Thực trạng công tác chăm sóc ống mở thông dạ dày của điều dưỡng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc ống mở thông dạ dày tại khoa ngoại ung bướubệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 30)

dưỡng tại khoa Ngoại Ung Bướu thuộc TTUB - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là một bệnh viện tuyến đầu của tỉnh, với phương châm hoạt động của Bệnh viện là hướng tới sự hài lòng của người bệnh, chăm sóc và điều trị cho người bệnh hiệu quả và an toàn. Người bệnh có chỉ định mở thông dạ dày tại khoa Ung Bướu của Bệnh viện tỉnh đa số là người bệnh ung thư vòm họng,… mục đích chính của thủ thuật này là cải thiện dinh dưỡng cho người bệnh, đảm bảo duy trì thể trạng cần thiết cho người bệnh để có thể thực hiện được các phương pháp điều trị chính như tia xạ, hóa trị…. Đội ngũ điều dưỡng tại khoa tương đối trẻ, nhiệt huyết, linh hoạt trong công việc, phối hợp tốt với bác sĩ điều trị và chủ động trong công việc.

Trên thực tế kết quả khảo sát cho thấy điều dưỡng tại khoa Ung bướu của bệnh viện chưa có kiến thức đầy đủ về chăm sóc người bệnh có mở thông dạ dày cụ thể có 72,3% điều dưỡng chưa có kiến thức đúng về mục đích mở thông dạ dày; 19,4% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về chăm sóc người bệnh hậu phẫu mở thông dạ dày; 8,3% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về những biến chứng của người bệnh mở thông dạ dày và 13,9 % điều dưỡng chưa có kiến thức đúng về những dấu hiệu quan trọng để tái khám. Đặc biệt, có đến 66,7% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về việc theo dõi và chăm sóc giai đoạn hậu phẫu 24 h và 19,4% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về chăm sóc người bệnh sau mở thông dạ dày 24 giờ đến khi ra viện. Thực tế qua khảo sát cho thấy hiện tại vẫn còn 18% điều dưỡng có trình độ trung cấp ; tuổi nghề của điều dưỡng đa số còn non trẻ (55,6% điều dưỡng có thời gian công tác < 5 năm); qua phân tích yếu tố liên quan cho thấy điều dưỡng trình độđại học cao đẳng có kiến thức tốt hơn nhóm trung học: 100% điều dưỡng trình độ cao đẳng đại học có mức điểm từ khá trở lên; 90,5%điều dưỡng trình độ trung học có mức

điểm không đạt. Điều này chỉ ra rằng trình độ điều dưỡng chưa đồng đều nên kiến thức về chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày ra da còn hạn chế.

Thực hành chăm sóc tinh thần, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh là một trong những nội dung quan trọng của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày qua da. Hầu hết người bệnh, người nhà người bệnh đều lo lắng về bệnh hiện tại và rất quan tâm đến sự thay đổi về thể chất và hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Kết quả khảo sát cho thấy 16,7% điều dưỡng chưa động động viên an ủi người bệnh; 63,9% chưa giải thích tốt về giá trị của việc mở thông dạ dày qua da; 13,9% chưa hướng dẫn được số lượng và loại thức ăn. Nghiên cứu của nhóm điều dưỡng Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2015 cũng chỉ ra người bệnh và người nhà không hài lòng là do không được hứơng dẫn, giải thích đầy đủ về thủ thuật và quy trình chăm sóc ống mở thông, xảy ra tình trạng lúng túng khi chăm sóc sonde.

