Các giải pháp để cải thiện hoạt động chăm sóc người bệnh can thiệp điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính tại khoa chẩn đoán và can thiệp tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 37 - 45)

mạch chi dưới của Điều dưỡng

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng công tác chăm sóc người bệnh can thiệp điều trị bệnh lý động mạch chi dưới của Điều dưỡng được đánh giá cao với tỷ lệ đạt trong các lĩnh vực chăm sóc tinh thần, chăm sóc dinh dưỡng, theo dõi đánh giá và theo dõi dùng thuốc lần lượt là 90,6%; 91,6%; 96,9% và 93,8%.

- Chăm sóc về tinh thần: 93,8% người bệnh nhận xét được Điều dưỡng động viên khi chăm sóc và thực hiện y lệnh.

- Chăm sóc dinh dưỡng: 95,9% thực hiện tốt về hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp.

- Tư vấn giáo dục sức khỏe: 100% Điều dưỡng được đánh giá thực hiện tốt hướng dẫn chế độ sinh hoạt, tập luyện và các biện pháp phòng tránh vết loét bàn chân; 61,5% NB được hướng dẫn cách vệ sinh vết loét bàn chân.

4.2. Các giải pháp để cải thiện hoạt động chăm sóc người bệnh can thiệp điều trị bệnh lý động mạch chi dưới của Điều dưỡng bệnh lý động mạch chi dưới của Điều dưỡng

- Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật chăm sóc theo chuẩn mực của các nước khu vực, đầu tư các cơ sở vật chất, y dụng cụ và điều kiện làm việc của điều dưỡng, có chế độ, chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung.

- Bệnh viện: hoàn thiện thống nhất tổ chức biên chế điều dưỡng theo quy định; bảo đảm đủ về số lượng, tốt về chất lượng. Khi phân công nhiệm vụ cần dựa theo văn bằng và chính sách tuyển dụng chuyên khoa; qui định về chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ, văn bằng đào tạo.

- Người điều dưỡng phải có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, trang bị đầy đủ kiến thức, xây dựng được các kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách phù hợp. Chủ động trau dồi kỹ năng giao tiếp, trình độ lý luận nền tảng.

- Tích cực nghiên cứu khoa học điều dưỡng để áp dụng vào quá trình chăm sóc người bệnh.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Dựa trên kết quả của nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau:

 Đối với nhà quản lý

⁃ Cần thay đổi chế độ, chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung.

⁃ Hàng năm nên tổ chức các chương trình tập huấn, thi nâng cao tay nghề, kỹ năng giao tiếp và nguyên tắc ứng xử cho đội ngũ điều dưỡng với nội dung chương trình phù hợp.

⁃ Thường xuyên tổ chức khảo sát ý kiến người bệnh về tinh thần, thái độ phục vụ của đội ngũ điều dưỡng để có biện pháp khen thưởng, xử phạt kịp thời nhằm nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh.

⁃ Tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn để cập nhật, phổ biến kiến thức mới phù hợp với nhu cầu chăm sóc người bệnh.

⁃ Cần thiết phải xây dựng quy trình kỹ thuật ngâm chân thuốc tím cho người bệnh can thiệp điều trị bệnh lý động mạch chi dưới có loét hoại tử bàn chân.

 Bản thân người Điều dưỡng

⁃ Mỗi người điều dưỡng phải có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tự tin trong thực hành thao tác kỹ thuật, trang bị đầy đủ kiến thức, xây dựng được các kế hoạch chăm sóc người bệnh một cách phù hợp

⁃ Tích cực nghiên cứu khoa học để áp dụng trong chăm sóc và điều trị người bệnh. ⁃ Thay đổi phương pháp và cách thức truyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt trong giai đoạn người bệnh chuẩn bị ra viện cần thực hiện hướng dẫn cách phòng bệnh, phòng ngừa biến chứng và tuân thủ điều trị…

⁃ Chủ động tiếp cận và trau dồi kỹ năng giao tiếp, trình độ lý luận nền tảng nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp, xây dựng hình ảnh chuẩn mực của ngành điều dưỡng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tiếng Việt

1. Lương Tuấn Anh (2016). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cậm lâm sàng và

hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh động mạch chi dưới vùng gối, Luận án tiến sĩ

Y học, Viện nghiên cứu Y dược học lâm sàng 108, Hà Nội.

