* Về phía người bệnh:
- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị thuốc:
+ Bệnh THA có triệu chứng không đặc hiệu nên 1 số người bệnh chủ quan không tuân thủ điều trị THA.
+ Do người bệnh nhiều việc nên ít chú ý đến việc tái khám, tái khám không
đúng lịch cũng như quên uống thuốc.
+ Người bệnh không biết cần uống thuốc liên tục, sợ uống nhiều thuốc, nghĩ đã khỏi bệnh do thấy huyết áp đã hạ.
+ Người bệnh mặc dù biết mình mắc bệnh THA nhưng không tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện.
- Điều kiện kinh tế khó khăn:
+ Người bệnh không đủ điều kiện kinh tế. Đa phần người bệnh ở miền núi, là dân nghèo. Quá trình mắc bệnh kéo dài vừa phải chi phí cho cuộc sống, thuốc men điều trị nên người bệnh luôn có tâm lý lo lắng. Mặc dù người bệnh đã được hỗ trợ 1 phần chi phí khám chữa bệnh do nguồn quỹ BHYT chi trả.
+ Người bệnh THA thường tuổi cao( chiếm tỷ lệ 57%) có thể suy giảm về trí nhớ dẫn đến quên dùng thuốc nhưng hiện nay bệnh viện chưa có có các can thiệp kịp thời cho vấn đề này.
- Do thiếu sự hỗ trợ của người nhà người bệnh trong việc điều trị. Sự hỗ trợ của người thân là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của người bệnh.
4. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẢM BẢO VIỆC TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI BỆNH THA: NGƯỜI BỆNH THA:
4.1. Những giải pháp bệnh viện đã làm:
Hình 6 : Buổi tập tuấn kiến thức chuyên môn cho nhân viên y tế .
Mặc dù công tác truyền thông giáo dục sức khỏe được bệnh viện quan tâm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
+ Hàng năm, các điều dưỡng được tham gia tập huấn về GDSK cho người bệnh nhưng nội dung chưa được đầu tư.
+ Công tác GDSK cho người bệnh thường còn lồng ghép.
4.2. Những kiến nghị cho bệnh viện, cơ quan quản lý: - Giải quyết vấn đề quá tải cho phòng khám THA: - Giải quyết vấn đề quá tải cho phòng khám THA:
+ Triển khai mô hình về quản lý bệnh nhân tăng huyết áp tại các trạm y tế nhằm từng bước giảm các biến chứng, giảm chuyển tuyến, giảm tải cho bệnh viện và giảm chi phí đi lại cho người bệnh, thuận tiện hơn cho người bệnh.
+ Bổ sung thêm nhân lực, nhất là những nhân viên kiến thức chuyên sâu về bệnh THA.
+ Đơn giản hóa các thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính phức tạp là một trong số những nguyên nhân ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân.Đặc biệt là tuân thủ khám định kỳ.Khi bệnh nhân không tuân thủ thăm khám định kỳ sẽ dẫn đến không tuân thủ dùng thuốc. Chính vì vậy tại các cơ sở khám chữa bệnh cần hoàn thiện thủ tục hành chính, qui trình khám chữa, xét nghiệm bệnh đơn giản với bộ phận một cửa, các bảng biểu số điện tử sẽ giúp
bệnh nhân tuân thủ khám định kỳ tốt hơn. Tránh tình trạng chen lấn, đợi chờ, làm bệnh nhân sợ mỗi khi đi khám bệnh định kỳ.
- Đơn giản liều dùng và cách dùng thuốc
Đơn giản hóa liều dùng và cách dùng thuốc là một trong số những biện pháp giúp tăng cường tuân thủ tốt hơn. Việc đơn giản liều dùng và cách dùng thuốc bao gồm: Giảm số lần dùng thuốc trong ngày, giảm số thuốc dùng trong đơn, thời gian dùng thuốc dễ nhớ. Thực tế khi uống thuốc với số lượng nhiều, tại các thời điểm khác nhau bệnh nhân sẽ khó khăn hơn để nhớ thuốc và phân chia thời điểm dùng.Không những vậy, việc dùng thuốc càng ít sẽ làm giảm được các tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn.Từ đó giúp cho bệnh nhân TTĐT tốt hơn.
- Giảm chi phí dùng thuốc cho bệnh nhân:
Điều trị bệnh THA là một quá trình lâu dài, bệnh nhân phải dùng thuốc thường xuyên, liên tục do đó chi phí dùng thuốc có ảnh hưởng lớn đến TTĐT của bệnh nhân.Bệnh nhân có xu hướng giảm số thuốc hoặc đổi thuốc để giảm chi phí điều trị. Do đó, để giúp bệnh nhân TTĐT việc dùng thuốc điều trị có hiệu quả và có chi phí hợp lý là rất quan trọng. Cân nhắc trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân theo nguyên tắc: an toàn, hiệu quả và kinh tế. Bảo hiểm y tế là giải pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân giảm chi phí điều trị và từ đó nâng cao TTĐT .
- Tổ chức đào tào, đào tạo lại, cập nhật nâng cao kiến thức y dược khoa cho cán bộ y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân.
