Qua nghiên cứu chuyên đề này tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động sớm của người bệnh phẫu thuật gãy mỏm khuỷu bằng phương pháp kết hợp xương tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 27 - 29)

II. Những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân: 1 Ưu điểm :

Qua nghiên cứu chuyên đề này tôi rút ra một số kết luận sau:

1.Kết quả và ưu điểm tập vận động sớm cho người bệnh sau phẫu thuật: * Người bệnh được tập vận động sau phẫu thuật ngay từ ngày thứ nhất sau phẫu thuật các động tác gấp duỗi, sấp ngửa khuỷu chủ động hay thụ động tại giường.

* Hầu hết người bệnh được tập vận động theo đúng quy trình.

* Hướng dẫn tập vận động cho người bệnh sau khi xuất viện chưa được thực hiện thường xuyên.

* Người bệnh chủ yếu trong độ tuổi lao động, nhóm tuổi này đang trong độ tuổi học tập và lao động nên việc điều trị phải sớm để nhanh chóng phục hồi chức năng cho người bệnh .

* Tỷ lệ người bệnh nam gặp nhiều hơn nữ, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông.

* Phần lớn người bệnh sau mổ 1 tuần tại chỗ ổn định, người bệnh không còn thấy đau, vết mổ không phù nề, kết hợp với phục hồi chức năng sớm, ngay trong 1 đến 3 tháng đầu chức năng vận động khuỷu dần được phục hồi.

* Mỗi lần đến khám theo hẹn từng người bệnh đều được các nhân viên y tế khám và tư vấn, hướng dẫn tiếp tục duy trì luyện tập phục hồi chức năng và hẹn thời gian khám lại. Qua kiểm tra chúng tôi thấy: biên độ vận động khuỷu, biên độ sấp ngửa cẳng tay đã khá lên. Theo tiêu chuẩn của Tomeno đánh giá đại đa số kết quả phục hồi là tốt và rất tốt sau 1 năm và không còn người bệnh nào xếp loại kém.

* Kết quả điều trị gãy mỏm khuỷu bằng phương pháp kết hợp xương là một kỹ thuật cho kết quả rất tốt với những loại gãy có những mảnh gãy di lệch ra xa nhau. Trong mẫu nghiên cứu chúng tôi thấy 58 người bệnh gãy mỏm khuỷu được mổ kết hợp tập vận động sớm, được theo dõi và kiểm tra với thời gian từ 6 tháng đến 2 năm cho thấy :

- Kết quả phục hồi chức năng: 43 người bệnh kết quả rất tốt và tốt chiếm 73,1%, 15 người bệnh xếp loại trung bình chiếm 20,5 %. Không có người bệnh đánh giá loại kém.

- Kết quả liền xương: 56 người bệnh can xương thẳng trục, liền xương tốt chiếm 91%. 2 bệnh nhân liền lệch chiếm trong đó có 2 người bệnh bị di lệch thứ phát không có người bệnh không liền xương.

2. Nhược điểm của phương pháp tập vận động sớm cho người bệnh sau phẫu thuật kết hợp xương mỏm khuỷu là:

- Trôi đinh, tụt đinh, gây đau cho người bệnh khi tì đè vào vùng da có đầu đinh Kirschner, khi tập vận động quá mạnh cho người bệnh do đó trong qui trình tập Kỹ thuật viên và Điều dưỡng nên tùy theo mức độ tổn thương và tình trạng toàn thân của bệnh nhân mà có những bài tập từ thấp đến cao, từ nhẹ đến vừa sao cho phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng phục hồi chức năng (2003). Đo tầm vận động của khớp. NXB Y học, từ 51- 56.

2. Bùi Văn Đức (2004). Chấn thương chỉnh hình chi trên(Nhà xuất bản lao động xã hội), tr 285-290.

3. Bộ y tế ( 2009 ) - Điều dưỡng ngoại 2 - Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

4. Dương Xuân Đam (2000). Vận động sau gãy xương. Thể dục phục hồi chức năng vận động, NXB Thể dục thể thao( tr 53 -84 ).

5. Đoàn Lê Dân (1985). Tiêu chuẩn một khớp khuỷu bình thường. Công trình nghiên cứu khoa học - Bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cộng hoà dân chủ Đức, tr 122 – 127.

6. Điều dưỡng ngoại khoa (tập 2).Sách đào tạo cử nhân điều dưỡng.

Nhà xuất bản y học 2012

7. Nguyễn Thị Ngọc Dung(2016). Đánh giá hiệu quả tập Phục hồi chức năng sớm trên người bệnh phẫu thuật gãy mỏm khuỷu bằng phương pháp kết hợp xương. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

8. Nguyễn Đức Phúc – Nguyễn Trung Sinh – Nguyễn Xuân Thùy – Ngô Văn Toàn (2005). Chấn thương chỉnh hình.

9. Trường đại học điều dưỡng Nam định. Điều dưỡng ngoại khoa cơ bản

10. Nguyễn Văn Quang (1978). Nguyên tắc chấn thương chỉnh hình. Nhà xuất bản hội Y dược học thành phố Hồ Chí Minh, tr 277-285.

11. Nguyễn Đức Phúc (2000).Khám và đo khớp -giáo trình ngoại đại

cương, phần chấn thương chỉnh hình. Bộ môn ngoại trường Đại học Y Hà

Nội, tập 5, tr 38-41.

12. Trần Đình Chiến(2006). Bệnh học chấn thương chỉnh hình(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân), tr 55- 57.

13. Lưu Thị Thu Hà (2001). Đánh giá hiệu quả phương pháp vận động sớm sau chấn thương gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em. Luận văn thạc sỹ.

14. Tổng hội y học Việt Nam – Hội phục hồi chức năng (1991). Phục hồi chức năng gãy trên lồi cầu xương cánh tay. ( Từ 356 – 359 ).

15. B.F.Morrey-MD ; LJ askcw,RPT; KN An,PHD(1981). A biomechani- cal study of normal functional elbow motion. JBonc join, surg 63A, pp 872- 77.

16. Wu-CC ; Tai-CL ; Shih- CH(2000). Biomechanical comparision for different configuration of tension band wiring techniques in treating an ole- cranon fracture. J- trauma. jun; 48(6), pp 1063-1067.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tập vận động sớm của người bệnh phẫu thuật gãy mỏm khuỷu bằng phương pháp kết hợp xương tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 27 - 29)