Các yếu tố liên quan đến kiến thức kiểm soát huyết áp của người bệnh

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá kiến thức kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 32 - 41)

-Chỉ có duy nhất yếu tố giới tính có tương quan với kiến thức sử dụng thuốc lá/ thuốc lào với p= 0,05, OR= 0,37.

-Còn lại qua phân tích các yếu tố tương quan chạy bảng crosstab2x2 trên spss thì hiện không thấy mối tương quan nào giữa các yếu tố nhân khẩu (tuổi,giới) và một số các yếu tố kiến thức.

Chương 4

KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Bệnh nhân và gia đình

Người bệnh và những người xung quanh nhất là những người đã nghỉ hưu hoặc không đi làm cần phải hiểu biết nhiều hơn nữa về bệnh. Cụ thể là cần biết số đo huyết áp như biết số tuổi của mình những biến chứng thường gặp và tầm quan trong của việc điều trị nhất là điều trị sớm biết về chế độ điều trị

và như thế nào là tuân thủ điều trị tốt cũng như biết cách tự theo dõi việc điều trị kết quả điều trị. Biết cách tránh và khắc phục những lí do đơn giản của việc không tuân thủ như quên bận rộn đi xa nhà và những khó khăn trong thay đổi thói quen hàng ngày như thói quen ăn uống tập thể dục, đo huyết áp.

Người bệnh và những người xung quanh cần tích cực tham gia sinh hoạt trong các tổ chức xã hội như câu lạc bộ THA, dự án phòng chống THA hội người cao tuổi câu lạc bộ hưu trí…Để có thêm thông tin về bệnh chia sẻ những trải nghiệm về bệnh cũng nhưđược tham gia sàng lọc phát hiện sớm THA.

Cán bộ y tế

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để chẩn đoán chính xác điều trị đúng, phát hiện kịp thời biến chứng của bệnh để điều trị nguy và điều trị có hiệu quả. Chính điều này cũng làm tăng sự tin tưởng của bệnh nhân với CBYT

để từđó NB sẽ tuân thủđiều trị tốt hơn.

Ghi và hướng dẫn cụ thể các khuyến cáo điều trị THA nhất là điều trị

không dùng thuốc cho bệnh nhân mỗi lần tái khám để NB có thể nhớ thực hiện theo y lệnh.

Nâng cao ý thức và kỹ năng tư vấn của CBYT cho bệnh nhân. Cung cấp những thông tin đầy đủ và chính xác về tình trạng bệnh của người bệnh cũng như chiến lược điều trị và cho phép bệnh nhân có cơ hội tham gia vào việc tự

chăm sóc và đạt huyết áp mục tiêu. Tư vấn cho NB tầm quan trọng của việc tự

theo dõi huyết áp và hướng dẫn NB cách đo huyết á p tại nhà. Cần chú trọng vào những NB đã nghỉ hưu hoặc không đi làm để họ hiểu và tuân thủ tốt hơn. Hơn nữa chính bản thân những NB này lại là nòng cốt trong việc tuyên truyền và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng về bệnh THA.

CBYT cần phải lường trước được tỷ lệ tuân thủ thực sự không cao như

mong muốn, để chú trọng tới việc nhắc nhở NB tuân thủ điều trị, nhất là điều trị không dùng thuốc mà không nên vội vàng thay thuốc khi chưa đạt đụợc mục tiêu điều trị.

CBYT cần tìm hiểu và nhận ra những yếu tố ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực đến hành vi tuân thủ điều trị của NB để kịp thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm làm tăng sự tuân thủđiều trị của NB.

Xây dựng và củng cố mối quan hệ tốt giữa CBYT và NB để NB cảm thấy hài lòng và tin tửởng vào CBYT từđó họ sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn.

Bệnh viện và dự án phòng chống tăng huyết áp

Hướng tới xây dựng phần mềm quản lý NB THA tại bệnh viện để quản lý người bệnh bằng mã số trên hệ thống nhằm giảm thời gian chờ đợi của NB

đến tái khám, cũng như mất thơi gian của CBYT do phải tìm lại hồ sơ bệnh như hiện nay.

Hướng tới công việc sao đơn của bác sĩ bằng hệ thống như một số bệnh viện tuyến trung ương đã làm để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh và CBYT.