Đánh giá thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc ống mở thông dạ dày thấy vấn còn 11,1% điều dưỡng chưa báo kịp thới diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sỹ. Khi chăm sóc người bệnh sau 24 giờ đến khi ra viện thì điều dưỡng đã thực hiện tốt việc theo dõi mức độ đau và theo dõi vết mổ. Còn tỷ lệ nhỏ điều dưỡng chưa thực hiện theo dõi vùng da xung quanh ống thông và theo dõi người bệnh sau khi bơm thức ăn lần lượt là 5,6% và 38,9%. Kết quả khảo sát của chúng tôi về thực hành theo dõi chăm sóc người bệnh 24 giờ đầu sau mổ cũng có sự khác biệt về khả năng thực hành của nhóm cao đẳng, đại học và nhóm trung học. Nhóm cao đẳng, đại học có khả năng thực hành tốt hơn nhóm trung cấp: 100% điều dưỡng có trình độ cao đẳng, đại học thực hành đạt mức điểm khá trở lên. Thực tế, với số lượng ca phẫu thuật mở thông dạ dày mỗi năm không nhiều, số lần điều dưỡng thực hiện chăm sóc ống mở thông dạ dày không thường xuyên dẫn đến các kỹ năng thực hành không được tốt.Conley TE và cộng sự năm 2017 chỉ ra rằng sự tự tin của điều dưỡng trong thực hành chăm sóc được cải thiện có ý nghĩa thống kê sau can thiệp giáo dục (mức tự tin của điều dưỡng tăng 33% trước can thiệp lên 72% sau can thiệp [18]. Do vậy, để cải thiện thực hành cho điều dưỡng trong việc chăm sóc người bệnh mở

thông dạ dày rất cần các đợt tập huấn chuyên môn trao đổi kiến thức và kỹ năng thực hành cho điều dưỡng.

Theo thông tư 07, Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện”. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng điều dưỡng chỉ trực tiếp cho người bệnh ăn qua sonde trong ngày đầu tiên người bệnh có chỉ định cho ăn, sau đó việc cho người bệnh ăn qua sonde được giao phó cho người nhà người bệnh nên hay dẫn đến tình trạng tắc sonde do bơm cháo quá đặc, thức ăn còn nhiều chất xơ, thức ăn không xay nhuyễn,...

3.2. Nguyên nhân củacác tồn tại và giải pháp

Khoa Ngoại Ung Bướu luôn trong tình trạng quá tải, mỗi ngày điều trị nội trú 60-65 người bệnh, trung bình mỗi điều dưỡng phải chăm sóc 7 người bệnh/ ngày.Lượng thuốc tiêm truyền nhiều, ngoài ra còn các công việc khác như thay băng, lấy máu làm xét nghiệm, đưa đón người bệnh phẫu thuật, đưa người bệnh đi hội chẩn chuyên khoa, giải quyết thủ tục hành chính....làm cho khối lượng công việc của điều dưỡng bị quá tải. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của điều dưỡng còn chưa đồng đều.Chính vì nhân lực còn hạn chế, cường độ làm việc cao nên dẫn đến tình trạngđiều dưỡng chưa đáp ứng tốt được công tác chăm sóc người bệnh một cách toàn diện.Việc hạn chế kiến thức cũng là rào cản để điều dưỡng có thể tự tin và thực hành lâm sàng tốt.Bên cạnh đó còn có yếu tố chủ quan, điều dưỡng chưa ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ, tính tự học chưa cao.Khả năng phát huy vai trò chủ động, độc lập trong hoạt động chuyên môn còn hạn chế.Kết quả nghiên cứu của nhóm điều dưỡng Bệnh viện K Tam Hiệp năm 2015 cho rằng để chăm sóc ống mở thông dạ dày có hiệu quả tốt nhất cần trang bị cho điều dưỡng đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe [17]. Một nghiên cứu thử nghiệm của Conley TE và cộng sự 2017 cũng chỉ ra rằng can thiệp giáo dục sức khỏe có thể cải thiện kiến thức và mức độ tự tin trong thực hành chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày qua da của điều dưỡng [18]. Như vậy, để có thể chăm sóc người bệnh đảm bảo an toàn và hiệu quả đòi hỏi điều dưỡng phải học tập, tham gia các khóa đào tạo liên tục, khóa tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp

