Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc theo dõi người bệnh hội chứng quá kích buồng trứng (Trang 31 - 48)

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.6.4. xuất giải pháp

- Xây dựng quy trình chăm sóc toàn diện và bài bản

- Điều trị dự phòng là yếu tố quan trọng nhất để giảm tỷ suất mắc của hội chứng QKBT trên những phụ nữ sử dụng các phác đồ kích thích buồng trứng.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng bằng các khóa học chuyên khoa để có đủ kiến thức chăm sóc, tư vấn chuyên sâụ

- Sử dụng phác đồ thích hợp với BN có nguy cơ QKBT. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá quy trình điều dưỡng

- Tổ chức các lớp đào tạo thường xuyên cập nhật kiến thức về chăm sóc bệnh nhân QKBT.

- Khi người bệnh xuất viện phải chú trọng công tác giáo dục tư vấn sức khỏe, phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm

KẾT LUẬN

Cơ sở hạ tầng của khoa hiện đại, đồng bộ, sạch sẽ giúp nâng cao uy tín, năng lực cùng chất lượng điều trị người bệnh.

Người bệnh được chăm sóc đúng quy trình không xảy ra tai biến gì

Quy trình chăm sóc về dinh dưỡng người bệnh, chăm sóc sức khỏe sau ra viện bước đầu hình thành, có giá trị nhất định trong quá trình điều trị. Tuy nhiên vẫn cần xây dựng thêm để hoàn thiện quy trình, nâng cao chất lượng.

Khả năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh của Điều dưỡng còn hạn chế. Cần có kế hoạch xây dựng quy trình, kế hoạch đào tạo nghiệp vụ cho điều dưỡng viên về tư vấn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

Hội chứng quá kích buồng trứng là biến chứng nặng trong điều trị vô sinh. Điều dưỡng cần nắm được kiến thức về cơ chế bệnh sinh từ đó tư vấn cách theo dõi và xử trí kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm của hội chứng QKBT để tránh được những tai biến nguy hiểm có thể gây tử vong cho người bệnh.

- Để hoàn thành tốt công tác “Chăm sóc người bệnh quá kích buồng trứng trong thụ tinh ống nghiệm”, người Điều dưỡng cần nắm vững các vấn đề sau:

1. Người bệnh với Hội chứng quá kích buồng trứng thể nhẹ và vừa có thể điều trị tại nhà

Điều quan trọng mang lại kết quả trong quá trình điều trị ngoại trú là bệnh nhân cần tuân thủ chế độ nghỉ ngơi, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ và chế độ ăn uống, theo dõi bệnh. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh để được nhập viện kịp thời (Vòng bụng và cân nặng tăng, đau bụng và khó thở nhiều hơn…)

2. Người bệnh với Hội chứng quá kích buồng trứng thể nặng và rất nặng cần phải điều trị nội trú

Với những người bệnh này nhất thiết phải nhập viện và điều trị nội trú. Triệu chứng điển hình nhất là tràn dịch đa màng (màng bụng, màng phổi) và tăng áp lực ổ bụng. Người bệnh cần được chăm sóc toàn diện nhằm giúp người bệnh giảm các triệu chứng khó thở, rối loạn nhịp tim, mất nước, tụt huyết áp, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, mất nước và yên tâm điều trị.

KHUYẾN NGHỊ

- Tăng cường sự hiểu biết cho người bệnh và người nhà người bệnh. Người điều dưỡng cần quan tâm, gần gũi với người bệnh hơn nữa, đồng thời luôn học tập, nâng cao nghiệp vụ để tư vấn giải thích cho người bệnh tốt hơn.

- Đối với nhân viên y tế, cần phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, thực hiện công việc theo nhóm để các cán bộ hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm.