2. Bộ y tế (2011). Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, ban hành ngày 26/01/2011.

3. Phạm Thị Hồng Hạnh và cộng sự (2018). Đánh giá tình hình chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện trung ương Huế. Tạp chí ung thư học

Việt Nam, tr456-460.

4. Châu Thị Hoa và Nguyễn Thị Diệu Trang (2010). Thực trạng công tác CSNB ung thư hạ họng – thanh quản tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung Ương Huế.

5. Đinh Thị Thu Hương và cộng sự (2011). Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim

mạch và chuyển hóa. NXB Y học. TP Hồ Chí Minh.

6. Trần Thị Phương Lan (20 ). Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Điều dưỡng trong các bệnh viện Quân đội, <http://benhvien354.vn/bai-viet-chuyen- mon/mo-t-so-gia-i-pha-p-nang-caocha-t-luo-ng-do-i-ngu-die-u-duo-ng-trong-ca-c-be- nh-vie-n-quan-do-i-84.html>, truy cập ngày 1/12/2020

7. Lê Thị Hải Linh và cộng sự (2018). Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tắc động mạch chi dưới mạn tính sau can thiệp và một số yếu tố liên quan tại Bệnh

viện TW quân đội 108, Luận văn thạc sũ chuyên ngành QLBV, Trường Đại học Y tế

8. Bùi Thị Bích Ngà (2011). Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

9. Dương Thị Bình Minh (2013). Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị. Tạp chí Y học thực hành (876) - số 7/2013,tr125-129.

10. Nguyễn Thị Phước (2017). Vai trò của nghiên cứu điều dưỡng và chọn vấn đề nghiên cứu, <http://www.bvdkquangnam.vn/index.php/tin-tc/y-hc-thng-thc/2093- vai-tro-ca-nghien-cu-iu-dng-va-chn-vn-nghien-cu>, truy cập ngày 1/12/2020.

11. Trần Thị Thảo (2013). Đánh giá thực hiện mô hình chăm sóc người bệnh theo

đội tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2013, Luận văn thạc sỹ quản lý

bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng.

12. Nguyễn Duy Thắng (2018). Kết quảáp dụng phương pháp phẫu thuật phối

hợp can thiệp nội mạch một thì điềutrị bệnh thiếu máu mạn tính chi dưới, Luận án tiến

sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

13. Trần Ngọc Trung (2012). Đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh tại Bệnh

viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng năm 2012. Đề tài cấp tỉnh.

14. Phạm Việt Tuân, Nguyễn Lân Việt (2008). Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở

người bệnh điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam trong thời gian 2003 – 2007,

Luận văn thạc sỹ y học.

 Tiếng Anh

15. Abate Y.M et al (2019). Quality of nursing care and nurses’ working environment in Ethiopia: Nurses’ and physicians’ perception. International Journal of

16. Elizabeth Selvin and Erlinger Thomas P (2004). Prevalence of and risk factors for peripheral arterial disease in the United States: results from the National Health and Nutrition Examination Survey, 1999-2000. Circulation. 110(6), pp. 738– 743.

17. Gerald R.Fowkes, DianaRudan. IgorRudan, VictorAboyans et al (2013). Comparison of global estimates of prevalence and risk factors for peripheral artery disease in 2000 and 2010: a systematic review and analysis. The Lancet Volume 382,

Issue 9901, 19-25 October, 1329-1340.

18. Mahoney EM, Wang K, Cohen DJ, et al (2015). One-year costs in patients with a history of or at risk for atherothrombosis in the United States. Circ Cardiovasc

Qual Outcomes. Sep;1(1):38-45.

19. Michael H. Criqui and Victor Aboyans (2015). Epidemiology of Peripheral Artery Disease. Circulation Research April 24, Volume 116, Issue 9

20. Teshome G et al (2019). Patients’ perception of quality of nursing care; a tertiary center experience from Ethiopia. BMC Nursing, 37 (2019)

21. Thom W. Rooke, et al. (2011). ACCF/AHA Focused Update of the Guideline for the Management of Patients With Peripheral Artery Disease (Updating the 2005 Guideline). Circulation. 124, pp. 2020–2045.