Xây dựng mô hình quản lý theo dõi và điều trị kiểm soát bệnh THA từ tuyến trung ương đến tuyến cơ sở nhằm giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên trong công tác khám và điều trị THA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Bộ Y tế (2010). Quyết định số 3192/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn chẩn

đoán và điều trị tăng huyết áp, Bộ Y tế, 2010, Hà Nội.

2. Đàm Viết Cương và cộng sự (2006). Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Hà nội, truy cập ngày 28/02/2016, tại trang web http://www.hspi.org.vn/vcl/Nghien-cuu-

danh-gia-tinh-hinh-CSSK-nguoi-cao-tuoi-o-Viet-Nam-t67-973.html

3. Hội tim mạch học Việt Nam (2011). “Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp”Chương trình mục tiêu y tế quốc gia 2011, truy cập ngày 11/03/2016, tại trang web http://vnha.org.vn/huyetap.vn/baiphatthanh/4.YTNC-THA.pdf

4. Nguyễn Lân Việt (2012). Dịch tễ học tăng huyết áp và các nguy cơ tim mạch ở

Việt Nam 2001-2009, Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 13. Hạ Long.

5. Nguyễn Lân Việt (2007). Áp dụng một số giải pháp can thiệp thích hợp để

phòng chữa bệnh tăng huyết áp ở cộng đồng, Đề tài cấp Bộ, chủ biên, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Phương (2011). Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại cộng đồng và các yếu tố liên quan của người bệnh 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội, luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Trường đại học y tế công cộng, Hà Nội

7. Phạm Gia Khải và cộng sự (2002), “Tần suất THA và các yếu tố nguy cơ

các tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001 – 2002”, Hà Nội.

8. Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số nguy cơ người THA tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Hà Nội, trang. 17 – 20.

9. Trần Đỗ Trinh (1989), “Bệnh THA trong cộng đồng”, đề tài THA I và II, khoa tim mạch Bệnh viện Bạch Mai phát hành, tr. 42 – 47.

10. Võ Thị Kim Tương (2006), “Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành điểu trị THA tại Bệnh viện Hữu Nghị ”, khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa 2000 – 2006.

Tiếng anh:

11. Hoa M. D. (2011). Antiretroviral therapy (ART) adherence among people living with HIV/AIDS (PLHIV) in the North of Vietnam: a multi method approach, Doctor of Philosophy, Queensland University of Technology, Australia.

12. Sacks F.M. and et al. (2001). Effects on blood pressure of reduced dietary sodium and the dietary approaches to stop hypertension (DASH) diet. N Engl J. Med., 344, p. 3-10.

13. Uzun S. & et al. (2009). The assessment of adherence of hypertension individuals to treatment and lifestyle change recommendations, Anadolu Kardiyol Derg, p. 102-109.

14. Wan He, Mark N. Muenchrath and Paul Kowal. (2012). Shades of Gray: A Cross-Country Study of Health and Well-Being of the Older Populations in SAGE Countries, 2007–2010, International Population Reports, U.S. Census Bureau, Washington.

15. WHO (2003). The Seventh Report of the Joint National on Committee onPrevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure (JNC 7), US. department of health and human services. Publication date: december 2003 in Hypertension, p. 42-1206.

16. WHO (2009). Global health risks: mortality and burden of disease attributable to selected major risks, WHO press, Geneva, Swetzerland, p.6-7.

17. Writing Group, Members, et al. (2010). Heart disease and stroke statistics-- 2010 update: a report from the American Heart Association. Circulation. 121(7), pp. e46-e215.

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Chúng tôi xin phép được hỏi Ông/Bà một số câu hỏi và ghi lại câu trả lời. Câu trả lời của Ông/Bà sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Ông/Bà có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào hoặc ngừng trả lời bất cứ

khi nào. Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện, sau khi phổng vấn nếu Ông/Bà có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu xin hãy liên hệ với nhóm nghiên cứu.

Ông/Bà có câu hỏi gì không?

Ông/Bà có đồng ý tham gia phỏng vấn hôm nay không?

A. Phần thông tin chung:

1. Họ, tên:……….. Tuổi: ……… Giới: ………. 2. Chiều cao:………. Cân nặng: ……… 3. Địa chỉ:………... 4. Khu vực dân cưđang sống:

1. Thành thị 2. Nông thôn 3. Biển đảo 4. Miền núi 5. Trình độ văn hóa: 1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông 4. Đại học 5. Sau đại học 6. Nghề nghiệp 1. Nông dân 2. Công nhân 3. Viên chức, học sinh 4. Tự do 5. Hưu trí B. Phần kiến thức kiểm soát huyết áp:

Hãy khoanh tròn vào các ý tương ứng ý kiến của ông/bà cho là phù hợp: 1. Ông/bà đã được chẩn đoán tăng huyết áp bao nhiêu lâu?

