Đối với bệnh viện Nhi Trung ương cần tăng cường các hoạt động TT- GDSK hơn nữa như:
• Hoạt động TT_ GDSK
- Phát triển tài liệu truyền thông.
- Tập huấn năng cao năng lực cho CBYT: số buổi, kỹ năng truyền thông cho CBYT tại các khoa phòng, các bệnh viện vệ tinh khác.
- Số buổi tư vấn trực tiếp cho các gia đình bệnh nhân tại các khoa lâm sàng. • Các phương pháp TT_GDSK cần thực hiện
- Các phương pháp TT_GDSK: truyền thông trực tiếp kết hợp với phát sách báo nhỏ, tờ rơi, phát xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh tới từng khoa phòng, hành lang, giường bệnh; hướng dẫn rửa tay đúng quy trình cho các gia đình bệnh nhân, đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, …
- Phương pháp TT_GDSK gián tiếp: thường áp dụng tại phòng khám như: phát tờ rơi hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh tại nhà cho trẻ TCM, mở cácvideo hướng dẫn cách phòng và chăm sóc tại các sảnh chờ làm thủ tục khám chữa bệnh, …
25
KẾT LUẬN
Qua khảo sát, tôi rút ra được một số kết luận sau đây:
1. Thực trạng kiến thức về bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh TCM
- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chưa đúng về nguyên nhân gây bệnh (40%), đường lây truyền (20%) và các yếu tố nguy cơ gây bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao
- Trong khi đó, bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm cấp tình, có khả năng gây ra nhiều biến chứng và có thể gây tử vong. Tuy nhiên, khi các bà mẹ đã nhận biết được các dấu hiệu của bệnh TCM thay vì các bà mẹ cho con đến cơ sở y tế thì lại tự mua thuốc về nhà điều trị. Tỷ lệ bà mẹ chọn tự mua thuốc về nhà điều trị cho trẻcho trẻ cao chiếm 42,5%
2. Các hình thức TT- GDSK mà bệnh viện đang áp dụng
- Qua khảo sát, tôi thấy nguồn thông tin bà mẹ muốn nhận được nhiều nhất là từ cán bộ y tế (52,5%), thông tin đại chúng (20%) sau đó là sách báo và tờ rơi (10%).
- Chính vì vậy, Bệnh viện cần phối hợp song song cả 2 phương pháp TT- GDSK trực tiếp và gián tiếp:
- Truyền thông trực tiếp kết hợp với phát sách báo nhỏ, tờ rơi, phát xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay nhanh tới từng khoa phòng, hành lang, giường bệnh; hướng dẫn rửa tay đúng quy trình cho các gia đình bệnh nhân, đặc biệt là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi, …
-Truyền thông gián tiếp thường áp dụng tại phòng khám như: phát tờ rơi hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh tại nhà cho trẻ TCM, mở cácvideo hướng dẫn cách phòng và chăm sóc tại các sảnh chờ làm thủ tục khám chữa bệnh, …
26
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đối với bệnh viện Nhi Trung ương cần tăng cường các hoạt động TT- GDSK hơn nữa như:
- Tập huấn năng cao năng lực cho CBYT: số buổi tập huấn năng cao năng lực, kỹ năng truyền thông cho CBYT tại các khoa phòng, các bệnh viện vệ tinh khác.
- Tổ chức các buổi tư vấn sức khỏe cho các bệnh nhân, hàng tuần, hàng tháng tùy theo tình hình dịch bệnh trong năm.
- Phát triển tài liệu truyền thông: phát tờ rơi hướng dẫn cách chăm sóc và phòng bệnh tại nhà cho trẻ TCM, mở các video hướng dẫn cách phòng và chăm sóc tại các sảnh chờ làm thủ tục khám chữa bệnh, …
- Xây dựng quy trình GDSK thống nhất trong toàn viện, kèm theo bảng kiểm để phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá
- Tăng cường hoạt động tư vấn GDSK gián tiếp qua loa đài băng đĩa trong toàn bệnh viện
- Bổ xung phương tiện GDSK tại bàn tư vấn tại khoa và duy trì hoạt động. - Xây dựng kế hoạch GDSK hàng năm có thời gian nội dung tư vấn và phân công người thực hiện cụ thể, có kiểm tra đánh giá việc thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Đặng Quang Ánh (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành và các yếu tố liên
quan đến thực hành phòng, chống bệnh TCM của người chăm sóc trẻ duới 5 tuổi trên đại bàn quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Luận văn Thạc sỹ Y tế Công
cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng.