- Người điều dưỡng cần động viên người bệnh, cung cấp những kiến thức về bệnh, chế độ điều trị và chăm sóc. Giải thích lý do, mục đích trước khi làm bất cứ thủ thuật nào để người bệnh yên tâm, hợp tác điều trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VỆT

1. Bùi Văn Ẩm (2006), "6 năm điều trị quá kích buồng trứng tại bệnh viện phụ sản trung ương", Hội nghị vô sinh và hỗ trợ sinh sản, Hà Nội, trang 21-33. 2. Phạm Thị Minh Đức (2007), "Sinh lý học", Nhà xuất bản Y học, tr. 77-

78- 351.

3. Vương Ngọc Lan (2003), GnRH Antagonist Hướng đi mới trong kích thích buồng trứng, Hội thảo Việt Pháp lần III

4. Vương Thị Ngọc Lan (2002) “Kích thích buồng trứng trong kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản”, Tạp chí sức khỏe và sinh sản 7/2002, tr 8-9.

5. Phạm Thị Phương Lan (2013) “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của quá kích buồng trứng ở các bệnh nhân IVF tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013” , Đề cương luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp IỊ 6. Vương Thị Ngọc Lan (2010), "Chẩn đoán và điều trị hiếm muộn cho phụ nữ

có hội chứng buồng trứng đa nang", Sản phụ khoa: từ bằng chứng đến thực hành, Nhà xuất bản y học, tr.73 – 88.

7. Vương Thị Ngọc Lan (1999): “Sự phát triển nang noãn, sự trưởng thành của noãn và sự rụng trứng”, Hiếm muộn vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tr. 151-160

8. Nguyễn Khắc Liêu, “đại cương về vô sinh”, Bài giảng Sản phụ khoa Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 219-225

9. Giang Huỳnh Như (2010), "Hội chứng quá kích buồng trứng: cơ chế bệnh sinh – phân loại - triệu chứng lâm sàng và sự phòng", Sản phụ khoa: từ bằng chứng đến thực hành, Nhà xuất bản y học, tr. 109 – 118.

10. Nguyễn Thị Ngọc Phượng (2002), “Hội chứng quá kích buồng trứng”, Hiếm muộn – vô sinh và kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, tr. 236-243.

11. Phùng Anh Tuấn (2013),"Quá kích buồng trứng", Tạp chí Sinh sản và Sức khỏe số 7, tr. 15.

12. Nguyễn Thị Xiêm (1993), “phác đồ chẩn đoán và điều trị vô sinh” nhà xuất bản Y học, tr. 104-118.

13. Nguyễn Thị Xiêm, Lê Thị Phương Lan (2002), “vô sinh do không phóng noãn”. Vô sinh, nhà xuất bản Y học, tr. 150-166; 169-190;291-315

TIẾNG ANH

14. Delvigne A và Rozenberg S (2002), "Epidemiology and prevention of ovarian hyperstimulation syndrome (OHSS): a review", Human reproduction Update. 8(6), pp 559-77.

15. Speroff el al (1999), "Special Reprodcutive and health concerns",

Maternity, Newborn, and Women's Health Nursing: Comprehensive care across: the Life Span, pp 598.

16. The University of Connecticut Health centrer (2000), "Protocol for: Care of patient with Ovarian Hyperstimulation Syndrome", Jonh Demsey hospital,

Unit Practise Manual, pp 215-219.

17. Institude of Obstetricians and Gynaecologists (2012), "Clinical practice guideline - ovarian hyperstimulation syndrome, diagnosis and management", pp21.

18. Wayne Kuznar (2012), "Nurses Are Frontline Responders in Ovarian Hyperstimulation Syndrome Management", Human reproduction Update. 21(3), pp 270-282.

19. M.ẠẠAboulghar và R.T.Mansour (2003), "Ovarian hyperstimulation syndrome: Classifications and critical analysis of preventive measures",

Human reproduction Update. 9(3), pp 275-298.

20. Kumar Rajenda (1998), "Focus on Gonadotrophin Signalling "What have we learned about gonadotropin function from gonadotropin subunit and receptor knockout micẻ", Reproduction Review. 130, pp 293-302.

21. Doron Shmorgun và Paul Claman et al (2011), "The Dianosis and Management of Ovarian Hyperstimulatio Syndrome", Join SOGC-CFAS clinical practice guideline. 286, pp 1156-1160.