vụ chuyên môn nghề nghiệp. Các cấp quản lý cần có những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để cải thiện kiến thức, thực hành chăm sóc cho điều dưỡng tại khoa. Trình độ học vấn của người nhà người bệnh khác nhau nên nhân thức quan điểm dinh dưỡng và sự tuân thủ chỉ định của người nhà người bệnh là khác nhau. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc ống mở thông còn sơ sài, chung chung. Một phần do quan niệm của người dân chưa hiểu đầy đủ việc sẽ phải sống chung với ống mở thông đến hết đời, dinh dưỡng của người bệnh sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc ống thông và chế biến thức ăn. Người nhà người bệnh cũng chưa nắm được đầy đủ các kiến thức về chăm sóc ống mở thông,cách đề phòng các biến chứng xảy ra như tắc ống, gập ống, tuột ống. Cách xử trí khi gặp ống mở thông có sự cố. Mặt khác, người bệnh mở thông dạ dày qua da ở người bệnh ung thư đa phần đều có chỉ định đặt kéo dài. Việc hỗ trợ người bệnh sau khi người bệnh xuất viện đa số phụ thuộc vào gia đình và người thân. Martin L. và cộng sự (2012) trong một nghiên cứu về quan điểm sống của bệnh nhân với phẫu thuật cắt dạ dày nội soi qua da chỉ ra với những người bệnh có mở thông dạ dày ngoại trú chủ yếu nhận được sự hỗ trợ bởi vợ /chồng của họ [22]. Một nghiên cứu bán thực nghiệm của Eman Sobhy Elsaid Hussein and et al (2020) cũng chỉ ra các hướng dẫn của điều dưỡng rất hữu ích trong việc nâng cao kiến thức và thực hành của người chăm sóc về phẫu thuật cắt dạ dày nội soi qua da [21].Như vậy, để có thể giúp người bệnh, người nhà người bệnh yên tâm điều trị và biết được giá trị của việc đặt ống thông dạ dày qua da, kỹ năng chế biến thức ăn, kỹ năng theo dõi và chăm sóc ống thông,… đòi hỏi điều dưỡng cần trang bị cho mình kỹ năng tư vấn, giáo dục để có thể giúp người bệnh, người nhà người bệnh tự tin thực hành tự chăm sóc tốt.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng công tác chăm sóc ống mở thông dạ dày

- Tỷ lệ điều dưỡng trung cấp chiếm 18% ; đa số điều dưỡng có thâm niên công tác < 5 năm (55,6%).

- Hầu hết điều dưỡng đều có kiến thức đúng về chăm sóc và quản lý người bệnh mở thông dạ dày qua da. Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ nhỏ điều dưỡng có kiến thức chưa đầy đủ: có 72,3% chưa có kiến thức đúng về mục đích mở thông dạ dày; 19,4% có kiến thức chưa đúng về chăm sóc người bệnh hậu phẫu mở thông dạ dày; 8,3% chưa có kiến thức chưa đúng về những biến chứng của người bệnh mở thông dạ dày và 13,9 % chưa có kiến thức đúng về những dấu hiệu quan trọng để tái khám; 66,7% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về việc theo dõi và chăm sóc giai đoạn hậu phẫu 24 h và 19,4% điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về chăm sóc người bệnh sau mở thông dạ dày 24 giờ đến khi ra viện. - Thực hành chăm sóc người bệnh: 16,7% điều dưỡng chưa động động viên an ủi người bệnh; 63,9% chưa giải thích tốt về giá trị của việt mở thông dạ dày qua da; 13,9% chưa hướng dẫn được số lượng và loại thức ăn; 11,1% điều dưỡng chưa báo kịp thới diễn biến bất thường. Còn tỷ lệ nhỏ điều dưỡng chưa thực hiện theo dõi vùng da xung quanh ống thông và theo dõi người bệnh sau khi bơm thức ăn lần lượt là 5,6% và 38,9%.

2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc ống mở thông - Bệnh viện cần xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực của bệnh viện, tạo điều kiện cho điều dưỡng được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc ống mở thông dạ dày cho điều dưỡng trong bệnh viện để họ có thể nắm được kiến thức cũng như kỹ năng thực hành chăm sóc ống mở thông dạ dày cho người bệnh được tốt hơn

- Thường xuyên củng cố kiến thức về theo dõi và chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày qua da cho điều dưỡng trong giao ban tại khoa, giao ban tại Bệnh viện.

1. Đối với Bệnh viện

- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực của bệnh viện, tạo điều kiện cho điều dưỡng được đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Bổ sung nhân lực điều dưỡng đáp ứng với nhu cầu chăm sóc tại khoa - Xây dựng, tổ chức các buổi tập huấn về chăm sóc ống mở thông dạ dày cho điều dưỡng trong bệnh viện để họ có thể nắm được kiến thức cũng như kỹ năng thực hành chăm sóc ống mở thông dạ dày cho điều dưỡng tại khoa.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý tại bệnh viện trong việc thực hiện thực hiện chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh.