2. Trần Ngọc Hữu và cộng sự (2012), Đặc điểm dịch tễ học bệnh tay châm
miệng ở 20 tỉnh thành phía nam Việt Nam, giai đoạn 2005-2011. Y học thành
phố Hồ Chí Minh, tập 16 phụ bản của Số 3 – 2012: Tr. 24-32.
3. Bộ Y Tế (2012), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Nhà xuất bản
Y học, Tr. 67-73.
4. Bộ Y tế (2012), Huớng dẫn giám sát và phòng chống bệnh TCM. Quyết định
số 581/QĐ-BYT.
5. Bộ Y tế (2012), Huớng dẫn chẩn doán và diều trị bênh TCM. Quyết định số
1003/QĐ-BYT.
6. Bộ Y tế (2013), Cẩm nang chẩn đoán và xử trí điều trị bệnh Tay-chân-miệng
ở trẻ em. Nhà xuất bản Y học.
7. Nguyễn Minh Sơn (2012), Dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm phổ biến. Nhà
xuất bản Y học.
8. Hội Chữ thập dỏ Việt Nam (2011), Báo cáo khảo sát sơ bộ về bệnh tay chân
miệng. Tr. 7-11.
9. Viện Chiến luợc và Chính sách y tế (2012), Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh
giá thực trạng hoạt động truyền thông về phòng chống bệnh tay chân miệng tại một số địa phương.
Tiếng Anh
10.Centers for Disease Controland Prevention (2011), Hand, Foot, and Mouth
Disease (HFMD).
11.Edwin Dias1 and Meena Dias (2012), Recurring hand foot mouth disease in
a child. 5(1): p. 40-41
12.DREF operation update Viet Nam (2011), Hand, foot and mouth disease
13.Columbia University Mailman School of Public Health, Difference in
14.Nino Khetsuriani and et al. (2006), Enterovirus Surveillance -United States,
970–2005. Division of Viral Diseases, National Center for Immunization
and Respiratory Diseases, 55(08), tr. 1-20
15.Shikandar Khan Sherwani (2012), Knowledge, attitud and practices of
washing hands among mothers in Karachi, Pakistan.
16.Wei Sh, Huang YP and Liu MC. (2011), An outbreak of coxsackievirus A6 Hand foot mouth disease associated with onychomadesis in Taiwan 2010.
PHỤ LỤC: PHIẾU KHẢO SÁT
TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
Ngày điều tra: ……./……/2020
A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG (Khoanh tròn vào số trước câu trả lời) A1. Họ và tên: ………... Tuổi: ……. A2. Địa chỉ: 1. Nông thôn 2. Thành thị
A3. Trình độ học vấn:
1. Dưới THPT 2. Tốt nghiệp THPT trở lên 3. Khác (Ghi rõ)……….
A4. Nghề nghiệp:
1. Công nhân 2. Buôn bán 3. Cán bộ công chức
4. Nội trợ 5. Nghề khác (Ghi rõ) ………. A5. Chị đã nghe về bệnh tay- chân- miệng ở đâu? (Nhiều lựa chọn)
1. Cán bộ y tế 2. Người thân
3. Sách báo, tờ rơi 4. Thông tin đại chúng B. KIẾN THỨC VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
B1. Chị có từng nghe nói về bệnh tay chân miệng (TCM) chưa? 1. Có nghe 2. Chưa nghe (Kết thúc phỏng vấn)
B2. Theo chị, nguyên nhân nào gây bệnh TCM ở trẻ em? (Chọn đáp án duy nhất) 1. Vi rút 2. Vi khuẩn
3. Ký sinh trùng 4. Không biết
5. Khác (ghi rõ): ……….. B3. Theo chị bệnh TCM có lây truyền không? (Chọn đáp án duy nhất) 1. Có 2. Không (Chuyển qua B5)
3. Không biết
B4. Nếu có, theo chị, bệnh TCM lây truyền bằng cách nào? (Chọn nhiều đáp án) 1. Qua đường hô hấp
2. Qua đường tiêu hóa 3. Qua đường da, niêm mạc
4. Đường máu
5. Khác (ghi rõ) ………. 6. Không biết
B5. Theo chị, lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM nhất là? (Chọn đáp án duy nhất) 1. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
2. Trẻ lớn trên 5 tuổi
3. Thanh thiếu niên/ người trưởng thành 4.Người già
5. Không biết
B6. (Nếu trả lời trẻ nhỏ dưới 5 tuổi) Yếu tố nào làm cho trẻ dễ mắc bệnh TCM? 1. Do lây nhiễm bệnh từ người chăm sóc trẻ
2. Do lây nhiễm bệnh từ các trẻ khác chơi chung (tại nhà trẻ, nơi tập trung trẻ chơi đông,)
3. Do vệ sinh cá nhân trẻ kém; trẻ hay mút tay, ngậm đồ chơi, dùng tay bốc thức ăn…
4. Do sức đề kháng của trẻ kém
5. Khác(ghi rõ) ……… B7. Theo chị, trẻ dễ mắc TCM vào tháng nào nhất?
1. Tháng 1 – 3 2. Tháng 3 – 5 3. Tháng 5 – 9 4. Tháng 9 – 12
B8. Chị có biết các biểu hiện đặc trưng của bệnh TCM không? 1. Sốt
2. Đau họng/ đau loét miệng
3. Ban, phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông 4. Nôn, tiêu chảy
5. Khác (ghi rõ) ……….. 8. Không biết (Chuyển qua B10)
C. KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG C1. Theo chị, bệnh TCM có nguy hiểm không? (Chọn đáp án duy nhất) 1. Có nguy hiểm 2. Không nguy hiểm 3. Không biết
C2. Theo chị, các dấu hiệu cho thấy bệnh trở nặng cần đưa trẻ đến ngay có sở y tế là:
1. Sốt cao trên 39 , kéo dài 2. Nôn ói
3. Giật mình khi ngủ
4. Trẻ vật vã- li bì, đi loạng choạng, rung chi 5. Khó thở, da tím tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh
6. Khác (ghi rõ) ……… C3. Theo chị, trẻ bị bệnh TCM có cần kiêng gì không?
1. Kiêng ăn
2. Kiêng cho trẻ ra gió và ánh sáng 3. Kiêng tắm gội cho trẻ
4. Không kiêng gì cả 5. Không biết
6. Khác (ghi rõ) ………
C4. Theo chị, khi phát hiện trẻ bị TCM có cần cách ly với các trẻ khác không? 1. Có 2. Không (Chuyển qua C6)
C5. Theo chị, thời gian cách ly khi trẻ bị TCM là bao lâu? 1. Dưới 5 ngày 2. Từ 5 – 10 ngày 3. Từ 10 – 14 ngày 4. Không biết
C6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ bệnh TCM, chị sẽ làm gì? 1. Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế
2. Tự mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ 3. Báo cơ quan chính quyền địa phương 4. Tự chăm sóc tại nhà
C7. Theo chị, chế độ ăn cho trẻ bị TCM như thế nào?
1. Ăn nhiều hơn hằng ngày 2. Ăn ít hơn hằng ngày 3.Ăn như bình thường
C8. Theo chị, cần thực hiện các biện pháp chăm sóc nào cho trẻ bị bệnh TCM? 1. Cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết bệnh
2. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi 3. Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.
4. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và dụng cụ học tập của trẻ bằng nước sạch và xà phòng.
5. Đến quầy thuốc để mua thuốc bôi da cho trẻ 6. Không biết