22. Griesinger G, von Otte S, Schroer A, Ludwig AK, Diedrich K, Al-Hasani S, SchultzeMosgau Ạ Elective cryopreservation of all pronuclear oocytes after GnRH agonist triggering of final oocyte maturation in patients at risk of developing OHSS: a prospective, observational proof-of-concept studỵ Hum Reprod 2007; 22: 1348-1352

23. Engmann L, DiLuigi A, Schmidt D, Nulsen J, Maier D, Benadiva C. The use of gonadotropin-releasing hormone (GnRH) agonist to induce oocyte maturation after cotreatment with GnRH antagonist in high-risk patients undergoing in vitro fertilization prevents the risk of ovarian hyperstimulation syndrome: a prospective randomized controlled studỵ Fertil Steril 2008; 89: 84-91. 32

24. Hahn SJ1, Butkowski CR, Capper LL. Ovarian hyperstimulation syndrome: protocols for nursing carẹ J Obstet Gynecol Neonatal Nurs. 1994 Mar-Apr;23(3):217-26.

25. The Management of Ovarian Hyperstimulation Syndrome, green-top Nọ 5. Feb, 2016. NICE, Uk.

PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM

Tình huống chăm sóc người bệnh cụ thể

Bệnh nhân: Nguyễn Thị Nguyệt – 28 tuổi, nằm viện ngày thứ 2.

Chẩn đoán khi vào viện: Quá kích buồng trứng sau chuyển phôi 7 ngàỵ Chẩn đoán hiện tại: Quá kích buồng trứng thể nặng

Bệnh nhân được đặt dẫn lưu ổ bụng lúc nhập viện, đã được chọc tháo dịch màng bụng ngày thứ 2 sau khi nhập viện.

Hiện tại: Bệnh nhân tỉnh, ho khan, bụng chướng căng đau nhẹ. Thể trạng bình thường

- Mạch 104l/phút

- Huyết áp: 100/60 mmmHg

- Nhiệt độ: 37°C

- Nhịp thở: 24l/phút, Sp02 99%

- Đi ngoài phân nát 4 ngày nay

- Vòng bụng: 93cm (tăng 7cm so với khi vào viện)

BỆNH ÁN CHĂM SÓC 1. Hành chính

Họ tên: NGUYỄN THỊ NGUYỆT Tuổi: 28 Giới: Nữ

Dân tộc: Kinh Nghề nghiệp: Kế toán

Địa chỉ: Thôn Dương, xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Khi cần liên lạc: Chồng Phạm Minh Quy

Thời gian vào viện: 20h00 ngày 07/07/2018

2. Chuyên môn

2.1. Lý do vào viện: bụng chướng đau nhẹ.

2.2. Bệnh sử:

Ngày 1/9 bệnh nhân được tiến hành chuyển phôị Sau chuyển thấy mệt, bụng căng nhẹ, khó thở tăng dần nên nhập viện.

Lúc nhập viện:

BN tỉnh, tiếp xúc tốt, khó thở, đau bụng, da niêm mạc hồng nhẹ, không có hạch ngoại vị - Mạch: 82l/phút. - Huyết áp: 100/60 mmHg. - Nhiệt độ: 37°C. - Nhịp thở: 24l/phút, Sp02: 99%. - Hô hấp: Khó thở

- Tiêu hóa: Bụng chướng, mềm không cứng, ấn đaụ

- Các cơ quan khác bình thường, chưa phát hiện gì đặc biệt.

- Kết quả cận lâm sáng

Xét nghiệm máu

o Bạch cầu: 17.85G/l, tăng nhẹ (bình thường: (4-10) x 109/l). o Hồng cầu: 5.11T/l, tăng nhẹ (bình thường: (3,9-5,4) x 1012/l).

o Tiểu cầu: 394G/l (bình thường: (150-400) x 109/l).

o Hematocrit: 47% (bình thường: (35-45%)).

o Albumin: 27.2 g/l, giảm nhẹ (bình thường: (35-50)g/l).

o Natri: 128 m).mol/L, giảm nhẹ (bình thường: (135-148)mmol/l).

