4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH
4.2. Đối với gia đình:
Phải chấp hành tốt nội qui qui định của bệnh viện và khoa phòng, nghiêm túc theo sự hướng dẫn của điều dưỡng viên
Chú ý: Người bệnh tâm thần loại phân liệt có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ý nghĩ bất thường nhiều khi gây thiệt thòi không chỉ cho riêng người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng đồng phải hợp lực với nhân viên chăm sóc sức khỏe tâm thần để người bệnh được chăm sóc và phục hồi tốt nhất.
KẾT LUẬN
“Sức khỏe không chỉ là trạng thái không bệnh hay không tật mà còn là trạng thái hoàn toàn thoái mái về các mặt cơ thể, tâm thần và xã hội”
Người bệnh chưa thực sự được chăm sóc một cách toàn diện, chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc tâm lý, ...và chủ yếu do thân nhân người bệnh làm. Một số người bệnh không có người nhà chăm sóc hay người nhà thỉnh thoảng mới đến thăm thì người bệnh không được đảm bảo nhu cầu về vệ sinh, dinh dưỡng.
Trang thiết bị, dụng cụ còn thiếu....
Nhân viên Y tế đặc biệt là điều dưỡng tăng cường hơn nữa việc truyền thông giáo dục sức khỏe trong người bệnh; lồng ghép giáo dục sức khỏe với chăm sóc và điều trị nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh và hiệu quả điều trị.
Kỹ năng tư vấn sức khỏe cho người bệnh của nhân viên y tế còn hạn chế. Vì vậy cần có các lớp tập huấn để nâng cao kỹ năng cho điều dưỡng.
Người nhà chưa thực sự quan tâm tới người bệnh, chưa có sự chăm sóc chu đáo, chưa hiểu hết về bệnh dẫn đến thái độ không đúng đối với người bệnh.
Do đó cần có sự phối hợp giữa điều dưỡng với người nhà, có sự cảm thông sâu sắc của những người chăm sóc để người bệnh được chăm sóc tốt nhất, mau chóng hòa nhập với cuộc sống của họ.
Căn bệnh này ảnh hướng lớn đến kinh tế bản thân, kinh tế gia đình và toàn xã hội.
Bệnh tâm thần loại phân liệt là một nhóm các rối loạn với nhiều điểm tương đồng và khác biệt, Nhóm các rối loạn này bao gồm các thể:(hoang tưởng, thể thanh xuân, thể căng trương lực....) căn nguyên vẫn còn phức tạp chưa thể kết luận được.
Tâm thần học hiện đại ngày nay đem lại cho chúng ta niềm hy vọng trong khi ở quá khứ , trước khi có các liệu pháp sử dụng thuốc hiệu quả, thì không hề có chút hy vọng nào. Việc điều trị hiệu quả tâm thân loại phân liệt hiện nay bao gồm rất nhiều loại thuốc, cũng như hàng loạt các liệu pháp điều trị không dùng thuốc. Các loại thuốc hiện đại như thuốc chống loạn thần điển hình và không điển hình, giúp nhiều người được chẩn đoán bị bệnhrối loạn tâm thần loại phân liệt hồi phục khỏi bệnh tật. Các biện pháp không dùng thuốc liệu pháp hồi phục chức năng, tái thích ứng nghề nghiệp và tâm lý xã hội. Cả hai hình thức điều trị đề có thể giảm thiểu các triệu chứng của bệnh và ngăn chặn khả năng tái phát bệnh.
Điều dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt phục hồi khỏi bệnh tật, duy trì sức khỏe và đạt được mức độ sức khỏe tối ưu. Điều dưỡng sử dụng các thông tin có được từ việc đánh giá tình trạng tâm thần, bao gồm cả dữ liệu chủ quan và khách quan để lên kế khoạch và thực hiện chương trình chăm sóc được thiết kế để hỗ trợ người bệnh duy trì sự an toàn của bản thân và của người khác và để hiểu thực tại một cách đúng đắn.