1. Dưới 1 năm 2. Từ 1-5 năm 3. Từ 5-10 năm 4. Trên 10 năm

2. Ông/bà có dùng thuốc thường xuyên tại nhà không? 1. Có

3. Ông/ bà dùng thuốc huyết áp khi nào? 1. Khi chỉ số huyết áp cao

2. Dùng huyết áp hàng ngày

3. Chỉ dùng khi có biểu hiện khó chịu do tăng huyết áp 4. Ông/bà có thường xuyên kiểm tra huyết áp không? 1. Có

2. Không

5. Ông/ bà thường kiểm tra huyết áp ở đâu? 1. Tại nhà

2. Trạm y tế xã 3. Bệnh viện

6. Ông/ bà tham gia khám định kỳ tại phòng khám tăng huyết áp được bao lâu? 1. Dưới 6 tháng

2. Từ 6 tháng đến 1 năm 3. Từ 1 năm đến 5 năm 4. Trên 5 năm

7. Ngoài tăng huyết áp, Ông/ bà có mắc các bệnh dưới đây không? 1. Đái tháo đường

2. Rối loạn mỡ máu 3. Suy tim

4. Suy thận 5. Không

(Nếu câu tr li là không, xin tr li tiếp câu 7. Nếu Ông/bà mc các bnh k

trên, xin tr li tiếp câu 8)

8. Theo Ông/ bà huyết áp mục tiêu cần đạt được theo khuyến cáo: 1. Dưới 120/80 mmHg

2. Dưới 130/80mmHg 3. Dưới 140/90mmHg 4. Dưới 150/90mmHg

9. Ông/ bà có hút thuốc lá/ thuốc lào không? 1. Có

(Nếu câu 9 tr li là có xin tr li tiếp câu 10; Nếu câu tr li là không Ông/bà

b qua câu 10 và chuyn qua tr li các câu tiếp theo).

10. Ông/ bà đã hút thuốc lá/ thuốc lào được bao nhiêu năm? 1. Dưới 5 năm

2. Từ 5 năm đến dưới 10 năm 3. 10 năm đến 20 năm

4. Trên 20 năm

11. Ông/ bà đã được phát hiện tổn thương cơ quan đích trong các bệnh lý dưới đây do tăng huyết áp?

1. Bệnh lý tim

2. Bệnh lý mạch máu 3. Tai biến mạch máu não 4. Bệnh lý thận

5. Bệnh lý mắt

12. Theo Ông/ bà, tăng huyết áp có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi lối sống không?

1. Có 2. Không

13. Chếđộ sinh hoạt trong điều trị kiểm soát tăng huyết áp?

1. Ăn nhạt tuyệt đối ( không dùng muối hay đồ chứa mặn trong thức ăn) 2. Không uống rượu bia

3. Bổ sung kali trong khẩu phần ăn

4. Ăn ít chất béo, kiểm soát trọng lượng 5. Cai thuốc lá

6. Thư giãn và kiểm soát Stress

14. Theo Ông/ bà chỉ số khối cơ thể (BMI) theo khuyến cáo đối với bệnh nhân tăng huyết áp là bao nhiêu:

1. Dưới 18 2. Từ 18.5 – 24.5 3. Từ 20 – 25 4. Trên 25

15. Theo Ông/ bà lượng muối trong bữa ăn được khuyến cáo cho bệnh nhân tăng huyết áp là bao nhiêu:

1. Dưới 5g 2. Dưới 6g 3. Dưới 10g

16. Theo Ông/ bà thời gian hoạt động thể lực đều đặn có vai trò kiểm soát huyết áp từ:

1. Dưới 30 phút 2. Từ 30 - 45 phút 3. Từ 45- 60 phút 4. Trên 60 phút

17. Theo Ông/ bà lượng bia, rượu hàng ngày khuyến cáo được phép sử

dụng trong kiểm soát huyết áp: 1. Dưới 990 ml bia

2. Dưới 720 ml bia

3. Dưới 90 ml rượu mạnh 4. Dưới 60 ml rượu mạnh

Xin chân thành cm ơn s tham gia ca Ông/ bà!

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá kiến thức kiểm soát huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 32 - 41)