- Cải cách hành chính, giảm thời gian làm chăm sóc gián tiếp và tăng thời gian chăm sóc trực tiếp của điều dưỡng đối với người bệnh.

2. Đối với khoa phòng

- Sắp xếp bố trí nhân lực trong khoa để tất cả điều dưỡng viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tham gia các khóa đào tạo liên tục có hiệu quả.

- Thường xuyên củng cố kiến thức về quản lý và chăm sóc người bệnh mở thông dạ dày qua da trong các buổi giao ban điều dưỡng tại khoa.

- Điều dưỡng trưởng khoa cần liên tục kiểm tra việc thực hiện chăm sóc người bệnh có mở thông dạ dày qua của điều dưỡng, đặc biệt là các điều dưỡng trẻ, điều dưỡng trình độ trung cấp.

3. Đối với điều dưỡng viên

- Luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hành chăm sóc người bệnh.

- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tự tin thực hành chăm sóc người bệnh trên lâm sàng tốt và an toàn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Đại Bình (2007): “Ung thư thực quản”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 199-211.

2. Nguyễn Quốc Bảo (2007): “Ung thư biểu mô khoang miệng”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 113-131.

3. Phạm Hùng Cường, Phó Đức Mẫn (2007): “Mở thông dạ dày”. Phẫu thuật thực hành. Nhà xuất bản y học. 2007. tr. 169-175.

4. Lê Minh Đại (2009): “Nuôi dưỡng nhân tạo qua đường ruột”.

pnt.edu.vn/home/docs/.../nuoiduongnhantaoquaduongruot.doc

5. Phạm Thị Minh Đức (2007): “Sinh lý bộ máy tiêu hóa”. Sinh lý học. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr 157-175.

6. Trần Thị Hợp (2007): “ Ung thư hạ họng”. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. 2007. tr. 131-135.

7. Lê Thị Hợp, Trần Văn Thuấn (2008): “Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư”. Dinh dưỡng hợp lý phòng bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học. tr. 61-80.

8. Lê Hữu Hưng (2007):“Giải phẫu hệ tiêu hóa”. Giải phẫu học. Nhà xuất bản Y học. tr. 208-209.

10. Sổ tay ngoại khoa lâm sàng (2008):“Nuôi dưỡng trong ngoại khoa”.

http://ngoaikhoathuchanh.info. Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch-Bộ Môn Ngoại.

11. Điều dưỡng ngoại I (2008): “Chăm sóc bệnh nhân sau mổ”. Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Điều dưỡng ngoại I (2008): “Chăm sóc bệnh nhân sau mổ đường tiêu hóa”. Trường Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh.

13. Điều dưỡng cơ bản (2011): “Quy trình điều dưỡng” – Trần Thị Thuận Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

14. Việt Nam nằm top 2 bản đồ ung thư thế giới (10/6/2016) – Thúy Hạnh – http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ung-thu-viet-nam-nam-top-2-tren-ban-do-ung- thu-the-gioi-332534.html

15. Nguyễn Thị Thu Hiền, Hà Thị Hương Bưởi (2017): “Đánh giá thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng – bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2017”

16. Trần Đại Hoàng, Phạm Quang Hòa (2017): “Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng tới nhân lực điều dưỡng tại 6 bệnh viện tỉnh Thái Bình năm 2017”. 17. Bộ Y tế 2011 “ Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong

bệnh viện” , thông tư 07/2011/ TT- BYT ngày 26/01/2011 Tiếng Anh

18. Conley TE. and et al (2017). PTU-004Percutaneous endoscopic gastrostomy care?– prospective evaluation of a simple teaching intervention in improving

nursing knowledge and confidence.BMJ journal, 66 (2)

19. Beste M. Atasoy and et al (2012). The impact of early percutaneousendoscopic gastrostomy placement on treatment completeness and nutritionalstatus in locally advanced head and neck cancer patients receiving chemoradiotherapy. European Archives of Oto-Rhino- Laryngology, 269, pp.275–282.

20. Blomberg L.and et al (2012). Complications after percutaneous

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc ống mở thông dạ dày tại khoa ngoại ung bướubệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)