2.3. Tiền sử

- Bản thân: Khỏe mạnh. Không có tiến sử dị ứng thức ăn, thuốc, thời tiết. Bị vô sinh nguyên phát.

- Gia đình: Khỏe mạnh. Chị em gái không ai bị vô sinh.

2.4. Chẩn đoán y khoa

- Chẩn đoán lúc vào : Quá kích buồng trứng..

- Chẩn đoán hiện tại : Quá kích buồng trứng thể nặng/tràn dịch đa màng.

3. Chăm sóc điều dưỡng 3.1.Nhận định

Lúc 7h ngày 09/07/2018. Nằm viện ngày thứ 3

3.1.1. Toàn trạng

-Thể trạng : trung bình, Cân nặng : 54.5kg, tăng 4.5kg so với trước khi kích buồng trứng.

- Tri giác : bệnh nhân tỉnh táo, tiếp xúc tốt, mệt nhẹ, đau bụng VAS = 3 điểm.

Mạch Huyết áp Nhiệt Độ Nhịp thở SpO2

104 l/p 100/60 mmHg 37°C 24 l/p 99%

- Tâm lý bệnh nhân : lo lắng về bệnh, chán nản.

3.1.2. Các hệ thống cơ quan

- Tuần hoàn : nhịp tim đều, rõ, thời gian làm đầy mao mạch < 2s.

- Hô hấp : khó thở nhẹ, còn ho khan, lồng ngực cân đối, Rì rào phế nang giảm 2

đáỵ Vị trí chọc dẫn lưu màng bụng ở 2/3 ngoài đường nối giữa từ rốn đến mào chậu trước trên : vị trí chọc khô, tốt không có dấu hiệu nhiễm trùng

- Tiêu hóa : bụng căng, vòng bụng 95cm (tăng 7cm so với trước khi kích buồng

trứng). Ăn kém, đi ngoài phân nát 2 lần/ngàỵ Đặt dẫn lưu màng bụng : dẫn lưu thông tốt, chân dẫn lưu khô, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

- Tiết niệu, sinh dục : tự đi tiểu được, nước tiểu vàng trong, số lượng nước tiểu : 1l/24h

- Nội tiết : tuyến giáp không to, hạch ngoại vi không sờ thấy

- Cơ xương khớp : vận động bình thường

- Thần kinh tâm thần : lo lắng về bệnh, ngủ ít khoảng 5h/ngày - Hệ da, mắt, tai mũi họng : bình thường

- Vệ sinh : tốt

- Sự hiểu biết về bệnh: hiểu chưa kỹ về bệnh, chưa thực hiện chế độ ăn đúng.

3.1.3. Tham khảo hồ sơ bệnh án:

Ngày 08/7/2013: Kết quả xét nghiêm máu - Số lượng bạch cầu : 16.58 x 109/l - Số lượng hồng cầu : 5.05 x 1012/l - Số lượng tiểu cầu: 554 x 109/l

- Albumin serum: 30.8 g/l

- Hematocrit: 47%

- Hemoglobin: 14,3g/dl

- Natri: 128 mmol/L

XQ : ổ bụng đục nghi có dịch màng bụng. Vòm hoành 2 bên nâng cao, Có ít dịch màng phổi 2 bên. Kích thước bóng tim bình thường.

Siêu âm : Quá kích buồng trứng 2 bên, nhiều dịch ổ bụng và ít dịch màng phổi 2 bên

3.2.Chẩn đoán Điều dưỡng

1. Khó thở LQĐ bụng căng chèn ép phổi và tràn dịch màng phổị

KQMĐ: BN giảm khó thở, hoặc thở bình thường.

2. Nhịp tim nhanh LQĐ khó thở và giảm lưu lượng tuần hoàn.

KQMĐ: nhịp tim của BN ổn định và trở về mức bình thường.

3. Đau bụng LQĐ chướng bụng do tràn dịch ổ bụng.

KQMĐ: BN giảm đau bụng.