Thách thức lớn để cải thiện cuộc sống của người bị mắc bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt là rất nhiều. Hiểu biết về bệnh tâm thân loại phân liệt và những ảnh hưởng của nó sẽ giúp điều dưỡng vượt qua thách thức này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tiếng Việt
1. Bệnh viện Tâm thần trung ương, (2003), “Mô hình chăm sóc sức khỏe
tại cộng đồng”.
2. Nguyễn Minh Hải (2007), Đánh giá tình hình quản lý điều trị người
bệnh tâm thần phân liệt dựa vào cộng đồng tại thị trấn Vĩnh An, Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm 2007.
3. Phạm Gia Khánh (2007), "Tâm thần phân liệt", Tâm thần học và Tâm
lý học y học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội .tr 113-124.
4. Phạm Gia Khánh (2005), "Tâm thần phân liệt", Bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Tr 177-214.
5. Đỗ Thúy Lan, (1994), “Chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng”
6. Trần Văn Long, (2009), “Bài giảng GDSK dành cho đối tượng cao đẳng, đại học”.
7. Ngô Văn Lương (2012), “Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị Tâm thần phân liệt”, Tạp chí Y học thực hành.
8. Lê Quốc Nam (2000), Cách đối xử với Người bệnh Tâm thần phân liệt trong gia đình. Tạp chí Y học thực hành.
9. Nguyễn Mạnh Phát, Báo cáo phân loại Người bệnh nội trú theo ICD
10 năm 2010. Nhà xuất bản quân đội nhân dân, tr 166-172
10. Đinh Quốc Thắng, Trần Hữu Bình (2010), Kiến thức-thái độ- thực
hành của người chăm sóc chính người bệnh TTPL tại nhà và một số yếu tố liên quan ở Huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc năm 2010.
11. Lý Trần Tình, phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho người bệnh Tâm
thần phân liệt, truy cập từ:
http:rlman//hnews.vn/index.php/phuc-hoi-chuc-nang/bien-phap-phuc-
hoi/424000738-phuc-hoi-chuc-nang-tam-ly-xa-hoi-cho-nguoi-benh-tam-than-phan- liet.
12. Đinh Thị Yến, (2012), "Nâng cao kiến thức chăm sóc người bệnh
Tâm thần phân liệt cho thân nhân của người bệnh tại bệnh viện Tâm thần Nam Định” đề tài cấp cơ sở.
13. Biện pháp sốc điện. Tác giả chestr pearlman md ( Người dịch: BSCKII Phạm văn Quý)
14. kích thích từ xuyên sọ: tác giả kimberly h,limtrell, ( Người dịch: TS Tô thanh Phương)
15. Nguyễn thị Duyên (Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố thúc
đẩy tái pháp bệnh tâm thần phân liệt, năm 1999)
16. Gorry P.M., Grath J.M., (2002), “Tâm thần phân liệt và các rối loạn có liên quan”, Cơ sở của lâm sàng tâm thần học, NXB y học, tr 295 – 316
17. Tổ chức y tế thế giới (1992),“Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về
các rối loạn tâm thần và hành vi”, Geneva, Bản dịch tiếng Việt, tr 63-64.
18. Nguyễn Kim Việt (2001), “Rối loạn loại phân liệt” Tập bài giảng
dành cho bác sĩ sau đại học, Bộ môn tâm thần, Trường Đại học Y Hà Nội, tr 6-27
*Tiếng Anh
1. Fogarty M, Happell B 2005 Exploring the benefits of an exercise program for people with Schizophrenia: a qualitative study. Issues in Mental Health Nursing 26(3):341-351.
2. World Health organizatione (2000),"Schizophrenia: General information" Management of metal disorders.P.316-326.
a. Access Economics 1999 Schizophrenia costs: an analycis of the burden of schizophrenia and related suicide in Australia, Sane.
b. EJarvis Care of schizophrenia in general practice: the general practitioner and the patient. 1999.P:343–347.
PHỤ LỤC
*Một số hình ảnh Chăm sóc người bệnh rối loạn Tâm thần loại phân liệt:
* Một số hình ảnh Phục hồi cho người bệnh rối loạn tâm thần loại phân liệt: