Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 25 - 38)

Trong thời gian từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019, chúng tôi tiến hành khảo sát 90 người bệnh THA khám và điều trị ngoại trú tại phòng khám bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La, thu được kết quả sau:

2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát

Bảng 3.1. Phân bố bệnh theo giới tính

Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ %

Nam 29 32,2

Nữ 61 67,8

Tổng 90 100,0

Qua bảng trên chung ta thấy tỷ lệ THA ở nữ giới là 67,8%, cao hơn so với nam giới là 32,2%.

Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ % 18≤ 34 4 4,4 35-44 15 16,7 45-54 20 22,2 ≥ 55 51 56,7 Tổng 90 100,0

Tỷ lệ người bệnh THA cao nhất ở nhóm tuổi ≥ 55 tuổi, tiếp theo là nhóm tuổi 45- 54 tuổi và thấp nhất ở nhóm tuổi ≤ 34 tuổi.

Bảng 3.3.Phân bố trường hợp bệnh theo dân tộc

Dân tộc Số lượng (n) Tỷ lệ %

Tày 30 33,3

Nùng 20 22,2

Khác 5 5,6

Tổng sô 90 100,0

Tỷ lệ THA cao nhất ở người bệnh dân tộc Kinh chiểm tỷ lệ là 38,9%, tiếp theo là người bệnh dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 33,3% và thấp nhất là người bệnh dân tộc khác chiếm 5,6%.

Bảng 3.4. Thời gian điều trị THA

Thời gian điều trị (năm) Số lượng (n) Tỷ lệ %

< 5 năm 36 40,0

5-10 năm 28 31,2

> 10 năm 26 28,8

Tổng 90 100,0

Thời gian điều trị của người bệnh có thời gian THA dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 40,0% và thấp nhất ở người bệnh có thời gian THA > 10 năm là 28,8%.

2.4.2. Đặc điểm điều trị THA

Bảng 3.5.Đặc điểm bệnh mắc kèm Đặc điểm bệnh mắc kèm Số NB (n=90) Tỷ lệ (%) Số bệnh mắc kèm 0 5 5,6 1 5 55,6 2 2 27,8 3 7 7,8 4 3 3,3 Bệnh mắc kèm Suy tim 1 12,2

Đái tháo đường 1 12,2

Rối loạn lipid máu 3 38,8

Rung nhĩ 6 6,7

Bệnh van tim 5 5,6

Khác 3 41,1

THA là bệnh mạn tính, phần lớn không tìm được nguyên nhân, bệnh tiến triển thầm nặng không có triệu chứng, nhưng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đại đa số những người bị THA thường có mắc một số bệnh kèm theo cụ thể trong nghiên cứu của chúng em chỉ có 5,6% người bệnh mắc THA đơn thuần. Chủ yếu người bệnh bị mắc kèm từ 1 đến 2 bệnh với tỷ lệ lần lượt là 55,6% và 27,8%. Có tới 3,3% trường hợp có mắc bốn bệnh đi kèm.

Trong số các bệnh lý mắc kèm bệnh rối loạn lipid máu chiếm tỷ lệ là 38,8%, bệnh tim thiếu máu cục bộ 13,3% và bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 12,2% và thấp nhất là bệnh van tim chiếm tỷ lệ 5,6%.

Bảng 3.6. Số thuốc huyết áp sử dụng trong ngày của người bệnh

Số thuốc sử dụng Số người bệnh (n=90) Tỷ lệ (%)

1 82 91,1

2 8 8,9

Bảng trên cho ta thấy đa phần người bệnh sử dụng một thuốc huyết áp với tỷ lệ 91,1%, chỉ có 8 người bệnh chiếm 8,9% sử dụng phối hợp hai thuốc điều trị THA.

Bảng 3.7. Số lần sử dụng thuốc trong ngày của người bệnh

Số lần sử dụng thuốc /ngày Số người bệnh (n=90) Tỷ lệ (%) 1 63 70,0 2 25 27,8 3 2 2,2

Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7 số lần sử dụng thuốc trong ngày của người bệnh đa phần là 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ 70,0%. Người bệnh sử dụng thuốc 2 lần/ngày chiếm tỷ lệ 27,8%, chỉ 2,2% người bệnh sử dụng thuốc 3 lần/ ngày.

Bảng 3.8. Tỷ lệ người bệnh đạt huyết áp mục tiêu

Nhóm tuổi Huyết áp mục tiêu Đạt Không đạt n % n % 18≤ 34 15 16,7 3 3,3 35-44 21 23,3 4 4,4 45-54 20 22,2 12 13,3 ≥ 55 15 16,7 0 0,0 Tổng 71 78.9 19 21,1

Mục đích điều trị THA là đưa huyết áp của người bệnh về huyết áp mục tiêu, trong 90 người bệnh nghiên cứu có 71 người bệnh chiếm 78,9% đạt huyết áp mục tiêu và 19 người bệnh chiếm 21,1% không đạt huyết áp mục tiêu. Bảng trên còn cho thấy nhóm tuổi 35-44 đạt huyết áp mục tiêu cao nhất chiếm 23,3% và nhóm tuổi 18 ≤ 34, nhóm tuổi ≥ 55 đạt huyết áp mục tiêu là 16,7%.

2.4.3. Tuân thủ điều trị thuốc

Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc

Nội dung Tần số

(n=90) 999990)

Tỷ lệ (%) Thỉnh thoảng ông/bà có quên uống thuốc

không?

Có 16 17,8

Không 74 82,2

Trong 2 tuần qua, có ngày nào ông/bà quên uống thuốc không?

Có 11 12,2

Không 79 87,8

Ông/bà có bao giờ dừng thuốc mà không thông báo cho bác sĩ vì cảm thấy tình trạng xấu hơn do thuốc hay không?

Có 0 0

Không 90 100,0

Khi đi xa hoặc đi du lịch, thỉnh thoảng ông/bà có quên mang thuốc theo không?

Có 2 2,2

Hôm qua, ông bà có uống thuốc không? Có 90 100,0

Không 0 0,0

Thỉnh thoảng, ông/bà có ngừng uống thuốc vì cảm thấy huyết áp được kiểm soát không?

Có 5 5,6

Không 85 94,4

Phải uống thuốc hàng ngày làm nhiều người cảm thấy bất tiện. Ông/bà có cảm thấy phiền vì phải tuân thủ kế hoạch điều trị không?

Có 11 12,2

Không 79 87,8

Tuân thủ điều trị thuốc hạ HA được đánh giá theo thang đo Morisky-8. Điều trị THA là người bệnh cần phải tuân thủ điều trị liên tục, đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, không được tự ý ngừng thuốc hoặc THAy đổi liều lượng thuốc, thì mới kiểm soát được HA và phòng được các biến chứng nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên, b ả n g 3 . 9 cho thấy; trong thời gian điều trị tại bệnh viện bệnh nhân không quên uống thuốc hạ HA 82,2%;bệnh nhân không quên uống thuốc hạ HA trong 2 tuần qua 87,8%;bệnh nhân không tự ý ngừng thuốc hạ HA khi thấy tình trạng xấu đi 100%; bệnh nhân không quên mang thuốc hạ HA khi đi xa nhà 100%; ngày hôm qua không quên uống thuốc hạ HA 97.8%; bệnh nhân không tự ý ngừng thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát chiếm 94,4%. Có 87,8% người bệnh cho rằng không cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA, có 85,7% người bệnh không khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA hàng ngày.

Người bệnh không tuân thủ điều trị với những lý do, thỉnh thoảng quên uống thuốc hạ HA là 17,8%; trong 2 tuần qua có ngày quên không uống thuốc 12,2%; bên cạnh đó có một lượng nhỏ người bệnh chiếm 5.6% đôi lúc thấy huyết áp được kiểm soát nên cũng tự động bỏ thuốc; 2,2% người bệnh quên mang thuốc khi đi du lịch; Bệnh nhân cho rằng cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc 12,2%.

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc

Tuân thủ điều trị thuốc Số người bệnh (n=90) Tỷ lệ (%) Tốt 64 71,1 Kém 26 28,9 Điểm trung bình ( ± Sd) 6,98±1,5

Bảng 3.10 tổng hợp kết quả đánh giá tỷ lệ tuân thủ điều trị thuốc trên người bệnh THA tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La bằng việc sử dụng THAng đánh giá Morisky- 8 với phân loại tốt (7 - 8 điểm) và kém (<6 điểm).

Bảng trên cho thấy điểm tuân thủ điều trị thuốc trung bình của người bệnh là 6.98±1.5. Kết quả tuân thủ điều trị thuốc trên người bệnh THA sử dụng THAng đánh giá Morisky-8 cho thấy: 71,1% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc tốt (7-8 điểm) và 28,9% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc kém (≤ 6 điểm).

2.4.4. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân

*Ưu điểm: - Nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt, hiểu biết sâu về bệnh THA.

- Bác sỹ, điều dưỡng nhân viên y tế nhiệt tình tâm huyết tích cực trong công tác chăm sóc, giáo dục tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho người bệnh.

- Phòng khám THA, đái tháo đường do khoa khám bệnh đảm nhiệm. Hàng ngày phòng khám có 1 bác sỹ và 2 điều dưỡng làm việc tại phòng khám.

- Mỗi người bệnh có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ người bệnh tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi đầy đủ những nhận xét và các chỉ định vào bệnh án và sổ của người bệnh.

- Người bệnh đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng người bệnh.

- Hàng tháng người bệnh đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo.

- Phòng khám huyết áp, phòng xét nghiệm, phòng cấp phát thuốc đặt gần nhau hạn chế việc đi lại của người bệnh.

- Hiệu quả điều trị: đạt huyết áp mục tiêu và giảm tỷ lệ người bệnh bị biến chứng phải tái nhập viện.

* Tồn tại:

- Nhân lực còn thiếu, chưa có phòng riêng để tư vấn giáo dục sức khỏe.

- Thiếu tài liệu hướng dẫn về chế độ tuân thủ sử dụng thuốc cho người bệnh THA.

tư vần GDSK.

- Trang thiết bị y tế được đầu tư nhưng còn thiếu nhiều vì kinh phí hạn hẹp. - Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện một cách thường xuyên. * Nguyên nhân của những tồn tại

- Bác sỹ ở phòng khám kiêm nhiệm cả công tác điều trị người bệnh nội trú; điều dưỡng viên vừa phải tiếp đón, hướng dẫn người bệnh đi làm xét nghiệm, ghi chép hồ sơ bệnh án; vì thế, CBYT chưa thường xuyên giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin về bệnh và chế độ điều trị THA để nâng cao nhận thức cho người bệnh trong quá trình điều trị.

- Người bệnh mặc dù biết mình bị THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn uống rượu/bia, hút thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc vì người bệnh cho rằng HA đã hạ rồi thì không cần phải uống thuốc nữa, đặc biệt đây là khu vực miền núi hiểu biết của người dân còn hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu ví dụ như thường lấy rượu làm đồ uống khi tiếp khách. Đó cũng là một lý do chính ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị THA.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Qua các cuộc thảo luận với nhóm cán bộ y tế làm công tác quản lý bệnh THA và nhóm người bệnh đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện về tuân thủ sử dụng thuốc điều trị THA. Để nâng cao sự hiểu biết về chế độ tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh THA các ý kiến đều thống nhất đưa ra một số giải pháp sau:

- Thường xuyên nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ: Bệnh viện thường xuyên mở các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn về bệnh THA cho người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng sổ theo dõi huyết áp hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ để uống thuốc vào một thời điểm nhất định, giúp trở thành thói quen cho người bệnh.

- Cập nhật các bản tin về bệnh THA và phát thanh thường xuyên trên loa phóng thanh: nội dung bản tin tập trung vào tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ điều trị và nhất là việc tuân thủ dùng thuốc.