22. Uchechukwu K.A.Sampson, F. Gerald R.Fowkes et al (2014). Global and Regional Burden of Death and Disability From Peripheral Artery Disease. 21 World

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐỒNG THUẬN

Họ và tên: ………Tuổi ……… Địa chỉ: ……… Tôi được mời tham gia nghiên cứu: Thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Khoa chẩn đoán và can thiệp tim mạch, Bệnh viện TW quân đội 108.

Tôi được nhà nghiên cứu trình bày các thông tin liên quan đến nghiên cứu này bao gồm các nội dung chính sau đây:

Mục đích của nghiên cứu: Nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh động mạch chi dưới nói riêng và cộng đồng nói chung.

Đảm bảo bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu: Mọi thông tin trong nghiên cứu đều được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Tên và những thông tin có thể nhận dạng ông/bà sẽ không xuất hiện khi chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu.

Sự tình nguyện tham gia và rút khỏi nghiên cứu của đối tượng: Việc tham gia nghiên cứu của ông/bà là hoàn toàn tự nguyện. Ông/bà có quyền từ chối tham gia nghiên cứu mà không có điều gì ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của ông/bà.

Sau khi được nghe và đọc các thông tin liên quan đến nghiên cứu như đã được trình bày trong bản đồng thuận này, tôi hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Tôi xin tuân thủ các quy định của nghiên cứu.

Hà Nội, ngày…tháng...năm 2020 Đối tượng tham gia nghiên cứu (Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục 2 PHIẾU KHẢO SÁT

Mã hồ sơ:……….

Xin chào ông/bà!

Để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:“Thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính của Điều dưỡng tại Khoa chẩn đoán và can thiệp tim mạch, Bệnh viện TW quân đội 108”.

Rất mong ông/bà hợp tác và trả lời chính xác các câu hỏi sau đây:

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Ông/bà hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án mà ông/bà lựa chọn hoặc điền vào chỗ trống các câu hỏi sau:

Câu 1: Năm sinh của ông/bà:...

Câu 2: Giới tính A. Nam B. Nữ

Câu 3: Ông/bà có các bệnh lý kèm theo không? A. Có

B. Không (chuyển câu 5)

Câu 4: Ông/bà có bệnh lý gì kèm theo? A. Tiểu đường

B. Tăng huyết áp C. Mỡ máu D. Bệnh lý khác

Câu 5: Tình trạng bàn chân của ông/bà như thế nào? A. Loét bàn chân

B. Hoại tử bàn chân

C. Bình thường (chuyển phần II)

Câu 6: Ông/bà vui lòng cho biết vị trí vết loét/hoại tử ở bàn chân? A. Loét /hoại tử gan bàn chân

B. Loét /hoại tử mu bàn chân C. Loét /hoại tử các ngón chân

PHẦN II: THỰC TRẠNG CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG

Ông/bà hãy tích dấu “V” vào ô tương ứng để đánh giá hoạt động của điều dưỡng tại khoa trong các lĩnh vực sau:

Mức độ Lĩnh vực Thực hiện tốt/ đầy đủ Thực hiện nhưng chưa tốt/chưa đầy đủ Không thực hiên Chăm sóc về tinh thần

Giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

Giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc Động viên người bệnh khi chăm sóc và thực hiện y lệnh Theo dõi, đánh giá người bệnh Theo dõi mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ hàng ngày

Theo dõi sau khi tiêm, truyền. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

Hướng dẫn chế độ sinh hoạt tập luyện Hướng dẫn các biện pháp phòng tránh vết loét bàn chân Hướng dẫn cách vệ sinh vết loét bàn chân Chăm sóc dinh dưỡng Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh

Hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Kiểm tra thuốc (tên thuốc, hạn sử dụng, chất lượng…) Chứng kiến người bệnh uống thuốc ngay tại giường Theo dõi, phát hiện tác dụng không mong muốn, tai biến sau dùng thuốc Thực hiện công khai thuốc

Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn tại khoa

Đo chỉ số ABI trước can thiệp

Đo chỉ số ABI sau can thiệp

Ngâm chân thuốc tím cho NB có loét, hoại tử bàn chân

Thay băng, rửa vết loét, hoại tử bàn chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người mắc bệnh động mạch chi dưới mạn tính tại khoa chẩn đoán và can thiệp tim mạch bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)