Kiến thức của cán bộ y tế có ảnh hưởng rất lớn tới việc TTĐT của bệnh nhân.Chính vì vậy cần tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại cập nhật nâng cao kiến thức y khoa, dược khoa về THA cho cán bộ trực tiếp khám chữa bệnh, tư vấn dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.
- Hàng năm, tổ chức các lớp tập huấn về TT- GDSK cho Điều Dưỡng, Đặc biệt cử Điều dưỡng tham gia các hội thảo tim mạch, THA.
- Tư vấn bệnh nhân về thay đổi lối sống và dùng thuốc:
Là hình thức tư vấn nhằm giúp bệnh nhân uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ và thay đổi lối sống như: ăn nhạt, không hút thuốc, tập luyện thể lực. Việc giáo dục bệnh nhân có thể thực hiện theo hình thức tư vấn trực tiếp từng người một, tư vấn theo nhóm, gửi thư, tư vấn qua điện thoại và cung cấp các tờ rơi. Hình thức này
thường được áp dụng tại TTYT, TYT, các câu lạc bộ THA. Theo cách này bệnh nhân sẽ được cán bộ y tế giải thích một cách tốt nhất giúp bệnh nhân an tâm và tuân thủ điều trị tốt hơn.
- Thành lập Các câu lạc bộ THA. Khuyến khích người bệnh tích cực tham gia.
4.3. Đối với người bệnh:
- Khuyến khích người bệnh tham gia các buổi tư vấn về bệnh tăng huyết áp. Tham gia vào câu lạc bộ THA tại cộng đồng để có thêm nhiều kiến thức về phòng bệnh THA cũng như chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc. Nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ trong điều trị THA.
- Tuân thủ điều trị thuốc theo y lệnh:
+ Không được ngừng điều trị đột ngột. Sử dụng thuốc đều đặn là cần thiết để đề phòng những cơn THA đột ngột.
+ Uống thuốc mỗi ngày vào cùng một giờ. Tránh quên thuốc bằng cách kết hợp với một hoạt động hàng ngày như ăn uống, đánh răng, hoặc đặt đồng hồ theo dõi.
+ Học cách nhận biết các tác dụng phụ, ghi lại và thông báo với bác sỹ khi đến khám định kỳ.
- Sự xuất hiện của các cơn nóng bừng, buồn ngủ, phù nề, ho khan hoặc tụt huyết áp tư thế (chóng mặt khi thay đổi để đứng) có thể đòi hỏi thay đổi điều trị và phải được thông báo cho bác sĩ.
- Nếu quên dùng thuốc thì tốt hơn hết nên dùng lại thuốc sớm nhất có thể trong ngày, không dùng liều gấp đôi vào ngày hôm sau.
- Trong trường hợp di chuyển hay du lịch (nhất là ra nước ngoài) cần phải tăng cường theo dõi huyết áp và nghĩ đến việc mang theo thuốc. Một mặt nếu có chênh lệch giờ nhiều thì tốt hơn hết nên tiếp tục dùng thuốc theo giờ của nơi đến (thường buổi sáng), mặt khác tránh quên dùng thuốc vì giá trị huyết áp tăng rất cao trong ngày.
- Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
- Nên tự đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà để nhằm cải thiện sự tuân thủ điều trị, nhất là những ngày trước khi đi khám bác sĩ.
- Tư vấn cho người bệnh cố gắng mua bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng về kinh tế. - Tái khám định kỳ theo hẹn và đem theo số theo dõi.
- Cần có sự hỗ trợ, phối hợp điều trị từ người nhà người bệnh. Người nhà phải chia sẻ động viên cũng như nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống đủ số lượng, đúng liều và
đúng thời gian theo y lệnh của thầy thuốc cũng như thực hiện chế độ ăn uống hợp lý phối hợp với hoạt động thế lực đúng cách nâng cao hiệu quả điều trị, đặc biệt với những người bệnh cao tuổi.
5. KẾT LUẬN
5.1. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hương Khê: trị ngoại trú tại Bệnh viện Hương Khê:
Qua khảo sát người bệnh THA tại phòng khám- bệnh viện đa khoa Hương Khê cho thấy:
- Đặc điểm cá nhân: Người bệnh có tỷ lệ người cao tuổi cao. Nghề nghiệp chủ yếu là hưu trí và làm ruộng.
- Người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh và tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị thuốc.
- Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hương Khê còn chưa cao.
- Bệnh viện đa khoa Hương Khê còn thiếu nhân lực, nhất là nhân viên có trình độ chuyên sâu.
5.2. Một số giải pháp để đảm bảo tuân thủ sử dụng thuốc cho NB điều trị ngoại trú bệnh viên đa khoa Hương Khê: ngoại trú bệnh viên đa khoa Hương Khê:
- Giải quyết vấn đề quá tải cho phòng khám THA
- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh, đặc biệt nhân lực chuyên sâu.
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh dưới mọi hình thức
- Khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ THA. Phổ biến những kiến thức cơ bản giúp người bệnh tự chăm soc sức khỏe tại cộng đồng.