- Hướng dẫn người bệnh biết kiểm soát chỉ số huyết áp tại nhà bằng cách tự đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử hoặc đo tại trạm y tế xã/phường.

- Bệnh viện nên sử dụng thuốc huyết áp của một hãng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh tăng HA khi sử dụng.

- Điều dưỡng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh tăng HA ngoại trú, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của người bệnh THA ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2019 là chưa thật sự tốt:

- Tỷ lệ người bệnh thỉnh thoảng quyên uống thuốc chiếm 17,8%.

- Tỷ lệ người bệnh cảm thấy bất tiện vì phải uống thuốc hàng ngày chiếm 12,2%. - Tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị thuốc huyết áp kém chiếm 28,9%.

2. Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tuân thủ dùng thuốc của người bệnh THA ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La:

- Bệnh viện cần thường xuyên mở các lớp tập huấn cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ y tế về kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, tư vấn về bệnh THA cho người bệnh.

- Hướng dẫn người bệnh biết kiểm soát chỉ số huyết áp tại nhà bằng cách tự đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử hoặc đo tại trạm y tế xã/phường.

- Hướng dẫn người bệnh sử dụng sổ theo dõi huyết áp hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ để uống thuốc vào một thời điểm nhất định, giúp trở thành thói quen cho người bệnh.

- Điều dưỡng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh tăng HA ngoại trú, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:

1. Bộ y tế (2005), “Thực trạng huyết áp cao ở Việt Nam”, Điều tra y tế quốc gia

2001-2002, tr. 99-105.

2. Bộ Y Tế (2010), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA (Ban hành kèm theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế".

3. Nguyễn Hữu Duy (2017), Phân tích tuân thủ sử dụng thuốc trên người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Tim Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp dược

sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

4. Bùi Thị Hà (2010), “Nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên

quan của người bệnh THA tại Hải Phòng ”,Tạp chí Y học Việt Nam 2, tr. 14-20.

5. Vương Thị Hồng Hải và Dương Hồng Thái (2007), "Đánh giá sự tuân thủ và nhận thức về điều trị của người bệnh THA điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa

Trung ương Thái Nguyên", Tạp chí Thông tin Y dược. 12, tr. 28-32.

6. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2010), "Kiến thức, thái độ và sự tuân thủ dùng thuốc của

người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện cấp cứu trưng vương", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 4, tr. 150-160.

7. Hội Tim mạch Việt Nam (2015), Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị & dự phòng THA 2015.

8. Hoàng Thị Kim Huyền (2014), Dược lâm sàng những nguyên lý cơ bản và sử dụng thuốc trong điều trị, NXB Y học, Hà Nội, tr. 202-236.

9. Ngô Quốc Huy (2014), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh tại câu lạc bộ THA bệnh viện đa khoa Đống Đa, Hà Nội 2014, Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

10. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và Phạm Thái Sơn (2003), "Tần suất THA và

các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phía bắc Việt Nam năm 2001 – 2002", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 33, tr. 9-15.

11. Lý Huy Khanh (2013), "Khảo sát điều trị THA tại phòng khám cấp cứu bệnh

viện Trưng Vương", Chuyên đề tim mạch học - Hội tim mạch Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Thị Phương Lan và Đàm Thị Tuyết (2016), "Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa Bắc Kạn",

Tạp chí Y học thực hành số 12 (1029).

13. Vũ Xuân Phú (2011) “Thực trạng thực hành tuân thủ trong điều trị THA của

người bệnh 25- 60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội năm 2011”, Y học thực hành (817), số 4/2012.

* Tiếng Anh:

14. CDC (2013), Medication Adherence Primary care educators may use the

following slides for their own teaching purposes, CDC’s Noon Conference March 27, 2013.

15. James P. A., Oparil S., et al. (2014), "2014 evidence-based guideline for the

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị của người bệnh tăng huyết áp ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 25 - 38)