4. Rối loạn điện giải LQĐ giảm thể tích máu và giảm lưu lượng lọc cầu thận. KQMĐ: BN được bù đủ nước và điện giảị

5. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng LQĐ ăn ít, ăn không ngon miệng và chưa có chế độ ăn phù hợp.

KQMĐ: BN thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng, cảm giác ngon miệng.

6. Ngủ ít khoảng 5h/ngày LQĐ lo lắng về bệnh kèm đau bụng và khó thở.

KQMĐ: BN bớt lo lắng về bệnh, ngủ được từ 7-8h/ngày

7. Bệnh nhân và gia đình chưa hiểu đầy đủ về bệnh LQĐ chưa được cung cấp đầy

đủ kiến thức về bệnh và cách chăm sóc BN.

KQMĐ: BN và gia đình hiểu rõ về HCQKBT và biết cách chăm sóc BN.

3.3.Lập kế hoạch chăm sóc

3.3.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 4h/lần:

- Đo mạch, huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt 4h/lần. Ghi vào bảng theo dõi, Nếu có diễn biến bất thường phải báo ngay với BS.

3.3.2. Giảm khó thở, giúp ổn định nhịp tim cho bệnh nhân:

- Theo dõi nhịp thở, kiểu thở, SpO2. Nếu nhịp thở tăng trên 22l/phút, SpO2 giảm thì cho BN thở oxy và báo bác sỹ.

- Cho bệnh nhân nằm đầu cao, nới rộng quần áọ

- BN thở tốt hơn thì nhịp tim sẽ giảm xuống.

3.3.3.Giảm đau bụng cho bệnh nhân:

- Thực hiện y lệnh thuốc giảm đaụ

- Nếu bụng căng cứng khó chịu, bệnh nhân kêu đau nhiều hơn thì báo bác sỹ để

tháo dịch giảm áp lực ổ bụng.

3.3.4. Theo dõi mức độ rối loạn cân bằng nước và điện giải

- Theo dõi lượng dịch vào ra của BN trong 24h, ghi vào bảng theo dõị

- Hàng ngày, vào lúc 7h sáng tiến hành đo vòng bụng và cân nặng của BN. Ghi

vào bảng theo dõị

- Thực hiện y lệnh thuốc và truyền dịch của bác sỹ.

- Làm các xét nghiệm máu và nước tiểu theo chỉ định của bác sỹ.

- Hướng dẫn bệnh nhân và gia đình bệnh nhân thực hiện chế độ ăn giàu đạm và natrị Hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều kali, các loại chất kích thích. Đảm bảo đủ 3000 kcal/ngàỵ Nên ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, cá hồi…), thịt gà, thịt cừu, cá, trứng, đậu, lạc, các sản phẩm từ sữa và đậu nành.

- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, mềm lỏng dễ nuốt, chia 5-6 bữa/ngàỵ

- Hạn chế ăn các loại: chuối, đào, quả bơ, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, atiso (vì chứa nhiều kali).

- Nếu bệnh nhân không ăn được có thể uống bổ sung viên Protein whey theo hướng dẫn sử dụng.

- Cho BN uống nhiều nước: ít nhất 2 lít/ngày, 1giờ phải uống nước một lần, bổ

sung điện giải bằng việc pha thêm oresol để uống.

3.3.6. Chăm sóc về tâm lý cho bệnh nhân an tâm điều trị, tránh lo âu

- Thường xuyên tiếp xúc với BN, phát hiện kịp thời diễn biến tâm lý của BN để

an ủi, động viên BN yên tâm điều trị.

- Giải thích rõ cho BN và gia đình rằng HCQKBT là bệnh có thể chữa khỏi được,

nhưng BN và gia đình cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị, dùng thuốc, ăn uống và nghỉ ngơị

3.3.7. Tư vấn giáo dục sức khỏe

- Giải thích và trả lời các thắc mắc của BN và gia đình (trong phạm vi cho phép)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc theo dõi người bệnh hội chứng quá kích buồng trứng (Trang 31 - 48)