùng với kiểm soát chặt chẽđường huyết thì vấn đề truyền thông và tư vấn cho người bệnh cũng là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị tích cực nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài của người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type iitại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2020 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)